Khi cảm nhận khổ cuối bài Nói với con, ta cũng thấy bên cạnh bày tỏ hoàn cảnh của quê hương của dân tộc mình, nhà thơ còn nhắn nhủ con hãy sống có ích và đừng quên đi nguồn cội của mình:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
Hình ảnh ẩn dụ “thô sơ da thịt” đối lập “chẳng…nhỏ bé” càng làm toát thêm vẻ đẹp mạnh mẽ không chỉ ở bên ngoài mà còn tiềm ẩn bên sâu trong tinh thần của con người miền núi. Người đồng mình do cuộc sống vất vả, bước đầu còn gian nan nên vẻ ngoài của họ có phần đen đúa, thô kệch nhưng tâm hồn của họ lại rộng lớn, trong sáng như suối và mạnh mẽ, dạt dào như thác nước của núi rừng. Ở họ, nhà thơ còn nhận thấy:
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
Cảm nhận khổ cuối bài Nói với con sẽ thấy cụm từ “tự đục đá kê cao quê hương” thể hiện ý chí mạnh mẽ, tinh thần tự lực tự cường của người đồng mình. Từ những công việc vất vả, từ bàn tay lao động của họ sẽ đưa quê hương, đưa đất nước lên tầm cao mới, phát triển vững mạnh. Nhà thơ không dùng mĩ từ để ca ngợi tinh thần ấy mà ông chọn từ “đục đá, kê cao” một cách gần gũi và bình dị, đậm chất sử dụng ngôn ngữ của người dân tộc Tày.
Cách diễn đạt đó thật khác lạ song cũng độc đáo không kém. Một bàn tay gầy dựng nên quê hương rồi từ chính mảnh đất ấy làm nên những phong tục giàu giá trị. Cảm nhận khổ cuối bài Nói với con để thấy đó là truyền thống, là nét văn hóa cần phải giữ gìn. Đó là cách thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, là cách nhìn, cách nghĩ nâng niu và trân quý bao giá trị văn hóa ngàn đời. Hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang ý nghĩa thực, vừa có sức khái quát, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu xa.
Khi cảm nhận khổ cuối bài Nói với con, đặc biệt trong hai câu thơ, người đọc thấy người cha như đang nhắn gửi với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình. Tiếng gọi ấy còn được lặp lại trong khổ thơ như một điệu hát ru thân thương, trìu mến. Người cha tự hào, ca ngợi về phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình: sống rộng mở, bao la, biết kiên trì và trân trọng những nét đẹp truyền thống của quê hương, nguồn cội. Để kết lại trọn vẹn cảm xúc trào dâng ở hai khổ trước, khổ cuối cùng với bốn câu thơ đã hoàn chỉnh ý thơ thêm trọn vẹn:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”
Càng lúc hình ảnh và lời nói của người cha hiện lên càng lớn lao, nhanh chóng thôi thúc con trên đường đời. Cảm nhận khổ cuối bài Nói với con, ta còn thấy cách so sánh đối lập “thô sơ da thịt” nhưng “không nhỏ bé” như khẳng định niềm tin cha tin ở con sẽ phát huy được truyền thống quê hương, sẽ nhớ đến lời cha dạy, sẽ không bao giờ nhỏ bé dù đi bất cứ nơi đâu và hơn hết là không bao giờ quên đi nguồn cội.
Một lần nữa, cha lại gửi gắm nỗi niềm của mình, mong con ghi nhớ và tự hào những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình, đừng tự ti mà hãy tự tin, hãy trưởng thành trên đường đời với những hành trang ấy. Không những thế, giọng thơ nhỏ nhẹ chân tình kết hợp với các từ “con ơi”, “nghe con” sao mà ấm cúng, thân thương. Đó không còn là lời thơ trang hoàng mà trở thành một tiếng gọi vang vọng từ tâm hồn sâu thẳm từ đáy lòng của cha.
Suy cho cùng, tất cả lời cha viết nên trên trang thơ cũng chỉ mong con hãy luôn gắn bó với truyền thống, dân tộc mình, mong con vươn lên bất chấp khó khăn, gian khổ. Cảm nhận khổ cuối bài Nói với con cũng như khi đọc bốn câu thơ, ta thấy lời của cha không hề mang ý răn đe, giáo điều mà là những lời tâm tình thủ thỉ với con như một người bạn lớn. Do vậy, những lời dạy ấy có thể sẽ khắc sâu vào trong tâm trí con dễ hơn. Lời thơ gửi con cũng chính là lời gửi đến mình. Ta bắt gặp tiếng thơ đồng điệu với nhà thơ Hoàng Trung Thông:
“Lời của cha như tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng lòng của cha từ một thời sâu thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha lại gặp mình trong tiếng ước mơ con”
(Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông)
Bên cạnh giọng thơ thiết tha, trìu mến, các hình ảnh thơ được tác giả lựa chọn vừa cụ thể vừa có tính khái quát, vừa mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. Khi cảm nhận khổ cuối bài Nói với con, ta thấy đoạn thơ chứa chan ý nghĩa lại đằm thắm và sâu sắc. Nó tựa như một khúc ca nhẹ nhàng mà âm vang. Lời thơ tâm tình của người cha sẽ là hành trang đi theo con suốt đời và có lẽ mãi mãi là bài học bổ ích cho các bạn trẻ – bài học về niềm tin, nghị lực, ý chí vươn lên.
Nhận xét tác phẩm khi cảm nhận khổ cuối bài Nói với conKhi cảm nhận khổ cuối bài Nói với con cũng như toàn tác phẩm, người đọc nhận thấy bài thơ đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc. Nó giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Bài thơ gửi đến bài học tích cực về lối sống tự hào dân tộc mình, là việc hòa nhập như không hòa tan đi chính cá tính của mình, của dân tộc mình.
Về mặt nghệ thuật, nhà thơ sử dụng thể thơ tự do, ngôn ngữ thân thuộc, gần gũi và giàu hình ảnh đậm chất vùng núi cao. Bài thơ giản dị với những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng liên quan đến nếp sống của người dân tộc Tày, giàu sắc thái biểu đạt và biểu cảm. Cách nói giàu bản sắc của người miền núi tạo nên một giọng điệu riêng cho lời tâm tình mộc mạc mà sâu sắc của người cha đối với đứa con.
Kết bài: Kết lại, bằng cách nói giàu hình ảnh, vừa cụ thể, vừa gợi cảm, những ngôn từ đặc trưng của miền núi, bài thơ như là lời trò chuyện, tâm tình với con, thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc. Từ lời dạy đầy chân tình của cha, ta thấy tình cảm gia đình thật thiêng liêng và cao quý vô cùng. Bài thơ là một lối nhỏ để người đọc hiểu thêm về tâm hồn của người cha yêu thương con đến nhường nào. Qua đó, bài thơ truyền tải thông điệp hãy biết tự hào con người mình, dân tộc của mình dù cho có nghèo khổ, khó khăn, hãy biết trân trọng và yêu quý gia đình của mình khi còn có thể.