Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thiết kế thực đơn một ngày bình thường

Thiết kế thực đơn một ngày bình thường (VD: sáng, trưa chiều,...) lưu ý các bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

4 trả lời
Hỏi chi tiết
733
2
1
Nga
13/04/2021 20:07:48
+5đ tặng

- Buổi sáng: Mỳ xào giòn + Bánh bao

- Buổi trưa: Cơm + Nấm xào + Sườn chua ngọt + Rau củ luộc + Thịt kho tàu + Cá kho tiêu + Dưa hấu

- Buổi tối : Cơm + Mực nhồi thịt + Bò băm mặn ngọt + Súp lơ xào thịt bò + Măng chua nộm + Nhãn.

Thực đơn dành cho bữa liên hoan:

- Xôi ngũ sắc

- Thịt cuộn rau củ

- Trứng cút chiên giòn

- Salad bắp cải

- Tôm lăn bột rán

- Sườn chua ngọt

- Rau xào thập cẩm

- Đậu xào thịt bò

- Canh củ khoa nhồi thịt

- Cá chiên giòn

- Tráng miệng : Dưa hấu.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Duongthanhhuong
13/04/2021 20:08:03
+4đ tặng

Bữa trưa:

  • Gà kho gừng
  • Khổ qua xào lòng gà
  • Canh đậu hũ non nấu nấm bào ngư
  • Tráng miệng: Thanh long

 

Bữa tối:

  • Cá lóc kho tiêu
  • Rau muống xào tỏi
  • Canh bí nấu thịt bằm
  • Tráng miệng: Bánh flan

 

Thực đơn thứ 3: thực đơn đi chợ hàng ngày

Bữa sáng: Cơm chiên Dương Châu

 

Bữa trưa:

  • Thịt kho trứng cút
  • Canh chua cá diêu hồng
  • Đậu cô ve xào cháy tỏi
  • Tráng miệng: Cam tươi

 

Bữa tối:

  • Ếch xào hành tây
  • Chả cá chiên
  • Canh rau cải nấu ngao
  • Món tráng miệng: Thạch rau câu

 

Thực đơn thứ 4: thực đơn hàng ngày khoa học

Bữa sáng: Canh miến nấu lòng gà

 

Bữa trưa:

  • Sườn xào chua ngọt
  • Salad dầu giấm
  • Canh rau ngót thịt bò
  • Tráng miệng: Yaourt trái cây

 

Bữa tối:

  • Tôm rang thịt ba chỉ
  • Rau củ quả luộc
  • Canh nấm lá hẹ
  • Tráng miệng: Chè đậu đỏ


Bên cạnh các món chính, bữa ăn không thể thiếu món tráng miệng

Thực đơn thứ 5: thực đơn hàng ngày miền nam

Bữa sáng: Mì xào rau cải thìa

 

Bữa trưa:

  • Cá rô phi xốt cà chua
  • Lòng gà xào hoa thiên lý
  • Canh rau má nấu tôm
  • Tráng miệng: Kem

 

Bữa tối:

  • Thịt bò xào – rau cải mầm
  • Mực tâm bột chiên giòn
  • Canh cua rau đay – cà pháo
  • Tráng miệng: Trái cây tươi tùy ý

 

Thực đơn thứ 6: thực đơn hàng ngày cho bé

Bữa sáng: Bún thịt chiên

 

Bữa trưa:

  • Cá kèo kho tộ
  • Gỏi tai heo
  • Canh mọc thập cẩm
  • Tráng miệng: Thạch dưa hấu tự làm

 

Bữa tối:

  • Thịt ba chỉ nướng – rau sống
  • Bạch tuộc xào dưa leo
  • Canh rau cải cá nướng
  • Tráng miệng: Chè hạt sen củ năng

 

Thực đơn thứ 7: thực đơn ăn chay hàng ngày

Bữa sáng: Cháo xương heo

 

Bữa trưa:

  • Gà rang muối
  • Mướp xào đậu phộng
  • Canh khổ qua ngồi thịt
  • Tráng miệng: Nước ép trái cây

 

Bữa tối:

  • Bò kho – bánh mì

 

  • Sữa chua thạch lá nếp

 

Thực đơn chủ nhật: thực đơn keto hàng ngày

Bữa sáng: Bún mọc

 

Bữa trưa:

  • Lẩu hải sản chua cay

 

  • Tráng miệng: chè bưởi
1
4
Thiên sơn tuyết liên
13/04/2021 20:08:11
+3đ tặng
Thực đơn dinh dưỡng cho một ngày lành mạnh
06:00 27/02/2020 

Vào mùa nắng nóng việc cân đối dinh dưỡng hằng ngày theo tháp dinh dưỡng và vận động hợp lý là hai điều quan trọng mà TS.,BS. Trần Thị Minh Hạnh khuyến cáo mỗi người cần thực hiện để duy trì sức khỏe và có hệ miễn dịch tốt.
12 bí quyết dinh dưỡng dự phòng lây nhiễm Covid-19
Cẩm nang dinh dưỡng phòng Covid-19 dành cho các bà nội trợ
Dinh dưỡng cho người “thiếu máu”!
Khởi động dự án “cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi”

Phóng viên đã có buổi trao đổi với TS.,BS. Trần Thị Minh Hạnh – Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế thuộc Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn – về việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể thông qua dinh dưỡng.

Ăn đủ ba bữa mỗi ngày

Theo TS.,BS. Trần Thị Minh Hạnh, việc bổ sung các chất cho cơ thể qua đường ăn uống là cách sinh lý và an toàn nhất. Theo đó, người bình thường không mắc các bệnh lý đặc biệt nên quy chiếu chế độ ăn theo tháp dinh dưỡng để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh từ bên trong.

Cụ thể, chế độ ăn của một người nên cân bằng giữa các nhóm chất: tinh bột, chất xơ-vitamin, chất đạm, chất béo và gia vị. Đối với nhóm tinh bột, mỗi người phải ăn đủ ba bữa mỗi ngày với các loại tinh bột thông thường như cơm, bún, phở, bánh mì… Bên cạnh đó, người trưởng thành cần ăn khoảng 300g rau củ và khoảng 2–3 phần trái cây mỗi ngày. Một phần trái cây tương đương một trái cam và cũng nên ăn đa dạng các loại rau củ, trái cây, hạn chế ăn trái cây ngọt.

Ở nhóm đạm, cơ thể cần được bổ sung đủ và vừa phải. Chất đạm đến từ các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu các loại. Trẻ nhỏ có thể ăn được cả thịt mỡ, thịt nạc, cá, tôm nhưng người trưởng thành chỉ nên cung cấp tùy theo thể trạng hoặc bệnh lý cơ thể. Lưu ý nên ăn xen kẽ các thực phẩm thuộc nhóm này chứ không nên ăn thiên về một loại đạm.

Có rất nhiều loại chất béo để mỗi người chọn bổ sung cho cơ thể. Người lớn nên bổ sung các chất béo thực vật từ các loại hạt như óc chó, đậu nành, dầu mè… Trong khi đó, trẻ em có thể sử dụng đa dạng loại chất béo hơn. Tuy nhiên, người già nếu có chế độ ăn quá nhiều chất béo thì nên giảm bớt. Ngoài ra, nên giảm bớt gia vị trong khẩu phần ăn và sử dụng muối Iốt.

Trong mùa nắng nóng dễ gây bệnh dịch, TS.,BS. Trần Thị Minh Hạnh nhấn mạnh cách để tăng cường sức khỏe là cần ăn uống đầy đủ, đặc biệt là bổ sung đủ đạm và các chất cần thiết cho hệ miễn dịch như vitamin A, C, D, E, kẽm… Mỗi người nên uống đủ nước, ngủ đủ giấc, vận động thể thao hằng ngày, suy nghĩ tích cực và duy trì lối sống lành mạnh để tăng cường sức khỏe.

“Hiện đang có số lượng lớn thanh long và dưa hấu cứu trợ nông dân. Đây là hai loại trái cung cấp nhiều chất xơ, giải khát cho cơ thể, có thể bổ sung hằng ngày. Trong dưa hấu còn có chất lycopene chống oxy hóa rất tốt. Cách ăn là ăn trực tiếp cả xác, ăn vừa đủ, không nhất thiết phải ép nước để uống nhiều vì có thể thừa lượng đường”, TS.,BS. Trần Thị Minh Hạnh gợi ý.

Dinh dưỡng theo độ tuổi

 

TS.,BS. Trần Thị Minh Hạnh cho biết, việc ăn theo tháp dinh dưỡng là cách dành cho những người bình thường, khỏe mạnh, còn những người có bệnh lý riêng hoặc tùy theo thể trạng, độ tuổi nên lưu ý để gia giảm cho phù hợp.

Trẻ em: Hầu hết trẻ em thường thích ăn đồ ngọt, ăn vặt và không thích ăn rau. Về vấn đề này, TS-BS Trần Thị Minh Hạnh gợi ý một số món ăn vặt lành mạnh cho các bé như sữa chua trái cây, bánh flan, phô mai, các loại hạt rang, trái cây sấy… Để tập cho trẻ ăn rau, các bậc phụ huynh có thể thêm rau củ vào các món ăn để trẻ tập ăn dần; ví dụ như thêm cà chua vào món trứng chiên, bắp cải gói thịt bằm hoặc thêm bất cứ loại rau củ nào chế biến cùng món thịt.

Người trưởng thành: Thanh niên và người trưởng thành lại có cuộc sống bận rộn, thường ăn uống ngoài hàng quán. Theo TS.,BS. Trần Thị Minh Hạnh, việc ăn uống tại nhà với những món ăn từ thực phẩm tươi vẫn tốt hơn là sử dụng đồ ăn sẵn. Tuy nhiên, nếu không còn lựa chọn nào khác là phải ăn ngoài hàng quán, mỗi người cần lưu ý tiêu chí vệ sinh: nên chọn quán ăn trong nhà có vòi nước rửa tay, thao tác người bán hợp vệ sinh, không ăn thực phẩm sống như rau sống hay thịt cá sống.

Người lớn tuổi: Người già là nhóm tuổi dễ bị thiếu chất nhất vì sức khỏe yếu dẫn đến hoạt động của cơ thể kém, sức nhai giảm, hệ tiêu hóa kém hơn. Vì vậy, dinh dưỡng cho người già cần lưu ý tăng, giảm theo chế độ ăn đã có và chế biến phù hợp với sức nhai. Do tiêu hóa kém nên người lớn tuổi có thể không ăn được nhiều trong một bữa, lúc này, cần thêm các bữa phụ hoặc chia nhỏ khẩu phần ăn. Đặc biệt, người lớn tuổi thường ít có cảm giác khát nước vì độ nhạy của các cơ quan đã giảm, nên cần lưu ý uống nhiều nước hơn.

Vận động hợp lý

Dù ở độ tuổi nào, TS.,BS. Trần Thị Minh Hạnh cũng khuyến cáo mỗi người nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe.

Cụ thể, người bình thường, không bị béo phì cũng nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5-7 ngày trong tuần với mức vận động trung bình, tức tăng nhịp tim như chạy bộ, đi bộ nhanh. Trẻ em có thể vận động từ một đến hai tiếng mỗi ngày, còn thanh niên là nhóm vận động cường độ trung bình đến cao, ít nhất một tiếng mỗi ngày. Người già nên dành khoảng 30 phút vận động nhẹ nhàng, kết hợp hít thở là đủ.

Theo lời khuyên của bác sĩ, có thể phối hợp các môn thể thao đơn giản như chạy bộ, đạp xe, bơi lội xen kẽ các động tác tập sức cơ: chống đẩy, cơ đùi, cơ tay, squats…

4
0
Hiển
13/04/2021 20:08:20
+2đ tặng
Bữa sáng: Bánh mì trứng ốp la

Bữa trưa:

  • Gà kho gừng
  • Khổ qua xào lòng gà
  • Canh đậu hũ non nấu nấm bào ngư
  • Tráng miệng: Thanh long
  •  

Bữa tối:

  • Cá lóc kho tiêu
  • Rau muống xào tỏi
  • Canh bí nấu thịt bằm
  • Tráng miệng: Bánh flan

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Công nghệ Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo