Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tính đặc thù của ADN có thể bị thay đổi trong quá trình nào?

Tính đặc thù của ADN có thể bị thay đổi trong quá trình nào
GIÚP MÌNH MỚI Ạ ..MÌNH ĐANG CẦN GẤP

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.585
4
6
Nguyễn Lê Ngọc Minh
10/04/2021 09:52:23
+5đ tặng

ADN có thể được hiểu một cách đơn giản là nơi chứa mọi thông tin chỉ dẫn cần thiết để tạo nên các đặc tính sự sống của mỗi sinh vật;

Mỗi phân tử ADN bao gồm các vùng chứa các gene cấu trúc, những vùng điều hòa biểu hiện gene, và những vùng không mang chức năng, hoặc có thể khoa học hiện nay chưa biết rõ gọi là ADN rác; Cấu trúc phân tử ADN được cấu thành gồm 2 chuỗi có thành phần bổ sung cho nhau từ đầu đến cuối. Hai chuỗi này được giữ vững cấu trúc bằng những liên kết hiđrô. Các liên kết này khi bị cắt sẽ làm phân tử ADN tách rời 2 chuỗi tương tự như khi ta kéo chiếc phéc mơ tuya; Về mặt hoá học, các ADN được cấu thành từ những viên gạch, gọi là nucleotide, viết tắt là Nu. Do các Nu chi khác nhau ở bazơ nitơ (tức là Bazơ-Nitric hay nucleobase) (1Nucleobase = 1 đường Desoxyribose + 1 Axit phôtphoric + 1 nucleobase), nên tên gọi của Nu cũng là tên của nucleobase mà nó mang. Trong ADN, chỉ có 4 loại gạch cơ bản là Adenine (viết tắt là A), Thymine (viết tắt là T), Cytosine (tiếng Việt còn gọi là Xytosine, viết tắt là C hay X), và Guanine (viết tắt là G). (Loại nucleobase thứ 5 là Uracil (U) chỉ có ở loại axit nucleic khác là ARN, thay cho thế cho T để cặp đôi với A, mà không có ở ADN.); Mỗi base (bazơ) trên 1 chuỗi chỉ có thể bắt cặp với 1 loại base nhất định trên chuỗi kia theo một quy luật chung cho mọi sinh vật. Theo nguyên tắc A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô (Nguyên tắc bổ sung) Trật tự các nucleotide, đính kèm trong chúng là các nucleobase tương ứng, liên kết dọc theo chiều dài của chuỗi ADN, luôn tạo thành các tổ hợp bộ ba nucleotide liên tiếp ở mỗi nhánh (sợi) trong chuỗi xoắn kép gọi là Mã di truyền. Trình tự này rất quan trọng vì nó chính là mật mã nói lên đặc điểm hình thái của sinh vật. Tuy nhiên, vì mỗi loại nucleobase chỉ có khả năng kết hợp theo cặp với 1 loại base đối ứng trên nhánh (sợi) đối diện trong chuỗi xoắn kép, cho nên chỉ cần trình tự base của 1 trong 2 nhánh (sợi) của chuỗi xoắn kép là đã đại diện thông tin di truyền cho cả phân tử ADN. Nhưng các nhánh đơn này thường không đứng riêng lẻ mà kết hợp với nhau thành cấu trúc chuỗi xoắn kép hai nhánh tương ứng, bền vững về hóa học nên đảm bảo sự bền vững của thông tin di chuyền trong phân tử ADN. Chúng chỉ tách ra để cho mục đích sinh sản nhân đôi, khi sao chép thông tin di chuyền. Khi ADN tự nhân đôi, 2 chuỗi của ADN mạch kép trước tiên được tách đôi nhờ sự hỗ trợ của một số enzim chuyên trách. Mỗi chuỗi ADN sau khi tách ra sẽ thực hiện việc tái tạo một chuỗi đơn mới phù hợp bằng cách mỗi base trên chuỗi gốc sẽ chọn loại base tương ứng (đang nằm tự do trong môi trường xung quanh) theo cơ chế gián đoạn và nguyên tắc bán bảo tồn. Do đó, sau khi nhân đôi, 2 phân tử ADN mới (mỗi phân tử chứa một chuỗi cũ và một chuỗi mới) đều giống hệt trình tự nhau nếu như không có đột biến xảy ra và giống với phân tử ADN ban đầu. Đột biến hiểu đơn giản là hậu quả của những sai sót hoá học trong quá trình nhân đôi. Bằng cách nào đó, một base đã bị bỏ qua, chèn thêm, bị sao chép nhầm hay có thể chuỗi ADN bị đứt gãy hoặc gắn với chuỗi ADN khác, hoăc với ARN ngoại lai (A liên kết với U thay vì với T, hầu như không xảy ra vì quá trình tổng hợp ARN thường không ở trong nhân tế bào mà phải thực hiện trong ty thể, và đường trong ARN là ribose không phải là đường Desoxyribose). Về mặt cơ bản, sự xuất hiện những đột biến này là ngẫu nhiên và xác suất rất thấp. Nguồn Wikipedia

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nguyễn
10/04/2021 10:26:33
+4đ tặng

Tính đặc thù của phân tử ADN do mỗi phân tử ADN được đặc trưng số lượng, thành phần và đặc biệt là trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.
Tính đa dạng của phân tử ADN: do phân tử ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân (các đơn phân là 4 loại nuclêôtit A, T, G, X). Khi thay đổi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit thì có thể tạo vô số phân tử ADN khác nhau.

Ngọc Trần
trong quá trình nào mà ba có phải hỏi vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù đâu ==

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×