Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn bảo vệ văn hóa

Trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn bảo vệ văn hóa
 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
676
2
0
Nga
05/04/2021 21:03:11
+5đ tặng
Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
thảo
05/04/2021 21:03:13
+4đ tặng

Với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, xã hội ngày càng thay đổi một cách chóng mặt. Nhiều những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một. Đó là một thực trạng đáng báo động đối với một đất nước vốn giàu truyền thống văn hóa như Việt Nam.

Trước hết, cần phải hiểu bản sắc văn hóa là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Nói đến “bản sắc” là nói đến cái riêng, chỉ thuộc về mỗi dân tộc. Và nói đến “bản sắc văn hóa” cũng là nói đến những giá trị tinh thần tốt đẹp, cao quý và đáng tự hào.

Bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam được hình thành qua quá trình lịch sử lâu đời, gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam vẫn tự hào là một dân tộc có truyền thống văn hóa lâu đời:

“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước”

(Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm)

Trong suốt chiều dài “bốn nghìn năm” ấy, ông cha ta đã xây dựng được biết bao nhiêu giá trị văn hóa tốt đẹp. Chẳng thể nào có thể kể hết ra được. Đó có thể là những truyền thống tốt đẹp như truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học, truyền thống thủy chung nghĩa tình:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”

(Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm)

Không chỉ là những truyền thống tốt đẹp mà đó còn là những công trình kiến trúc, những danh lam thắng cảnh hay cả những tác phẩm văn học, những lời câu ca mang đậm chất quê hương…

Tuy nhiên, hiện nay, những giá trị văn hóa đang ngày bị mai một đi. Khi những làn sóng văn hóa nước ngoài du nhập vào nước ta, những giá trị truyền thống bị thay thế bởi những giá trị hiện đại. Điều đó đã khiến cho văn hóa dân tộc có nguy cơ bị xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc.

Có thể thấy, thế hệ trẻ hôm nay - những người dễ dàng tiếp thu cái mới đang là đối tượng quyết định đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Họ trở thành lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ và giữ gìn. Để có thể giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trước hết cần đến từ sự ý thức của mỗi người. Mỗi người dân phải tự có ý thức bảo vệ những giá trị văn hoá (vật thể và phi vật thể) của địa phương, đất nước mình. Sau đó là đến từ sự quyết liệt của Nhà nước khi ban hành những biện pháp xử lý thích đáng đối với những hành vi gây tác động xấu đến văn hoá. Cùng với đó, cần có sự quan tâm đến việc trùng tu, bảo tồn những di tích, danh lam thắng cảnh và đặc biệt là giữ gìn những giá trị văn hoá phi vật thể.

Như vậy, trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa không phải là của riêng ai. Từ cá nhân, gia đình đến cộng đồng và cả đất nước hãy cùng chung tay bảo vệ những nét đẹp đáng quý của dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo