Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Điểm giống nhau của chùm ca dao Thân em như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Điểm giống nhau của chùm ca dao Thân em như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.045
1
0
+5đ tặng
Mở bài:
 
Giới thiệu câu ca dao " Thân em như tấm lụa đào...". Có thể dẫn dât từ đề tài người phụ nữ Việt Nam trong văn học cổ kim
 
Thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến đã chịu rất nhiều thiệt thòi và bất hạnh. Như nàng Kiều gian truân, ngậm đắng nuốt cay khóc thầm cho cuộc đời mình, như Vũ Nương chịu hàm oan phải nuốt nước mắt tìm đến cái chết. Và còn bao nhiêu, bao nhiêu được biết và không biết nữa. Đến nỗi chuyện người phụ nữ bị bạc đãi đã trở thành thông lệ. Họ chỉ còn biết gửi gắm nỗi đau của mình trong những câu ca dao "Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"
 
Thân bài:
 
Câu thứ nhất "Thân em như tấm lụa đào":
 
Cách mở đầu bài ca dao bằng cụm từ "Thân em" là cách mở đầu quen thuộc trong chùm ca dao than thân của người phụ nữ trong xã hội xưa "Thân em như trái bần trôi..", " Thân em như giếng giữa đàng"
 
Cách xưng hô "em" chứ không phải "tôi" hay "cô" và nói "thân em" thể hiện sự nhún nhường, yếu đuối và nhỏ bé của người phụ nữ
 
Họ là những người bị coi thường, bị rẻ rúng, họ phải hạ thấp mình trước những hủ tục của xã hội xưa mà không được cất tiếng đòi quyền lợi của chính mình
 
Hình ảnh so sánh "như tấm lụa đào" là một hình ảnh so sánh giàu ý nghĩa
 
"Tấm lụa" là một sản phẩm rất đối quen thuộc trong đời sống sinh hoạt, sản xuất của người nông dân Việt
 
Hình ảnh " tấm lụa đào " cũng thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ. Lụa mang vẻ đẹp của sự mềm mại, tinh tế, là một chất liệu làm nên những chiếc áo, chiếc khăn đẹp
 
Tuy nhiên đây lại là một chất liệu mỏng manh giống như sự yếu đuối mỏng manh của người phụ nữ, đứng trước những vùi dập của cuộc đời, của xã hội, họ dễ bị chà đạp mà không có khả năng phản kháng hay chống trả
 
Qua hình ảnh tấm lụa không chỉ hiện lên vẻ đẹp thanh khiết, dịu dàng của người phụ nữ trong xã hội xưa mà còn như dự đoán được số phận của họ
 
Câu thứ hai " Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai "
 
Không gian: giữa chợ
 
Đây là không gian gợi ra sự xô bồ, tấp nập đông đúc với đủ các thể loại người mua kẻ bán, họ tranh giành nhau nâng lên đặt xuống những món hàng
 
Tấm lụa bây giờ trở thành một món hàng tùy người bán mua, thậm chí còn tùy ý người ta mặc cả, trả giá
 
Gợi nhớ đến thân phận nàng Kiều "tài hoa bạc mệnh" bị người ta trả giá, số phận bị quyết định bởi đồng tiền
 
Động từ "phất phơ" thể hiện hoàn cảnh mà người phụ nữ hiện phải đối mặt, đối mặt với dòng đời xô đẩy, tùy cho gió thổi, cho người tranh giành
 
Câu hỏi tu từ "biết vào tay ai" gợi ra thân phận long đong, vô định không có nơi chốn dung thân giống như hình ảnh " trái bần trôi" " gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu" hay hình ảnh "hoa trôi màn mác biết là về đâu" trong những câu Kiều của Nguyễn Du
 
Câu hỏi cất lên như một tiếng kêu than da diết bi ai, ấy vậy mà không một ai có thể cứu giúp
 
Người phụ nữ không còn quyền tự quyết định hạnh phúc của đời mình, trở thành kẻ thụ động lệ thuộc và người khác mà không hề biết mình sẽ đi đâu vê đâu
 
Họ không thể quyết định được cuộc đời của mình không phải vì họ là người vô trách nhiệm với chính cuộc đời mình hay không có khát khao được giải phóng mà chính những hủ tục, những sự coi thường rẻ rúng của xã hội đương thời đã đẩy họ vào tình cảnh đó
 
* Ý nghĩa thông điệp của bài ca dao
 
Ngợi ca trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa
 
Bày tỏ sự thương xót đối với thân phận bị rẻ rúng, lên thuộc không thể tự quyết định đời mình của họ
 
Phê phán xã hội đương thời với những hủ tục trọng nam khinh nữ, coi thường, chà đạp người phụ nữ, cướp mất quyền làm chủ cuộc sống của những người phụ nữ
 
Cất tiếng kêu than, kêu gọi những người phụ nữ đứng lên giành lại quyền lợi của chính mình, để rồi sau đó, ta thấy những nữ sĩ mạnh mẽ dũng cảm và đầy tài hoa như Hồ Xuân Hương cất lên tiếng thơ đòi quyền lợi cho người phụ nữ trong xã hội cũ
 
Kết bài :
 
Nêu cảm nhận chung và khẳng định giá trị thông điệp của bài ca dao, liên hệ đến thân phận của người phụ nữ trong văn học trung đại và hiện đại

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Xuân sơn
12/04/2021 14:46:18
+4đ tặng
Đề yêu cầu chỉ lỗi sai trong câu: Điểm giống nhau của chùm ca dao "Thân em như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"
Sai cách diễn đạt:
- Sai vì chỉ có một bài ca dao làm sao so sánh giống nhau với bài ca dao nào, giống chỗ nào.
- Sai vì "Thân em như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" là một bài ca dao mà chùm ca dao là phải nhiều bài
VD: Chùm ca dao than thân

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×