Câu 1. phân tích 2 câu đâu trog bai thơ quê hương
Câu 2 . thuyết minh vê 1 danh lam thắm cảnh ở quê em
viết câu 2 ngắn gọn thôi nha mn . Ek xin cảm ơn tới ngươi lam
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trên thi đàn thơ Mới giai đoạn 1932-1941, có thể Tế Hanh không có được sự nổi tiếng mãnh liệt và "lạ lẫm" giống như cái nồng nàn, đắm say của Xuân Diệu, cái điên cuồng, kỳ dị của Hàn Mặc Tử, hay cái cảm xúc "điêu tàn", cuồng loạn của Chế Lan Viên. Và sau cách mạng ông cũng không nổi bật khi so với hồn thơ "chân lý" của Tố Hữu. Thế nhưng, sau những nhà thơ ấy, người ta lại gọi tên Tế Hanh đầu tiên, bởi thơ ông mang đến cho độc giả những cảm giác rất khác, rất mới, độc giả yêu thích và trân trọng thơ ông bởi chính sự "mộc mạc chân thành", cái chất "trong trẻo và giản dị như một dòng sông" luôn trải đều trong suốt cuộc đời làm thơ của mình. Thế nên như nhà phê bình Vương Trí Nhàn nhận định Tế Hanh có thể không thật sự bật lên hẳn so với các đàn anh, nhưng trong sự nghiệp thơ ca của mình ông luôn giữ một phong độ rất ổn định, tập thơ nào cũng có vài bài đáng nhớ, đó chính là một thành công mà không phải nhà thơ nào cũng có được. Quê hương là một trong những bài thơ đầu tay, và cũng là bài thơ xuất sắc nhất của Tế Hanh, đặc trưng cho hồn thơ của tác giả, đặc biệt là khi đọc 8 câu thơ đầu, ta lại càng thấy rõ được sự tinh vi, tài tình của thi nhân trong việc cảm thụ vẻ đẹp của quê hương, vẻ đẹp của cuộc sống lao động.
Với nhan đề "Quê hương" Tế Hanh đã bộc lộ gần như đầy đủ chủ đề chính của tác phẩm, ông viết về quê hương của mình, miền đất mà tác giả hằng gắn bó yêu thương với những cảm xúc giản dị, mộc mạc và chân thành. Lời đề từ "Chim bay dọc biển mang tin cá", là lời thơ do chính thân phụ của Tế Hanh chắp bút viết, chỉ một câu ngắn gọn, với cảnh chim trời, cá biển thế nhưng nó đã bổ sung một cách chuẩn xác cho nhan đề "Quê hương" của tác giả, gợi mở ra chủ đề chính của bài thơ là một vùng đất ven biển, cuộc sống quanh năm gắn bó với nghề chài lưới, quen với sự xuất hiện của cánh hải âu, quen với mùi gió biển mặn mòi. Có thể nói rằng cánh chim trong lời đề từ đã mở ra một khung trời rộng lớn, tự do, mở ra một vùng biển bao la sóng nước, dồi dào cá biển, rất đẹp, rất thơ.
Trong hai câu thơ đầu tiên của tác phẩm, Tế Hanh đã dùng một chất giọng mộc mạc và chân thành để mở ra những hình ảnh đầu tiên về quê hương:
"Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"
Có vẻ giống một lời tự sự không hơn, và quả nhiên nó đúng là vậy. Tế Hanh là thế, không ưa cầu kỳ kiểu cách, cũng không thích lồng ghép từ ngữ khó hiểu. Ở hai câu thơ này tác giả chỉ là đơn giản kể lại những ấn tượng của mình về quê nhà, đó là một nơi mà quanh năm con người gắn bó với nghề chài lưới đầy vất vả, cực nhọc. Với đặc điểm địa lý "nước bao vây cách biển nửa ngày sông", khiến người đọc hình dung ra một vùng đất nổi lên giữa sóng nước mênh mông. Đặc biệt lối ước chừng khoảng cách "nửa ngày sông" mang đến cho người đọc những ấn tượng về đặc trưng ngôn ngữ của dân miền biển.Quê hương của Tế Hanh là một bài thơ hay và độc đáo, tuy khi viết bài thơ này ngòi bút của tác giả còn non trẻ, thế nhưng người cũng đã bộc lộ được sự tinh tế, thấu cảm của bản thân với quê hương, để tạo ra một tác phẩm đáng chú ý giữa một rừng thơ Mới. Nhận xét về Tế Hanh có lẽ tâm đắc và thú vị nhất chính là lời của Hoài Thanh, ông viết rằng: "Tế Hanh là một người tinh lắm, Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy được cả những điều không hình sắc, không thanh âm như mảnh hồn làng, trên cánh buồm giương... Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy mờ mờ...". Và quả thực đọc Quê hương ta thấy Hoài Thanh nói không hề quá chút nào...
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |