Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các kiểu cấu tạo câu (khái niệm, đặt điểm, phân loại)

các kiểu cấu tạo câu 
( khái niệm / đặt điểm / phân loại )

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.646
3
0
Nhung
16/04/2021 18:51:34
+5đ tặng
I. Các kiểu câu phân loại theo cấu tạo:
1. Câu đơn
- Câu đơn là câu do một cụm chủ - vị tạo nên.
- Câu đơn có thể có nhiều chủ ngữ hoặc nhiều vị ngữ giữ chức vụ là bộ phận song song.
2. Câu ghép
a) Khái niệm
Câu ghép là câu do hai hay nhiều cụm chủ - vị độc lập tạo thành nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa.
b) Cách nối các vế câu ghép
Có hai cách nối các vế câu ghép:
- Nối trực tiếp bằng dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm phẩy,…
Ví dụ: Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
- Nối gián tiếp bằng từ ngữ có tác dụng liên kết:
* Nối bằng một quan hệ từ: và, rồi, thì, vì, do, tại, bởi, nên, nhưng,…
Ví dụ: Trời mưa nên đường rất trơn.
* Nối bằng cặp quan hệ từ: nếu… thì, vì … nên, tuy … nhưng,…
Ví dụ: Nếu biển động thì thuyền trưởng không thể ra khơi được.
* nối bằng cặp từ hô ứng: đâu … đấy, bao nhiêu … bấy nhiêu, nào … ấy, sao … vậy, vừa … đã, vừa … vừa, càng … càng,…
Ví dụ: Gió càng to, biển càng động dữ dội.
II. Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
1. Câu trần thuật (câu kể)
- Câu trần thuật là kiểu câu dùng để miêu tả, kể hoặc nêu nhận định, đáng giá, phán đoán… về người, sự vật, sự việc, hiện tượng.
Ví dụ: Ngoài kia, bầu trời trong xanh như ngọc.
- Dấu hiệu: Câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm (.) và thường có các từ mang ý nghĩa khẳng định hoặc phủ định (có, không, chưa…)
Ví dụ: Hoài không muốn các bạn lo lắng cho sức khỏe của cô.
2. Câu nghi vấn (câu hỏi)
- Câu nghi vấn là kiểu câu dùng để hỏi, tìm hiểu những thông tin chưa biết.
- Dấu hiệu: Câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?) và có các từ để hỏi (mấy, bao nhiêu, ai, nào, đâu, sao, bao giờ, chưa, gì…)
Ví dụ: Bạn đã ăn cơm chưa?
3. Câu cầu khiến (câu khiến),
- Câu cầu khiến là kiểu câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, mệnh lệnh, …của người nói (người viết) với người khác.
- Dấu hiệu: Câu nghi cầu khiến kết thúc bằng dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm (.) và thường có các từ ngữ thể hiện yêu cầu (hãy, đừng, chớ…).
4. Câu cảm thán (câu cảm)
- Câu cảm thán là kiểu câu dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên…) đối với người nghe hoặc sự vật, hiện tượng được nói tới trong câu.
- Dấu hiệu: Câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm cảm (!) và có các từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc như: ôi, ối, ủa, ái chà, chao ôi,…
Ví dụ: Chao ôi! Thế là mùa xuân mong ước đã về.
Chú ý: Câu phân loại theo mục đích nói còn được dùng với mục đích gián tiếp. Khi đó phải căn cứ vào hòn cảnh sử dụng và mục đích của câu để xác định kiểu câu.
Ví dụ: Câu hỏi dùng để chào, thể hiện cảm xúc, yêu cầu…
Chị có thể mua giúp em một quyển vở được không?
( Câu hỏi nhưng dùng để nhờ, yêu cầu người khác giúp đỡ).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Lê Ngọc Minh
16/04/2021 18:59:18
+4đ tặng

Khái niệm của câu đặc biệt: Câu đặc biệt được lý giải rất ngắn gọn đó là kiểu câu thường chỉ có 1 hoặc cụm từ, cấu tạo sẽ không theo mô hình chủ vị.

CT: ko có cụm chủ vị

Câu đặc biệt có 4 loại:

+ Dùng để Bộc lộ cảm xúc

+ Dùng để gọi đáp

+ Dùng để xác định thời gian địa điểm

+ Dùng để liệt kê, thông báo sự vật, hiện tượng

· Khái niệm câu bình thường:  là một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định, diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn, dùng để thực hiện một mục đích nói năng nào đó.

CT: C-V (hoặc 2 cụm C-V hay nhiều hơn)

Phân loại:

+ Câu Nghi vấn

+ Câu cầu khiến

+ Câu Trần thuật
+ Câu cảm thán

+Câu Đặc biệt

1
0
+3đ tặng

Khái niệm của câu đặc biệt: Câu đặc biệt được lý giải rất ngắn gọn đó là kiểu câu thường chỉ có 1 hoặc cụm từ, cấu tạo sẽ không theo mô hình chủ vị.

CT: ko có cụm chủ vị

Câu đặc biệt có 4 loại:

+ Dùng để Bộc lộ cảm xúc

+ Dùng để gọi đáp

+ Dùng để xác định thời gian địa điểm

+ Dùng để liệt kê, thông báo sự vật, hiện tượng

· Khái niệm câu bình thường:  là một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định, diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn, dùng để thực hiện một mục đích nói năng nào đó.

CT: C-V (hoặc 2 cụm C-V hay nhiều hơn)

Phân loại:

+ Câu Nghi vấn

+ Câu cầu khiến

+ Câu Trần thuật
+ Câu cảm thán

+Câu Đặc biệt

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo