Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhà thơ Tố Hữu có đoạn thơ sau, Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy Phù Sa. Em hãy làm sáng tỏ nội dung của đoạn thơ trên qua ba tác phẩm như sau, Đêm Nay Bác Không Ngủ của Minh Huệ, Cảnh Khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh

Nhà thơ Tố Hữu có đoạn thơ sau Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy Phù Sa. Em hãy làm sáng tỏ nội dung của đoạn thơ trên qua ba tác phẩm như sau Đêm Nay Bác Không Ngủ của Minh Huệ, Cảnh Khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.192
2
0
vanh
09/04/2021 17:57:30
+5đ tặng

* Dàn ý:

1. MB:

- Giới thiệu Bác Hồ

- Sự tình yêu thiên nhiên và sự hi sinh cao cả của Bác

- Thể hiện rõ qua hai bài thơ "Đêm nay Bác Không ngủ" và "Cảnh Khuya"

2. TB:

- Là người thương cỏ hoa:

  + Trong đêm bàn việc quân Bác vẫn ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc

+ Tiếng suối như tiếng hát của người phụ nữ

+ Ánh trăng lồng vào cây cổ thụ và hoa in nóng xuống mặt nước

- Là người thương yêu nhân dân, đất nước:

   + Trong bài cảnh khuya: Luôn lo nghĩ đến vận mệnh đất nước, làm sao cho đất nước thái bình, nhân dân no ấm

+ Bài "ĐNBKN" lo cho các chiến sĩ ngoài tiền tuyến không ngủ được

- Là người chỉ biết quên mình:

+ Vì quá lo lăng cho nhân dân, đất nước mà quên đi bản thân, quên đi sức khỏe, mấy đêm không ngủ dù được anh bộ đội giục giã nhiều lần

3. Kb:

- Khẳng định lại vấn đề

* Bài làm:

  Bác Hồ là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc. Người luôn lo lắng cho vận mệnh nhân dân, đất nước. Có lẽ chính vì thế mà Tố Hữu đã viết:

"Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung,thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nắng phù sa"

Điều này được thể hiện rất rõ trong hai bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ"của Minh Huệ và"Cảnh khuya"của Hồ Chí Minh

  Trước hết ta thấy Bác Hồ là người yêu thiên nhiên tha thiết. Ở câu thơ đầu bài "Cảnh Khuya ta thấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

        Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong như là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân văn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

       Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:

    “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

       Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.

       Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

        Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là động từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thật khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

  Tuy Nhiên Bác là người luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước, cho sự yên bình của nhân dân. Trước hết điều này được thể hiện trong "Cảnh Khuya".Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

 Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thưởng cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc

Trong "Đêm nay Bác Không ngủ" thì bác lại lo cho những anh bộ đội, cô chiến sĩ ngoài chiến trường. Bác ngồi trầm ngâm bên bếp lửa lo cho các anh bộ đội ngoài kia phải chống chọi với cái lạnh, với sự nguy hiểm, Bác lo cho chiến dịch, lo cho tương lai của đất nước. Những cử chỉ của Bác thật ân cần, ấm áp, cái nhón chân nhẹ nhàng khiến người ta liên tưởng Bác như người cha đang chăm lo cho những đứa con của mình. Bởi vậy mà anh thanh niên đã phải thốt lên: “Bóng bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng” . Tình cảm yêu thương bao la của Bác còn ấm hơn ngọn lửa thực kia, nó có sức mạnh không chỉ sưởi ấm cơ thể mà còn có thể sưởi ấm cả tâm hồn, làm bừng lên tinh thần yêu nước của người chiến sĩ. Tình cảm yêu thương, quan tâm, lo lắng của Bác cũng được thể hiện trực tiếp qua lời nói: Bác thức thì mặc bác/ Bác ngủ không yên lòng/ Bác thương đoàn dân công/…Càng thương càng nóng ruột/ Mong trời sáng mau mau. Trong cái giá lạnh của mùa đông, cái khó khăn của hiện thực Bác chẳng hề nghĩ đến bản thân mà chỉ lo lắng, quan tâm, dành tất cả tình yêu thương cho dân, cho nước. Tấm lòng của Bác thật bao la, rộng lớn như trời biển. Trước tấm lòng của Bác, anh đội viên đã có một hành động thật tự nhiên, chân thành “anh thức luôn cùng Bác” .
Ta thấy Bác Hồ chính là một người "nâng niu tất cả chỉ quên mình". Điều này được thể hiện rất rõ qua bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ". Với cương vị là một nhà lãnh đạo, một vị lãnh tụ đáng lẽ Bác sẽ nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ mọi người, được ngủ ở một nơi an toàn, ấm áp nhưng ngược lại, Bác hòa cùng nhịp sống với những người chiến sĩ. Anh đội viên vô cùng ngạc nhiên, khi thấy Bác tuổi đã cao nhưng vẫn sẵn sàng đi hành quân trong đêm mưa rét và ngay cả khi đêm đã về khuya bác vẫn chưa ngủ. Trong cái giá lạnh của mùa đông, cái khó khăn của hiện thực Bác chẳng hề nghĩ đến bản thân mà chỉ lo lắng, quan tâm, dành tất cả tình yêu thương cho dân, cho nước. Tấm lòng của Bác thật bao la, rộng lớn như trời biển
   Như vậy qua hai bài thơ " Cảnh khuya" và "ĐNBKN" ta thấy Bác Hồ vừa là một người yêu thiên nhiên tha thiết, vừa là một người hết mình vì nhân dân, đất nước. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư