Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu chế độ phong kiến nhà Nguyễn

chế độ phong kiến nhà Nguyễn

3 trả lời
Hỏi chi tiết
359
3
2
Thiên sơn tuyết liên
30/03/2021 15:13:59
+5đ tặng

Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.

- Tháng 6 - 1801:

+ Nội bộ Tây Sơn suy yếu => Nguyễn Ánh đem quân tiến đánh Tây Sơn.

+ Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân => Nguyễn Quang Toản chạy ra Bắc Hà.

- Năm 1802: 

+ Nguyễn Ánh lần lượt đánh chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định và tiến thẳng Thăng Long. Quang Toản bị bắt, chấm dứt thời Tây Sơn.

+ Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.

=> Chế độ quân chủ chuyên chế được lập lại. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815: Ban hành "Hoàng triều luật lệ" (luật Gia Long).

- Từ năm 1831 đến 1832: cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

 

- Quân đội:

+ Gồm nhiều binh chủng.

+ Được xây dựng với một hệ thống thành lũy vững chắc ờ các tỉnh.

- Về đối ngoại:

+ Thần phục nhà Thanh.

+ Khước từ mọi quan hệ với các quốc gia phương Tây.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nha-nguyen-lap-lai-che-do-phong-kien-tap-quyen-c82a14051.html#ixzz6qa5hx1NC

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Ancolie
30/03/2021 19:42:53
+4đ tặng

- Chính trị:

    + Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế (năm 1802), lập lại chế độ phong kiến tập quyền.

    + Chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

    + Quân đội gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.

- Đối ngoại:

    + Thần phục nhà Thanh.

    + Đối với các nước phương Tây thì khước từ mọi tiếp xúc.

- Kinh tế:

    + Nông nghiệp: chú trọng khai hoang, thi hành các biện pháp di dân lập ấp và đồn điền…

    + Công thương nghiệp: lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu.. Các nghề thủ công vẫn phát triển nhưng còn phân tán…

- Xã hội:

    Đời sống nhân dân cơ cực, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

1
0
Như Emm
03/04/2021 11:42:08
+3đ tặng
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ
1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.

- Quang Trung mất, nội bộ Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đem quân đánh Tây Sơn, Quang Toản bị bắt, triều Tây Sơn chấm dứt.

-  Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm Kinh Đô.

-  Năm 1086, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế, củng cố chế độ quân chủ tập quyền

          + Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.

          + Năm 1815 ban hành Luật Gia Long. (Hoàng Triều luật lệ)
+  Chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
 

  +  Xây dựng quân đội với nhiều binh chủng, xây dựng hệ thống thành luỹ vững chắc, lập hệ thống thông tin trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau.

           + Đối ngoại: Vua Nguyễn thần phục nhà Thanh, từ chối tiếp xúc với các nước phương Tây
2. Kinh tế dưới triều Nguyễn.

a. Nông nghiệp

-  Chú trọng khai hoang.

-  Di dân, lập ấp, đồn điền

-  Diện tích canh tác tăng nhưng ruộng đất bỏ hoang nhiều.

-  Đặt chế độ quân điền nhưng không có tác dụng

-  Đê điều không được quan tâm tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến.

b. Thủ công nghiệp

-  Lập nhiều xưởng sản xuất đúc súng, đúc tiền…

-  Ngành khai thác mỏ được mở rộng (mỏ than, đồng, vàng…) nhưng lạc hậu.

-  Làng nghề thủ công ở nông thôn và thành thị phát triển.

c. Thương nghiệp

* Nội thương:

+   Buôn bán mở rộng ở các thành thị, thị tứ.

+   Phố chợ đông đúc, sầm uất, các mặt hàng phong phú.

* Ngoại thương:

+   Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc.

+   Hạn chế buôn bán với người phương tây.

II. CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN.
1.  Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn

- Đời sống nhân dân nhất là nông dân ngày càng cực khổ.

- Địa chủ hào lý cướp ruộng đất.

- Quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề, bệnh dịch, đói khát hoành hành khắp nơi.

2.  Các cuộc khởi nghĩa
 

a.  Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827)

-  Năm 1821, Phan bá vành kêu gọi nông dân nổi dậy chống địa chủ, quan lại

-  Căn cứ (Trà Lũ) Nam Định.

- Nghĩa quân đánh nhau hàng chục trận lớn với triều đình

-  Năm 1827, quân triều trình bao vây khởi nghĩa bị đàn áp.

b.  Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 – 1835)

-  Nông Văn Vân cùng 1 số tù trưởng dân tộc tập hợp dân chúng nổi dậy.

-  Địa bàn: miền núi việt Bắc.

-   Triều đình 3 lần đàn áp mới dập tắt được cuộc khởi nghĩa

c.  Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 – 1835)

-  Địa bàn hoạt động: 6 tỉnh nam kỳ.

-  1835 cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

d. Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854- 1856)

-  Là một nhà nho nghèo đã tập hợp nông dân, các dân tộc nổi dậy

-  Địa bàn: Hà Nội.

- Năm 1855, cao bá Quát hi sinh trong trận chiến đấu ác liệt với quân đội triều đìnhđi-  1856 khởi nghĩa bị dập tắt.

 

 

 * HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI 

1. Nguyên nhân cơ bản nào làm cho triều Tây Sơn suy yếu ?

Trả lời :

Quang Trung mất, Quang Toản lên ngôi nhưng không đủ năng lực và uy tín điều hành công việc quốc gia. Nội bộ triều đình chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt.

2. Nhân cơ hội triệu Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh có hành động gì ?

Trả lời :

- Nhân nội bộ Tây Sơn suy yếu, hàng năm đến mùa gió đông nam, Nguyễn Ánh đem thủy binh tiến ra lấn vùng đất của Tây Sơn

- Sau khi chiếm được Quy Nhơn (tháng 6 - 1801), Nguyễn Anh đánh thẳng ra Phú Xuân. Nguyễn Quang Toản phải chạy ra Bắc Hà

- Khoảng giữa năm 1802, Nguyễn Ánh huy động nhiều cánh quân thủy bộ đồng thời tiến ra bắc. Quân của Nguyễn Ánh lần lượt đánh chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nguyễn Quang Toản vượt sông Nhị (Sông Hồng) chạy lên mạn Bắc Giang thì bị bắt, chấm dứt triều Tây Sơn.

3. Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền ?

Trả lời :

- Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn. Năm 1806, lên ngôi Hoàng đế. Nhà nước quân chủ lập quyền được củng cố. Vua Nguyễn trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (còn gọi là luật Gia Long)

- Các năm 1831-1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh vừa và nhỏ là chức tuần phủ.

- Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều binh chủng. Ở kinh đô và các trấn, tỉnh, đều xây dựng thành trì vững chắc

4. Việc chia nước ta thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên nói lên điều gì ?

Trả lời :

Việc chia nước ta thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên nhằm mục đích thực hiện việc tập trung quyền lực vào trong tay của chính quyền trung ương.

5. Em biết gì về bộ luật Gia Long ?

Trả lời :

- Bộ luật được ban hành năm 1815, lấy lên là "Hoàng triều luật lệ" gồm 21 quyển chính với 398 điều và một quyển phụ lục với 30 điều, cộng là 22 quyển

- Nội dung bộ luật thể hiện rõ ý đồ bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua và đề cao địa vị của quan lại và gia trường.

- Tuy nói tham khảo các luật đời trước nhưng trong thực tế bộ luật Gia Long đã dựa vào bộ luật nhà Thanh. Những chi tiết thay đổi và bổ sung trong một số điều luật chiếm một tỉ lệ không nhiều.

6. Tổ chức triều đình nhà Nguyễn gồm có 6 bộ. Em hãy kể tên và vai trò mỗi bộ ?

Trả lời :

- Bộ hộ : Tài chính, tô thuế, kho tàng, vật giá,...

- Bộ lại : Tuyển chọn quan lại, ban phẩm tước, soạn thảo phiếu chi,...

- Bộ lễ : Thi cử, tế tự, phong thần,...

- Bộ binh : Tuyển lính, các ngạch võ quan, điều động quân lính,....

- Bộ hình : Soạn luật, thi hành hình phạt, xét duyệt tố tụng,..

- Bộ công : Xây dựng cung điện, lăng tẩm, thành lũy, đóng tàu thuyền, đắp đường xá,....

7. Nhìn vào bức tranh vẽ "Lính cận vệ thời Nguyễn", hình 63 SGK, vẻ mặt của những người lính gợi cho em suy nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của họ ?

Trả lời :

Nhìn vào khuôn mặt, ai nấy đều toát lên vẻ chán chường, mệt mỏi, bất lực. Với vũ khí trang bị thô sơ như vậy, trình độ tác chiến lại yếu là một trong những nguyên nhân dẫn đến tinh thần chiến đấu và khả năng chiến đấu bảo vệ đất nước của họ không cao.

8. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào ?

Trả lời :

- Về quan hệ ngoại giao, các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.

- Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc. Điều này càng thúc đẩy nước Pháp xâm lược nước ta

9. Các vua Nguyễn đã đưa ra biện pháp gì để phục hồi sản xuất nông nghiệp ?

Trả lời :

Để phục hồi và phát triển nông nghiệp, các vua Nguyễn rất chú trọng việc khai hoang, các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền được tiến hành ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam

10. Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong ?

Trả lời :

Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng tăng thêm diện tích canh tác nhưng vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp ruộng đất nên phải lưu vong

11. Tại sao việc sửa đắp đê ở thời Nguyễn gặp khó khăn ?

Trả lời :

Việc sửa đắp đê ở thời Nguyễn gặp khó khăn vì tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến

12. Tình hình thủ công nghiệp dưới thời Nguyễn như thế nào ?

Trả lời :

- Theo đà phát triển của các thế kỉ trước, công thương nghiệp có điều kiện phát triển thêm

- Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tầu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,....Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.

13. Lời nhận xét của một người Mĩ đến nước ta năm 1820 : "Người Việt Nam là những thợ đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành công trình với kĩ thuật hết sức chính xác" đã phản ánh điều gì về thợ thủ công ở nước ta đầu thế kỉ XIX ?

Trả lời :

Lời nhận xét chứng tỏ thợ thủ công đóng tầu nước ta có tay nghề khá cao, thông minh, cần cù, biết ứng dụng kĩ thuật mới ở châu Âu

14. Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp ở thời Nguyễn ?

Trả lời :

- Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển.

- Có nhiều làng thủ công nổi tiếng khắp nước như làng Bát Tràng (Hà Nội), làng đúc đồng Ngũ Xá (Hà Nội), làng dệt lụa Vạn Phúc (Hà Nội), Bảo An (Quảng Nam),....

- Hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán. Thủ công nghiệp phải nộp thuế sản phẩm nặng nề

15. Tình hình nội thương dưới triều Nguyễn như thế nào ?

Trả lời :

- Ngoài các thành thị nổi tiếng trước kia còn xuất hiện thêm nhiều thị tứ mới ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ

- Phố chợ đông đúc có nhiều mặt hàng phong phú

16. Em hãy quan sát hình 64 SGK trang 138 và cho biết bức trang vẽ những cảnh gì ? Phong cảnh đó nói lên điều gì ?

Trả lời :

Bức vẽ về cảnh thuyền bè qua lại buôn bán tấp nập trên sông cho thất sự phát triển mạnh mẽ của các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp ở Hội An nói riêng và nước ta hồi đó nói chung.

17. Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn với các nước phương Tây được thể hiện như thế nào ?

Trả lời :

- Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực, nhấta là Trung Quốc

- Hạn chế buôn bán với người phương Tây (chỉ được đến buôn bán ở các hải cảng Việt Nam nhưng không cho người phương Tây mở cửa hàng

18. Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn có gì khác với thời Quang Trung ?

Trả lời :

Thời Quang Trung

Thời Nguyễn

 

- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế

- Mở cửa ải "thông chợ búa"

- Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực

- Hạn chế buôn bán với các nước phương Tây


19. Em có nhận xét gì về đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn ?

Trả lời :

- Cuộc sống nhân dân cơ cực vì bọn địa chủ, hào lí chiếm đoạt ruộng đất. Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi

- Bọn quan lại tham nhũng, nhân dân sống trong cảnh áp bức bóc lột của quan lại, cường hào, tô thuế phu dịch nặng nề

20. Trước cuộc sống khổ cực, thái độ của nhân dân đối với triều Nguyễn như thế nào ?

Trả lời :

Trước cuộc sống khổ cực, nhân dân căm phẫn, oán ghét triều Nguyễn. Họ đã vùng lên đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến nhà Nguyễn

21. Quan sát lược đồ hình 65, SGK trang 140, em có nhận xét gì về số lượng và quy mô của các cuộc khởi nghĩa ?

Trả lời :

Trong nửa đầu thế kỉ XIX đã có hàng trăm cuộc nổi dậy của nhân dân diễn ra chống vương triều Nguyễn với quy mô lớn rộng khắp cả nước từ Bắc tới Nam

22. Hàng trăm cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn nói lên thực trạng xã hội bấy giờ như thế nào ?

Trả lời :

Hàng trăm cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn đã cho thấy triều đình nhà Nguyễn thối nát đến cực độ, không quan tâm đến đời sống của nhân dân, làm cho cuộc sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cơ cực, mâu thuẫn giai cấp trở nên sâu sắc. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra làm cho chính quyền phong kiến nhà Nguyễn sớm muộn sẽ nhanh chóng sụp đổ

23. Tóm tắt những nét chính về cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821-1827) ở nửa đầu thế kỉ XIX ?

Trả lời :

- Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình), thủa nhỏ đi ở chăn trâu cho nhà địa chủ. Năm 1821, ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ, quan lại. Hoạt động của nghĩa quân lan rộng khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.

- Phan Bá Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Địn), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều Nguyễn

- Năm 1827, nhà Nguyễn huy động hàng chục viên tướng đem hàng vạn quân bao vây, tấn công căn cứ Trà Lũ. Phan Bá Vành không chống nổi, định thoát ra biển nhưng bị bắt. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp

24. Tóm tắt những nét chính về cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân (1833- 1835) ở nửa đầu thế kỉ XIX ?

Trả lời :

- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri trâu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy.

- Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du.

- Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp nhưng không hiệu quả

- Lần thứ ba, 1835, quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

25. Tóm tắt những nét chính về cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi (1833-1835) ở nửa đầu thế kỉ XIX ?

Trả lời :

- Lê Văn Khôi là một thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Tháng 6 - 1833, ông khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định), tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, giết chết tên quan gian ác Bạch Xuân Nguyên. Mấy tháng sau, cả 6 tỉnh Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa.

- Sau đó, viên tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình. Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh rồi qua đời (1834). Nghĩa quân đưa con trao ông mới 8 tuổi lên thay. Tháng 7 - 1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt

26. Tóm tắt những nét chính về cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát (1854 - 1856) ở nửa đầu thế kỉ XIX ?

Trả lời :

- Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm (Hà Nội), là một nhà nho nghèo, một nhà thơ lỗi lạc. Căm ghét chính sách cai trị của nhà Nguyễn, ông cùng một số bạn bè tập hợp nông dân và các dân tộc miền núi trung du, định nổi dậy ở Hà Nội, Bắc Ninh nhưng kế hoạch bị lộ. Nghĩa quân buộc phải khởi sự sớm hơn dự tính.

- Đầu năm 1855, trong một trận chiến đấu ác liệt ở vùng Sơn Tây (Hà Tây), Cao Bá Quát hy sinh. Nghĩa quân vẫn tiếp tụ chiến đấu. Cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt.

- Phong trào đấu tranh của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới triều Nguyễn là sự kế thức truyền thống chống áp bức, cường quyền ở các thế kỉ trước, nhất là ở thế kỉ XVIII

27. Vì sao các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại ?

Trả lời :

Các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại vì 

- Phong trào nông dân tuy rầm rộ, rộng khắp nhưng phân tán, thiếu sự liên kết

- Thiếu một bộ chỉ huy tài giởi

- Triều đình nhà Nguyễn đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k