Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luân về bài "sống chết mặc bay"

Nghị luân về bài "sống chết mặc bay"

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.936
3
0
Nguyễn Nguyễn
11/04/2021 19:14:02
+5đ tặng
Lòng yêu thương, nhân ái vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Cuộc sống có lúc thăng trầm, vui buồn, sướng khổ, song truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta không bao giờ phai mờ. Văn học dân gian của ta có rất nhiều câu tục ngữ khuyên con người phải có một cách sống trái ngược với lối sống “sống chết mặc bay” của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm của Phạm Duy Tốn. Một trong những câu đó là “Thương người như thể thương thân”. Các bạn hiểu câu tục ngữ trên như thế nào và bằng hiểu biết, ta hãy làm rõ câu tục ngữ qua những dẫn chứng lấy từ đời sống và tác phẩm văn học.

Trước hết, câu tục ngữ là một lời khuyên chân thành nhắc nhở mọi người phải biết giúp đỡ, yêu thương người khác như chính bản thân mình. Câu tục ngữ chia làm hai vế so sánh rất rõ : một vế là “thương người” từ dùng so sánh “như thể” cân đối với vế bên kia là “thương thân”. Cách nói ngắn gọn, lại vận dụng để so sánh đã làm sáng ngời lên một lối sống “vì mọi người”. Nếu thương người xung quanh, mà lại như thương thân mình thì mức độ thương yêu là tuyệt đối và chân thật, hết lòng và tận tuỵ rồi. Một lối sống như vậy chỉ trở thành lối sống chủ yếu ở một xã hội tốt đẹp, văn minh thôi. Sự đùm bọc, thương yêu ; tình tương thân, tương ái giúp đỡ nhau trong khó khăn đã làm nên đạo lí làm người cao đẹp. Ta yêu thương và giúp đỡ người, không phải là thương hại. Hơn nữa, không chỉ giúp người nghèo đói, mà còn phải động viên, an ủi, chia sẻ, cảm thông với những nỗi cô đơn, bất hạnh của những mảnh đời không may mắn, giúp họ tin yêu vào cuộc đời.

Xã hội ta đã có nhiều việc làm đẹp thể hiện nội dung của câu tục ngữ trên : Đó là việc lập ra những trại trẻ mồ côi dành cho những trẻ em bất hạnh, không cha mẹ, không gia đình, không nơi nương tựa. Đó là việc lập ra các tổ bán báo xa mẹ,

khiến các em cảm thấy mình gắn bó, có ích với xã hội, cảm nhận thấy một tình thương yêu của đại gia đình cộng đồng. Đó là những gia đình bất hạnh trong các tổ, cụm dân phố đã được chính quyền và đoàn thể giúp đỡ, cưu mang. Chiến tranh đã để lại bao đau thương, mất mát, thiệt thòi cho nhiều gia đình ; có nhiều gia đình đã dâng hiến cả những người con duy nhất cho Tổ quốc. Giờ đây họ sống ra sao, nên giúp họ như thế nào ? Điều này, các đoàn thể, chính quyền đã nghĩ và có việc làm giúp đỡ cụ thể… Trong lớp, trong trường, có học sinh nào gia đình nghèo khó, bất hạnh, tập thể tổ lớp, đoàn đội và các thầy cô giáo tìm mọi cách giúp đỡ để các em học sinh đó bớt khổ đau, yên tâm học tập. “Thương người như thể thương thân” đang trở thành một lối sống đẹp trong xã hội ta.

Không chỉ ở ngoài đời, ngay trong văn học, ta có thể tìm thấy những biểu hiện đẹp của lòng nhân ái, yêu thương “Thương người như thể thương thân”. Trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài, ta cảm động trước tấm lòng của Dế Mèn với người bạn là Dế Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, bặt vô âm tín. Mèn đã từ giã chức thủ lĩnh Tổng Châu Chấu, từ giã cuộc sống đầy đủ và cả lòng quyến luyến bạn bè ở Tổng Châu Chấu, khăn gói lên đường tìm Dế Trũi. Trên đường đi đầy gió rét và bụi đường, Mèn thường thầm gọi bạn “Trũi ơi, giờ này em ở đâu ?”. Một tình cảm yêu thương trong sáng, hết lòng. Quả đúng là : “Thương người như thể thương thân” vậy.

Trong sách Ngữ văn 7, tập một, chúng ta cũng được học tác phẩm của một nhà thơ nổi tiếng thời Đường (Trung Quốc) : Đỗ Phủ. Thơ của ông không những rất hay (ông được mệnh danh là Thánh thơ), mà còn làm xúc động lòng người bởi lòng nhân ái, “Thương người như thể thương thân”.

     
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,

Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn !

(Bài ca nhà tranh bị gió thu phá)

 
Tấm lòng của Đỗ Phủ còn vượt lên hơn nữa : đó là cách nghĩ, cách sống : thương người hơn cả thương thân :

     
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,

Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được !

