LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích 20 câu thơ cuối của bài thơ "khóc dương khuê" của Nguyễn Khuyến

phân tích 20 câu thơ cuối của bài thơ "khóc dương khuê" của nguyễn khuyến
2 trả lời
Hỏi chi tiết
50
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Khóc Dương Khuê" của Nguyễn Khuyến là một trong những tác phẩm nổi bật thể hiện nỗi buồn, lòng tiếc thương và sự mất mát của nhà thơ trước cái chết của người bạn thân Dương Khuê. 20 câu thơ cuối của bài thơ chứa đựng nhiều cảm xúc sâu sắc và ý nghĩa.

### Phân tích 20 câu thơ cuối:

1. **Nỗi đau mất mát**: Những dòng cuối cùng thể hiện nỗi đau sâu sắc của Nguyễn Khuyến trước sự ra đi của Dương Khuê. Nhà thơ không chỉ mất đi một người bạn, mà còn mất đi một người tri kỷ, một người đồng điệu trong tâm hồn.

2. **Tâm trạng đau thương**: Nguyễn Khuyến sử dụng nhiều hình ảnh và biểu tượng để diễn tả cảm xúc của mình. Ông thường mô tả những khoảnh khắc đau thương, sự bối rối trong tâm trạng của mình, thể hiện sự chống đối trước thực tại nghiệt ngã.

3. **Ký ức về bạn bè**: Trong những câu thơ, tác giả nhắc đến những kỷ niệm đẹp về tình bạn, những buổi trò chuyện, tâm sự giữa hai người. Điều này khiến nỗi nhớ nhung và niềm tiếc thương càng trở nên sâu sắc hơn.

4. **Tình bạn và sự kết nối**: Nguyễn Khuyến không chỉ đau buồn về sự ra đi của Dương Khuê mà còn về cả những điều mà người bạn đã không thể trải nghiệm trong cuộc sống. Tình bạn giữa họ như một sợi dây kết nối chặt chẽ, và sự mất mát làm cho sợi dây đó trở nên đứt đoạn.

5. **Triết lý sống và cái chết**: Qua những dòng thơ, Nguyễn Khuyến cũng thể hiện những suy nghĩ về sự sống và cái chết. Ông không chỉ đối diện với cái chết của Dương Khuê mà còn tự suy ngẫm về số phận của chính mình và con người.

6. **Tìm kiếm sự đồng cảm**: Tác giả không chỉ kiếm tìm sự đồng cảm từ người đọc mà còn muốn mọi người cùng chia sẻ nỗi đau và niềm tiếc thương của mình đối với bạn bè.

7. **Hình ảnh thiên nhiên**: Cuối bài thơ, Nguyễn Khuyến có thể sử dụng hình ảnh thiên nhiên, như là một cách để thể hiện cảm xúc và hòa mình vào cảm xúc bi thương của nhân vật trong bài thơ. Đây cũng là một đặc trưng trong thơ của ông, nơi thiên nhiên thường gắn kết chặt chẽ với tâm trạng con người.

Tóm lại, 20 câu thơ cuối của bài "Khóc Dương Khuê" là một bức tranh cảm xúc cô đọng và sâu sắc, vừa thể hiện tình cảm chân thành của Nguyễn Khuyến dành cho người bạn vừa phản ánh các triết lý về cuộc sống. Qua thơ, ông đã gửi gắm được những suy tư và niềm trăn trở của mình về tình bạn, cuộc sống và cái chết.
0
0
Mộc Ngân
09/11 23:05:38
+5đ tặng
Bài thơ "Khóc Dương Khuê" của Nguyễn Khuyến là một tác phẩm nổi bật trong kho tàng thơ văn Việt Nam, thể hiện nỗi thương tiếc và lòng tưởng nhớ của tác giả đối với người bạn thân Dương Khuê. Dưới đây là phân tích ngắn gọn về 20 câu thơ cuối của bài thơ này.
Nội dung và cảm xúc:
20 câu thơ cuối của bài thơ thể hiện sự bày tỏ nỗi đau buồn, tiếc thương vô hạn của tác giả trước sự ra đi của người bạn thân. Nguyễn Khuyến sử dụng các hình ảnh thiên nhiên và cảm xúc cá nhân để làm nổi bật sự mất mát, đồng thời bộc lộ lòng tiếc thương vô bờ bến.
Các yếu tố nổi bật:

Nỗi buồn sâu lắng: Nguyễn Khuyến thể hiện nỗi đau không chỉ bằng từ ngữ, mà còn qua cách sử dụng các hình ảnh bi thương như "sóng nước" và "mây" để thể hiện sự vắng mặt của Dương Khuê. Mỗi hình ảnh đều mang một ý nghĩa sâu sắc về sự chia ly và cái chết.

Lòng tiếc thương bạn bè: Tác giả không chỉ khóc thương Dương Khuê mà còn bày tỏ sự tiếc nuối về những điều chưa kịp thực hiện cùng nhau, như những câu chuyện, những ước nguyện, những hoài bão chưa thành.

Tình bạn cao quý: Bài thơ khắc họa hình ảnh Dương Khuê như một người bạn tri kỷ, đầy tài năng, một người bạn đã không còn, nhưng dấu ấn của anh sẽ mãi mãi ở lại trong lòng tác giả. Tình bạn trong thơ Nguyễn Khuyến không chỉ là sự chia sẻ mà còn là một mối quan hệ tinh thần vô giá.

Kết luận: 20 câu thơ cuối của bài "Khóc Dương Khuê" là một đoạn thơ mang đậm cảm xúc, vừa đau buồn vừa thấm đẫm tình nghĩa, thể hiện sự mất mát sâu sắc của tác giả đối với người bạn thân. Nguyễn Khuyến đã khéo léo kết hợp cảm xúc cá nhân với những hình ảnh thiên nhiên để làm nổi bật nỗi đau này, đồng thời thể hiện sự tôn vinh tình bạn và tình cảm chân thành.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Little Wolf
09/11 23:05:52
+4đ tặng

Nguyễn Khuyến và Dương Khuê sinh thời là hai người bạn cực kỳ thân thiết và thấu hiểu lẫn nhau, cùng làm quan dưới thời Nguyễn trong buổi đất nước có nhiều biến đổi, khiến các nhà trí thức đương thời có phần bất lực và chán nản, càng khiến hai người có chung niềm tâm sự, họ lại càng trở nên thân thiết hơn cả.

Sự gắn bó, tri kỷ ấy quả thực là hiếm có của đời người, chính vì lẽ ấy nên khi nghe hung tin Dương Khuê mất vì bệnh nặng, Nguyễn Khuyến đã hết sức bàng hoàng và đau buồn bởi từ nay chẳng còn lấy một người tri âm, tri kỷ cùng ông chia sẻ những nỗi niềm riêng trong cuộc đời. Nguyễn Khuyến đã viết bài thơ Khóc Dương Khuê để tỏ nỗi lòng thương tiếc, xót xa của mình dành cho người bạn quá cố.

Dương Khuê (1839-1902), tự Giới Nhu, hiệu Vân Trì, là người văn hay chữ tốt, đỗ Cử Nhân cùng khóa với Nguyễn Khuyến, đỗ Tiến sĩ năm 1868 rồi ra làm quan, tuy nhiên cuộc đời làm quan của ông có nhiều thăng trầm bất định. Chán nản với cuộc đời quan chức không mấy suôn sẻ ông cáo quan lúc 58 tuổi, lui về vui vầy với rượu, thơ, đàn xướng. Các tác phẩm của ông gồm có cả thơ chữ Hán, nhưng ca trù lại mang lại cho ông sự nổi tiếng hơn cả ví như có bài Gặp lại cô đầu cũ.

Mở đầu bài thơ là sự hoang mang, bàng hoàng của Nguyễn Khuyến về sự ra đi đột ngột của Dương Khuê bạn mình.

"Bác Dương thôi đã thôi rồi,Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta." Nguyễn Khuyến gọi bạn mình bằng hai từ "Bác Dương" rất đỗi gần gũi, thân thiết, lại cũng thể hiện những tình cảm trân trọng, quý mến vô cùng của những người đồng trang lứa, cách gọi ấy tựa như lúc Dương Khuê vẫn còn sống mà hai người vẫn thường xưng hô với nhau.

Cụm từ "Thôi đã thôi rồi", từ "thôi" đầu thể hiện nỗi nuối tiếc xót xa khi vụt mất một thứ quan trọng nhất cuộc đời của Nguyễn Khuyến, từ "thôi" thứ hai là ngụ ý về sự ra đi của Dương Khuê. Nỗi đau mất bạn ấy là nỗi đau "ngậm ngùi" âm ỉ cháy trong lòng, người ra đi khiến người ở lại phải day dứt, buồn thương vô cùng, nỗi đau ấy không chỉ khu trú trong tâm hồn tác giả mà tựa như nước chảy mây bay, lan tỏa khắp cùng trời cuối đất, rộng lớn vô cùng.

Nhịp thơ, giọng điệu ở hai câu đầu nhẹ nhàng, âm thầm như dàn trải, mang đến cảm giác trầm buồn, càng diễn tả sâu sắc nỗi đau mất bạn của Nguyễn Khuyến. Trong sự mất mát to lớn ấy, Nguyễn Khuyến dần hồi tưởng về khoảng thời gian hai người còn bầu bạn, vui vầy.

"Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;

Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo

Có khi tầng gác cheo leo,

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang;

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.

Có khi bàn soạn câu văn,

Biết bao đông bích, điển phần trước sau.

Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn,

Phận đấu thăng chẳng dám tham trời".

Nhớ làm sao ngày mới quen biết cùng nhau đỗ khoa cử, lại cùng nhau "sớm hôm" bàn luận chuyện đời, mối quan hệ, tình bạn tri kỷ của Dương Khuê và Nguyễn Khuyến là tình cảm kính trọng, quý mến, thấu hiểu lẫn nhau, "kính yêu từ trước đến sau". Việc được gặp gỡ và kết thành tri kỷ với Dương Khuê, Nguyễn Khuyến rất đỗi coi trọng, ví như "duyên trời" định sẵn, là mối cơ duyên trăm năm có một, đâu phải dễ dàng.

Trước nỗi đau xót, nỗi tiếc thương vô hạn, Nguyễn Khuyến lại ngược bước về những năm tháng huy hoàng tuổi trẻ của ông với người bạn quá cố. Còn đâu những năm tháng trẻ khỏe sung sức, hết "chơi nơi dặm khách", lại vượt núi leo đồi nghe tiếng suối róc rách, rồi những buổi thảnh thơi trên "tầng gác cheo leo" cùng nhau nghe những cô đầu ngân nga câu hát ả đào êm ái.

Lại nhớ những ngày thâu đêm suốt sáng, cùng tri kỷ sẻ chia chén rượu quý thơm nồng, cùng nhau làm thơ, lại cùng nhau ngâm thơ, rồi bàn luận qua lại trước sau chau chuốt. Rồi những ngày cùng nhau vùi trong phòng sách nghiên cứu Tam phần ngũ điển để thấu hiểu cái đạo lý của người xưa.

Rồi cả quãng đời cùng nhau đỗ khoa cử, cùng nhau đứng ra phụng sự triều đình, cái mũ ô sa trên đầu dẫu có nặng trăm bề, dẫu có rối ren và nhiều cớ sự bất mãn, đôi bạn tri kỷ cũng chỉ biết san sẻ, thấu hiểu, cùng sát cánh vượt qua chứ nào dám than thở trước sau. Biết bao kỷ niệm quá đỗi đẹp đẽ, như mới chỉ ngày hôm qua đây thôi, nhưng nay người đã lại vội về chốn tây thiên cực lạc, Nguyễn Khuyến nghĩ mà thêm bồi hồi, thêm xót xa muôn phần.

Thời trai trẻ, có sức, có lực lại có cả ý chí ngoan cường là thế, buổi về già mọi thứ đã không còn được như trước, nhưng tình cảm tri kỷ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê vẫn không hề chuyển dời, thậm chí còn vì xa cách mà ngày càng thêm sâu sắc, gắn bó hơn cả.

"Bác già, tôi cũng già rồi,

Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!

Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,

Trước ba năm gặp bác một lần;

Cầm tay hỏi hết xa gần,

Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can

Khi tuổi đã cao, sức đã yếu thì những thú vui tuổi trẻ dần trở thành những thứ xa xỉ, thậm chí vì xa cách mà cả hai người mãi mới có bận gặp nhau một lần, đấy cũng là 3 năm về trước. Tuy nhiên dẫu có xa, dẫu có lâu không gặp thì tình bạn gắn bó keo sơn vẫn mãi ngự trị mãi trong ngực trái của cả hai người Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, chưa một lần nguội lạnh.

Họ vẫn thân thiết như xưa "Cầm tay hỏi hết xa gần", dường như bao chuyện lâu nay không được có người san sẻ đều tuôn ra hết trong lần gặp cuối ấy, được thấy bạn mình vẫn khỏe mạnh, "tinh thần chưa can" là niềm hạnh phúc vô bờ bến của những người tri kỷ. Có thể thấy rằng dẫu về già, không còn gặp nhau được mấy lần nhưng Nguyễn Khuyến vẫn giữ gìn vẹn nguyên cái tình cảm tri âm ấy, vẫn luôn hằng tưởng nhớ về người bạn tuổi trẻ thường xuyên chia sẻ tâm tình, cùng chung khổ nạn.

Hồi tưởng càng nhiều, ký ức càng tươi đẹp bao nhiêu thì quay trở về với hiện thực tác giả lại càng phải đối mặt với hiện thực phũ phàng và đau xót bấy nhiêu, những mộng tưởng của ngày xưa đã vĩnh viễn đi vào quá khứ. Nguyễn Khuyến buộc phải đối mặt với hiện thức rằng Dương Khuê đã ra đi mãi mãi, ông đã mất đi người bạn quý giá nhất cả cuộc đời, giờ chỉ còn lại tấm thân già cô đơn giữa thời thế loạn lạc.

"Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

Tôi lại đau trước bác mấy ngày;

Làm sao bác vội về ngay,

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời"

Ông không khỏi ngậm ngùi, đau xót một nỗi tiếc thương rằng tại sao Dương Khuê vốn nhỏ tuổi hơn ông, lại bệnh tật cũng sau ông, thế mà chẳng hiểu sao "bác vội về ngay", tin ấy khiến cho Nguyễn Khuyến bàng hoàng "chân tay rụng rời", vì không thể tin nổi trước hung tin như sét đánh ngang tai ấy. Giờ đây bạn hiền đã về với miền cực lạc, để lại Nguyễn Khuyến một thân già với nỗi đau đớn, hụt hẫng và hoang mang vô cùng.

"Ai chẳng biết chán đời là phải,

Vội vàng sao đã mải lên tiên;

Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa;

Giường kia treo những hững hờ,

Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn."

Bạn hiền đã mất, còn lại mình Nguyễn Khuyến với nỗi cô đơn, trống vắng thì thiết tha gì những thú vui từng một thời say đắm, rượu ngon cũng trở nên vô vị, thú vui làm thơ cũng dần chán nản, bởi còn đâu người hợp ý để vui vầy, sẻ chia nữa. Tình cảm thắm thiết tri âm, tri kỷ ấy sánh ngang với điển cố của người xưa như tình bạn giữa Trần Phồn - Từ Trĩ, như Tử Kỳ - Bá Nha, sâu nặng, ân nghĩa vô cùng.

Quay về với thực tại, trước vong linh người bạn hiền quá cố, Nguyễn Khuyến cuối cùng cũng đã thoát khỏi cái hồi tưởng xa xăm, trở về với hiện thực đau đớn, xót xa. Nhưng dẫu Dương Khuê có chết đi, thì tình cảm giữa hai người vẫn trường tồn mãi mãi, là thứ trân quý nhất trong cuộc đời mà Nguyễn Khuyến hằng trân trọng.

"Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,

Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!"

Nỗi đau đớn ấy đã không thể chảy thành hàng lệ dài, mà Nguyễn Khuyến giấu nó vào trong góc sâu nhất của trái tim, để tưởng nhớ mãi về một người bạn hiền tri âm tri kỷ. Những câu thơ cuối là lời buông thật nhẹ nhàng, buồn tủi, là sự chấp nhận của tâm hồn thi sĩ trước sự ra đi của bạn mình. Thôi đành hẹn kiếp sau lại được làm tri kỷ, kiếp này duyên trời coi như đã hết.

Khóc Dương Khuê là bài thơ cảm động và sâu sắc của Nguyễn Khuyến viết để tưởng nhớ về người bạn quá cố, qua đó thấy được những tình cảm đáng quý, thiết tha sâu nặng giữa những người tri kỷ, đồng thời ca ngợi tình bạn thiêng liêng, trăm năm có một của nhà thơ. Bằng thể thơ song thất lục bát, giọng thơ êm đềm, chậm rãi, ngôn từ giản dị, tác gỉa tinh tế sử dụng các điển tích điển cố một cách khéo léo đã làm tăng sức hấp dẫn của bài thơ, diễn tả thành công nỗi buồn của thi nhân đầy xót xa, suy tư và trầm lắng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư