Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hậu quả của ô nhiễm môi trường làng nghề là gì?

Hậu quả của ô nhiễm môi trường làng nghề là gì? Ai đó help mình vs :((

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
388
2
1
*•.¸♡???????? ...
15/04/2021 21:12:57
+5đ tặng
Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, thành phố hiện có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động, trong đó mới có 26 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải. Kết quả điều tra, khảo sát, lấy mẫu và phân tích nguồn nước tại 292 làng nghề ở Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020 cho thấy, 139 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng (chiếm 47,6%), 95 làng nghề ô nhiễm (chiếm 32,5%), 58 làng nghề không ô nhiễm về nguồn nước (chiếm 19,9%), tỷ lệ nước thải làng nghề được thu gom xử lý chỉ chiếm khoảng 5,2%. Ðối với việc xử lý chất thải chăn nuôi, mặc dù các hầm khí sinh học bi-ô-ga được xây dựng theo quy chuẩn, nhưng hệ thống này chỉ phát huy đối với các cơ sở chăn nuôi dưới 100 con. Với các trang trại chăn nuôi lớn, hệ thống bị quá tải, lượng nước thải ra môi trường không bảo đảm... Còn theo kết quả khảo sát tại 40 làng nghề của Trung tâm Quan trắc và Phân tích tài nguyên môi trường Hà Nội, hầu hết môi trường nước, không khí, đất đai của các làng nghề đã và đang bị ô nhiễm, thậm chí ô nhiễm ở mức báo động như: làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ở các xã Minh Khai, Cát Quế, Dương Liễu (huyện Hoài Ðức); Kỳ Thủy, Thanh Lương, Cự Ðà, Bích Hòa (huyện Thanh Oai)… Phần lớn nước thải phát sinh từ quá trình tẩy rửa nguyên liệu, các khâu chế biến trong sản xuất chưa được thu gom, xử lý xả trực tiếp ra môi trường.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Thiên sơn tuyết liên
15/04/2021 21:13:50
+4đ tặng
Do phát triển làng nghề theo kiểu manh mún theo hộ gia đình cộng với thiếu ý thức về bảo vệ môi trường, nên đa số làng nghề xưa nay vẫn tùy tiện xả thải ra môi trường tự nhiên, coi việc xử lý hậu quả ô nhiễm là việc của các cơ quan chức năng Nhà nước. Mặt khác, kinh phí xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm chiếm từ 5 - 25% tổng kinh phí đầu tư của một cơ sở sản xuất, nên giải pháp “tối ưu” nhất của các làng nghề là xả thẳng chất thải, nước thải vào hệ thống công cộng hoặc các ao hồ trong khu vực. Dẫn tới chính họ phải gánh chịu nạn ô nhiễm môi trường đầu tiên, mà hậu quả của nó là tỷ lệ những người mắc bệnh ngoài da, đường ruột, hô hấp và ung thư cao hơn hẳn so với người dân ở vùng khác. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải hoàn chỉnh hệ thống luật pháp đồng bộ để tạo cơ sở trong xử lý.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×