(Bài ca nhà tranh bị gió thu phá)

 
Như vậy, chúng ta đã bàn đến một lối sống đẹp, nhân ái ; ngược với lối sống của tên quan hộ đê vô trách nhiệm, ích kỉ, vô nhân đạo trong Sống chết mặc bay kia. Dân gian còn nhiều câu hay tương tự với “Thương người như thể thương thân” như “Lá lành đùm lá rách”, “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “Chị ngã, em nâng” hoặc : “Bầu ơi thương lấy bí cùng”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”… Đó là những tấm lòng nhân ái, đó là lối sống đẹp đã trở thành truyền thống của người Việt Nam mà chúng ta – những người học sinh của thế kỉ XXI phải thấm nhuần, học tập, và hành động – sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
2
Duongthanhhuong
11/04/2021 19:14:37
+4đ tặng
Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” là một thành ngữ dân gian phê phán bọn người sống vô trách nhiệm trước quyền lợi, cuộc sống, tính mạng của nhân dân. Theo đạo đức phong kiến xưa : quan là cha mẹ của dân, quan phải lo cho cuộc sống của muôn dân. Trong tác phẩm của mình, Phạm Duy Tốn đã đưa ra một tình huống căng thẳng : khúc đê ở làng X có nguy cơ sắp vỡ. Những người dân tay không dưới trời mưa tầm tã, vật lộn với nước, với bùn suốt từ chiều đến lúc bấy giờ. Nguy cơ đê vỡ đã trông thấy. Vậy mà, quan phụ mẫu lại bỏ mặc dân với khúc đê xung yếu sắp vỡ, với trời mưa, với nước sông Nhị Hà đang lên. Quan cứ ngồi trên đĩnh cao ráo, đèn đuốc sáng rực, kẻ hầu người hạ : đứa bóp chân, đứa quạt, đứa châm điếu, lại còn bốn thầy ngồi hầu bài quan nữa… xung quanh nơi ngài ngồi toàn những thứ sang trọng : nào trầu vàng cau đậu, ống vôi chạm, ngoáy tai, tăm bông… lại còn bát yến hấp đường phèn nóng nghi ngút… Quan không hề quan tâm đến đê vỡ hay không, lụt lội sông nước thế nào. Có người vào cấp báo tình hình đê vỡ, quan lại khó chịu quát gắt, doạ bỏ tù : Quan ù ván bài to trong khi đê vỡ, nước ngập mênh mông, dân tình khổ sở. Thái độ của tên quan phụ mẫu này thật vô trách nhiệm đến vô nhân đạo. Đúng là thái độ “sống chết mặc bay”. Có lẽ vì thế mà Phạm Duy Tốn đã đặt nhan đề cho tác phẩm của mình là Sống chết mặc bay để nhấn mạnh tư tưởng chủ đề của truyện.
Duongthanhhuong
Chấm điểm cho mình vs nha
3
2
Snwn
11/04/2021 19:14:38
+3đ tặng
Dòng văn học hiện thực phê phán là một trong những dòng văn học tiêu biểu của Việt nam vào đầu những năm 20-30 của thế kỉ XX. Dòng văn học này nổi lên với những tên tuổi đình đám như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Phạm Duy Tốn… Trong các phẩm của các nhà văn này, Sống chết mặc bay là tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn cho Phạm Duy Tốn, cũng là tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán.
 
Câu chuyện được Phạm Duy Tốn xây dựng dựa trên hiện trạng của nhân dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Truyện lấy bối cảnh của vùng nông thôn Việt Nam vào đầu những năm 20 thế kỷ XX. Trong một đêm khuya, mưa gió bão nổi lên khắp nơi trên một khúc đê bên sông Nhị Hà làm vỡ đê nơi đây, khiến dân chúng rơi vào tình trạng vô cùng nguy cấp. Vậy mà, trong tình huống nghìn cân treo sợi tóc này, trong đình quan phụ mẫu vẫn ngồi chơi tổ tôm với các tên quan lại khác, không quan tâm đến đê điều hay dân chúng sống chết ra sao. Họ để mặc dân chúng tự sinh tự diệt “sống chết mặc bay”.
 
Ngay từ đầu, tên của tác phẩm đã gây ấn tượng với độc giả “sống chết mặc bay”. Tên tác phẩm được lấy từ vế trước của câu tục ngữ “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Đây là câu tục ngữ dùng để chỉ thái độ của bạn thầy lang, thầy cúng trong xã hội cũ. Nó còn dùng để chỉ những người vô trách nhiệm chỉ biết hưởng lợi, chỉ biết đến bản thân mình, làm sao cho mình vui vẻ mà không quan tâm đến người khác ra sao, họ chỉ 
4
2
Tú Uyên
11/04/2021 19:15:19
+2đ tặng

Phạm Duy Tốn là một trong những nhà văn đầu tiên sáng tác văn học theo chủ nghĩa hiện thực. Ông tập trung vào những tác phẩm văn học mang tính chất hiện thực và viết về những con người trong thời kì này. Nổi bật trong số những tác phẩm của ông chính là tác phẩm “ Sống chết mặc bay”. Qua tác phẩm, chúng ta thấy được xã hội thối nát của thời kì lúc bấy giờ cùng những khó khăn của những người nông dân luôn phải đối mặt với bão lũ nhưng lại không nhận được sự chăm lo của quan phụ mẫu- những người đáng lẽ phải chăm lo cho cuộc sống của người dân nhiều nhất.

Câu chuyện bắt đầu với hình ảnh của những người nông dân đang cùng nhau chống lũ trên con sông Nhị Hà. Nước sông cuồn cuộn dâng ngày một cao. Thậm chí, dù lúc đó đang là nửa đêm nhưng mọi người vẫn cố gắng thay phiên nhau canh cho nước không bị vỡ. Khí thể lúc đó được mọi người miêu tả là vô cùng khí thể. Đủ mọi dụng cụ được mọi người mang hết ra để cùng nhau chống lũ: nào cuốc, nào thuổng, gậy gộc,… Thế nhưng, dù cho tất cả mọi người đang cố gắng thì sức người có hạn, những thứ mà mọi người sử dụng chỉ là những phương tiện thô sơ mà thôi. Thế cho nên, dù đã rất cố gắng, nhưng nước sông Nhị Hà vẫn đang dâng lên không ngừng, đe dọa tới cuộc sống của nhân dân quanh vùng nếu như đê bị vỡ. Mọi người ai nấy đều đang trông chờ vào sự giúp đỡ của quan. Nếu như có quan ở đây thì mọi thứ có lẽ sẽ khác. Thế nhưng, tất cả những mong chờ của người dân đều là vô vọng.

Ngay lúc này, trái ngược với khí thế khẩn trương và căng thẳng của người dân ở trên đê. Lúc này, quan đang ở trong đình ngồi chơi tổ tôm. Những ván bài đen đỏ đang lôi kéo sự chú ý của quan. Bên cạnh quan là biết bao nhiêu người hầu quan chơi đánh bài: nào thầy đề, thầy thông, phán quan,… Mọi người đều hầu quan chơi. Tác giả đã sử dụng biện pháp miêu tả trái ngược giữa cuộc sống của quan và của những người dân thấp hèn lúc bấy giờ. Khi những người dân đang cố gắng chống lại lũ lụt thì quan đang hưởng thụ sự sung sướng ở trong đình đầy sơn son thếp vàng. Khi những người dân đang khẩn trương, lo sợ nước sông Nhị Hà bị võ thì quan đang sung sướng vì đã ù được mấy ván bài liên tiếp.

Hình ảnh của viên quan hiện lên làm cho tất cả chúng ta cùng cảm thấy phẫn nộ. Đáng lẽ, quan phải là cha, là mẹ của những người nông dân chân yếu tay mềm thì quan lại không hề để ý tới cuộc sống của con dân mình. Hắn là một kẻ vô tâm, ích kỉ, chỉ biết nghĩ tới bản thân mình. Trong những lúc nước sôi lửa bỏng như vậy mà hắn lại không hề nghĩ tới những con người ngoài kia, hắn đang chờ cho ván bài tới của hắn. Khi có người báo đê sắp vỡ, hắn cũng bỏ ngoài tai tất cả, không hề quan tâm chút nào, chỉ mải giục những người đang chơi cùng ra ván bài nhanh lên. Ngay cả những kẻ vốn cũng là những người có học như thầy đồ, thầy phán cũng không hề can gián quan mà chỉ hùa nhau nịnh bợ quan, giúp cho quan vui vẻ. Thế mới thấy đắng cay làm sao cho số phận của những người dân.

Tới lần thứ hai, tên nô tài bẩm báo, quan vẫn không hề lay chuyển, thậm chí còn mắng tên nô tài. Đoạn trích này, tác giả Phạm Duy Tốn đã thể hiện một cách tinh tế biện pháp tăng tiến giữa tình trạng cấp bách của những người nông dân và mức độ bài đỏ của quan. Nước sông Nhị Hà càng dâng cao, cuộc sống của người dân càng khó khăn thì những ván bài của quan lại càng trở nên đỏ hơn bao giờ hết. Và để rồi cuối cùng, khi đê không thể chịu được nữa, bị vỡ hoàn toàn khiến cho nước sông tràn vào phía trong làm cho tất cả hoa màu, thú nuôi của người dân bị cuốn đi hết, tiếng than khóc vang lên khắp nơi thì cũng là khi quan ù những ván bài to nhất. Tên nô tài run rẩy báo cho quan thì bị quan nạt nộ:” ông bỏ tù chúng mày”. Mọi thứ bị đẩy lên dần dần và rồi cuối cùng, tức nước vỡ bờ, không còn gì có thể giữ lại được nữa.

Tóm lại, tác phẩm đã phản ánh hiện thực lúc bấy giờ với những điều mà văn học thời kì đó chưa phản ánh hết được. Đó chính là một xã hội thối nát, mục ruỗng, quan không chăm lo cho cuộc sống của nhân dân khiến cho nhân dân phải rơi vào cảnh lầm than mà không biết nương tựa vào đâu. Qua đây tác giả cũng nhẹ nhàng phê phán xã hội, cách cai trị của những người bậc trên đối với quan lại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×