Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bác Hồ đã chuẩn bị tư tưởng, tổ chức như thế nào về việc tiến tới xây dưng đảng cộng sản Việt Nam

Giúp tớ vs mai mình thi r

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
350
2
0
Thiên sơn tuyết liên
04/04/2021 22:16:22
+5đ tặng

Tư tưởng về Đảng cộng sản và xây dựng Đảng, đặc biệt trong điều kiện Đảng cầm quyền là một phần rất quan trọng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng của Hồ Chí Minh.

Là người sáng lập, Đảng Cộng sản Việt Nam, giáo dục và rèn luyện Đảng ta, chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng cả về tư tưởng, lý luận, chính trị và tổ chức. Bắt nguồn từ học thuyết của Mác về Đảng cộng sản và trực tiếp từ học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân đã được Lê nin đưa ra từ những năm đầu của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu có chọn lọc và phát triển lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng cộng sản, đồng thời chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cách mạng - Đảng Cộng sản Việt Nam. Những luận điểm của Người về Đảng cộng sản và xây dựng Đảng, đặc biệt trong điều kiện Đảng cầm quyền là một phần rất quan trọng, vì theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu, để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.

Thể hiện tư tưởng này, Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng “trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”. Hồ Chí Minh giải thích: “cách mạng muốn thắng lợi thì phải có một Đảng lãnh đạo, Đảng phải làm cho quần chúng giác ngộ vì đâu mà họ bị áp bức bóc lột; phải dạy cho quần chúng hiểu các quy luật phát triển của xã hội, để họ nhận rõ mục đích gì mà đấu tranh, chỉ rõ con đường giải phóng cho quần chúng...". Vì theo Người: Cách mạng là sự nghiệp của “cả dân chúng chứ không phải của một hai người”, nhưng sức mạnh của dân chúng chỉ trở thành vô địch và “không một quân lính, súng ống nào thắng nổi” khi được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo.

Đảng cách mạng là Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Trong Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã mở đầu bằng một câu theo ý của Lê nin: “Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động... chỉ có lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”. Người đã chỉ rõ: “ Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” và Người cho rằng: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê nin”. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ rằng: lấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt” không có nghĩa là giáo điều theo từng câu từng chữ của Mác, của Lê nin, mà như Hồ Chí Minh nói, là nắm vững tinh thần chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, tham khảo kinh nghiệm các nước, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam để đưa ra đường lối chính sách đúng đắn cho cách mạng. Với tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã nêu lên một chuẩn mực cho mọi người cách mạng về sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết thành công vấn đề cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng thế giới đặt ra.

Cùng với việc làm sáng tỏ vị trí, vai trò quyết định của Đảng cộng sản với cách mạng Việt Nam và bản chất giai cấp công nhân của Đảng, để xây dựng được Đảng Cộng sản Việt Nam vững mạnh, lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp cách mạng, Người cũng chỉ rõ những nguyên tắc tổ chức sinh hoạt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là:

- Nguyên tắc tập trung dân chủ: đây là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng cộng sản thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi người, vừa phát huy sức mạnh của tất cả ai đã tự nguyện gắn bó với nhau trong một tổ chức. Theo Hồ Chí Minh, dân chủ và tập trung là hai mặt có mối quan hệ gắn bó và thống nhất với nhau trong một nguyên tắc. Dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung, chứ không phải dân chủ theo kiểu phân tán, vô tổ chức. Tập trung phải trên cơ sở dân chủ, chứ không phải tập trung quan liêu, theo kiểu độc đoán chuyên quyền. Còn về dân chủ, Người phân tích, đó là cái quý báu nhất của nhân dân, là thành quả của cách mạng. Người viết “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do theo Người, đó là đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là nghĩa vụ của mọi người.

Bên cạch đó, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh phải chú ý thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, Người không đối lập hai mặt đó của một nguyên tắc và chỉ rõ: Tập trung trên nền tảng dân chủ và dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung.

- Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Trong tác phẩm sửa đổi lề lối làm việc, Người đã phân tích rất rõ về nguyên tắc này: một người dù tài giỏi đến mấy cũng không thấy hết mọi mặt của vấn đề, càng không thể thấy hết mọi việc, hiểu hết được mọi chuyện. Vì vậy, cần phải có nhiều người cùng tham gia lãnh đạo. Nhiều người thì nhiều kiến thức, người thấy mặt này, người thấy mặt kia, do đó họ hiểu được mọi mặt, mọi vấn đề. Cá nhân phụ trách việc gì đã được tập thể bàn bạc kỹ lưỡng, kế hoạch đã được định rõ thì cần giao cho một người phụ trách, như thế công việc mới chạy, mới tránh được thói dựa dẫm, ỷ vào người khác, ỷ vào tập thể, không xác định rõ cá nhân phụ trách thì giống như “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”. Theo Người, tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn đi đôi với nhau, liên hệ với vấn đề dân chủ tập trung; lãnh đạo không tập thể thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan; phụ trách không do cá nhân thì sẽ đi đến tệ bừa bãi, lộn xộn vô chính phủ. Kết quả là hỏng việc.

- Nguyên tắc tự phê bình và phê bình: đây là nguyên tắc sinh hoạt Đảng, là quy luật phát triển Đảng, vì Người cho rằng mỗi đảng viên trước hết phải thấy rõ mình, để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, cũng giống như phải tự soi gương rửa mặt hàng ngày.

Người nhấn mạnh: “Muốn đoàn kết chặt chẽ trong Đảng, ắt phải thống nhất tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ, mở rộng tự phê bình và phê bình”. Người xem tự phê bình và phê bình là vũ khí để rèn luyện đảng viên, nhằm làm cho mỗi người tốt hơn, tiến bộ hơn, và tăng cường đoàn kết nội bộ hơn. Người đã thẳng thắn vạch rõ: “Một Đảng mà dấu diếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.

Tự phê bình và phê bình không những là vấn đề của khoa học cách mạng, mà còn là nghệ thụật cách mạng, vì vậy, Người lưu ý cán bộ, đảng viên và các cấp bộ Đảng trừ trên xuống dưới không những phải “luôn luôn dùng” mà còn “khéo dùng cách phê bình và tự phê bình”; cán bộ càng cao, trách nhiệm càng lớn phải gương mẫu tự phê bình và phê bình. Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi mỗi người phải trung thực, chân thành với bản thân mình cũng như với người khác, “phải có tính đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Người cũng phê phán những thái độ lệch lạc trong tự phê bình và phê bình, như: thiếu trung thực, che dấu khuyết điểm của bản thân, sợ phê bình, không dám phê bình, nể nang né tránh, dĩ hòa vi quý, hoặc ngược lại lợi dụng phê bình để nói xấu, bôi nhọ, vùi dập, đả kích người khác...

- Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác: sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác ý thức tổ chức nghiêm minh của cán bộ đảng viên. Từ việc phải tuân thủ kỷ luật của Đảng, mỗi đảng viên dù ở cương vị nào cũng phải nghiêm túc chấp hành kỷ luật của các đoàn thể và pháp luật của Nhà nước, tuyệt đối không được ai cho phép mình coi thường, thậm chí đứng trên tất cả. Ý thức kỷ luật đó là ý thức của giai cấp công nhân, ý thức của Đảng của giai cấp công nhân. Việc đề cao ý thức kỷ luật đó đối với mọi cán bộ, đảng viên từ trên xuống dưới chỉ làm tăng thêm uy tín của Đảng; ngược lại, nếu ý thức kỷ luật đó thấp, nếu cán bộ, đảng viên càng nhiều vi phạm kỷ cương phép nước, tự cho mình là người lãnh đạo, coi thường kỷ luật thì uy tín của Đảng ngày càng thấp, đưa đến những nguy cơ cho Đảng.

- Nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng: Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng mối đoàn kết thống nhất trong Đảng cũng như xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Để xây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng, Người thường nêu những yêu cầu, như: phải thực hành và mở rộng dân chủ trong nội bộ để mọi bộ cán bộ, đảng viên có thể tham gia bàn bạc đến nơi đến chốn những vấn đề hệ trọng của Đảng; phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân với bao nhiêu thứ tệ nạn từ chủ nghĩa cá nhân mà ra, như: tham ô, lãng phí, quan liêu, bè cánh, cơ hội, dối trá, chạy theo chức, quyền, danh, lợi...

Tư tưởng và những chỉ dẫn quý báu của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam và xây dựng Đảng cầm quyền, là đường hướng, phương châm khoa học, cách mạng, để Đảng và Nhân dân ta xây dựng Đảng của mình trở thành Đảng cách mạng chân chính, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao, đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam đi tới thành công. Trong xu thế mới của đất nước và thời đại đặt ra cho vai trò lãnh đạo của Đảng những nhiệm vụ mới. Đó là lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN. Đây vừa là điều kiện thuận lợi nhưng cũng đầy khó khăn thách thức đối với sự lãnh đạo của Đảng. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải vận dụng sáng tạo và giữ vững những nguyên tắc trong tư tưởng của Người về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
07/07/2021 12:05:42
+4đ tặng

Mùa xuân Canh Ngọ (1930), với tư cách lãnh tụ của phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam và được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị họp tại Hồng Công (Trung Quốc) từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930. Dự hội nghị có hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng là Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh; hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng là Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu. Đông Dương Cộng sản liên đoàn mới thành lập nên chưa kịp triệu tập dự hội nghị. Các đồng chí Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn là những người lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên trước đó, được phân công tổ chức hội nghị. Đây là sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt, Hội nghị thành lập Đảng có vai trò như Đại hội đại biểu toàn quốc.


 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II họp từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Ảnh tư liệu

 Với sự lãnh đạo và uy tín chính trị của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị đã đi đến thống nhất thành lập một Đảng cách mạng duy nhất và thông qua Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, thống nhất hệ thống tổ chức Đảng trên cả nước trên cơ sở đoàn kết, xóa bỏ mọi thành kiến, nhận thức khác nhau để xây dựng Đảng theo lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và quan điểm cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Trong Cương lĩnh đã khẳng định rõ mục tiêu chiến lược của Cách mạng là: “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”, “để đi tới xã hội cộng sản”1. Phải đánh đổ chế độ thống trị của đế quốc, phong kiến, làm cách mạng ruộng đất, xây dựng Nhà nước công - nông - binh thực hiện các quyền tự do dân chủ và quyền lợi của nhân dân. Đó thật sự là một cuộc cách mạng triệt để, giải quyết đúng đắn mâu thuẫn cơ bản của xã hội là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp. Cương lĩnh của Đảng phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và đoàn kết quốc tế. “liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới”2. Gắn liền sự nghiệp cách mạng của quốc gia, dân tộc với cách mạng quốc tế.
 
 Trước yêu cầu phát triển phong trào cách mạng và theo chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất (10-1930) do đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, chủ trì đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương với trách nhiệm lãnh đạo cách mạng ba nước: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
 
 Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Ma Cao (Trung Quốc) từ ngày 27 đến ngày 31-3-1935. Thời điểm đó, cách mạng Việt Nam vừa trải qua những năm tháng đầy oanh liệt. Phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh đã mở đầu vẻ vang sự nghiệp đấu tranh do Đảng lãnh đạo. Phong trào đã bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt trong máu lửa. Đến giữa năm 1931, Trung ương Đảng bị địch bắt, nhiều đồng chí lãnh đạo hy sinh, Tổng Bí thư Trần Phú hy sinh ngày 6-9-1931. Không còn Trung ương, các tổ chức Đảng ở địa phương cũng bị địch phá vỡ. Tháng 6-1934 phải thành lập Ban Chỉ huy ở nước ngoài do đồng chí Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập lãnh đạo để thực hiện nhiệm vụ của Trung ương, khôi phục tổ chức và phong trào cách mạng trong nước và chuẩn bị Đại hội lần thứ nhất của Đảng... Đại hội Đảng lần thứ nhất đánh dấu sự khôi phục phong trào cách mạng và từng bước phục hồi tổ chức, tiếp tục phát triển đường lối đấu tranh giai cấp và giải phóng dân tộc theo mục tiêu của Đảng. Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư; Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 đồng chí. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh ở Hồng Công (Trung Quốc) bắt giam ngày 6-6-1931. Năm 1933 được trả tự do và đầu năm 1934, Người trở lại Quốc tế Cộng sản ở Mát-xcơ-va (Liên Xô). Vì vậy, Người không trực tiếp dự Đại hội I của Đảng. Tại Đại hội, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và “được Ban Chỉ huy ở ngoài và Ban Trung ương của Đảng chỉ định là đại diện của Đảng ở Quốc tế Cộng sản”3.
 
 Đại hội II của Đảng họp từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951, tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Từ Đại hội I đến Đại hội II, sự nghiệp cách mạng trải qua 16 năm với những thắng lợi vẻ vang. Ngày 28-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc -
 
 Hồ Chí Minh trở về Tổ quốc cùng Trung ương Đảng hoàn thiện đường lối giải phóng dân tộc và lãnh đạo thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Đảng trở thành Đảng cầm quyền. Nhà nước non trẻ đã phải lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến chống lại cuộc xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp bảo vệ nền độc lập và chính quyền dân chủ nhân dân. Cách mạng Lào và Cam-pu-chia cũng phải chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Đại hội II của Đảng thấy rõ sự cần thiết xây dựng ở mỗi nước Đông Dương một Đảng cách mạng riêng. Ở Việt Nam, Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày và Chính cương Đảng Lao động Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày là sự tổng kết 21 năm Đảng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, phát triển đường lối kháng chiến hoàn thành giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nhiệm vụ của Đại hội là: “Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn” 4.
 
 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954) và ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (21-7-1954), kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền bắc được hoàn toàn giải phóng tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền nam vẫn phải tiếp tục cách mạng dân tộc, dân chủ để đi đến thống nhất đất nước. Trong diễn văn khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”5. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn. Hồ Chí Minh lưu ý phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa để tạo ra quy luật riêng của Việt Nam, định ra đường lối, phương châm, hình thức, bước đi để tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Xây dựng miền bắc vững mạnh làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp giải phóng miền nam thống nhất đất nước. Tại Đại hội, đồng chí Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng và đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đường lối do Đại hội III đề ra với cách mạng ở hai miền nam, bắc và tư tưởng của Hồ Chí Minh đã đưa miền bắc phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa với những thành tựu quan trọng và đưa sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến toàn thắng, hoàn thành thống nhất đất nước ngày 30-4-1975.
 
 Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo sự nghiệp đổi mới với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Chưa bao giờ đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện nay. Cần phải nhận thức và thực hiện tốt hơn từ những bài học lịch sử và những chỉ dẫn của Bác Hồ.
 
 Một là, Đảng luôn luôn kiên định, bồi đắp, nhận thức đúng đắn, vận dụng sáng tạo và bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chú trọng giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, không ngừng nghiên cứu, nâng cao trình độ lý luận và tổng kết thực tiễn. Kiên định nguyên tắc đồng thời sáng tạo và phát triển. Không kiên định sẽ rơi vào chủ nghĩa xét lại, chệch hướng, nhưng không sáng tạo, phát triển sẽ mắc bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí.
 
 Hai là, kiên định mục tiêu chiến lược: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường mà Đảng và Bác Hồ đã dứt khoát lựa chọn từ năm 1930 khi Đảng ra đời. Chú trọng bổ sung, phát triển Cương lĩnh, đường lối, chống nguy cơ sai lầm về đường lối, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, tất cả vì Tổ quốc giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân. Phấn đấu đưa nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030 và trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045 như Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
 
 Ba là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng luôn luôn là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng, phải tăng cường xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo và năng lực cầm quyền của Đảng. Kiên quyết chống biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Người cán bộ, đảng viên phải là tấm gương về đạo đức, tiêu biểu về trí tuệ, bản lĩnh vững vàng, năng động, sáng tạo trong tư duy và có uy tín trong Đảng và trong nhân dân. Phấn đấu để Đảng thật sự “là đạo đức, là văn minh” như mong muốn của Bác Hồ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×