Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em có cảm nghĩ gì khi đọc sách?

Em có cảm nghĩ gì khi đọc sách?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
202
1
1
___Cườn___
19/04/2021 20:51:44
cảm nghĩ khi đọc sách là vui vẻ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Hiển
19/04/2021 20:52:12
+4đ tặng

từ xưa đến nay, sách luôn được đánh giá là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Đó là nơi lưu trữ lại những tinh hoa và trí tuệ của lớp người đi trước đến hậu thế. Tất cả các nhà khoa học, nhà văn nhà thơ, các tỷ phú đề nói về chuyện cần thiết của việc đọc sách. Thế nhưng bàn về đọc sách một cách nhẹ nhàng, xác đáng, lập luận chặt chẽ thì nhất định phải kể đến tác phẩm "Bàn về đọc sách" của tác giả Chu Quang Tiềm.

Tác phẩm Bàn về đọc sách được in trong tập Danh nhân Trung Quốc bàn về việc đọc sách. Trong tác phẩm này, tác giả đã nêu ra lợi ích và tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách hiệu quả. Chu Quang Tiềm đưa vào tác phẩm những lí lẽ xác đáng, nhiều kinh nghiệm thực tế, trình bày bố cục, nêu luận điểm mạch lạc. Sau khi nói về chuyện học vấn, tác giả khẳng định ngay tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách. Sau đó là các khó khăn dễ gặp phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. Và cuối cùng là tác giả trình bày về các phương pháp đọc sách đúng đắn và hiệu quả. Bằng những phân tích ngắn gọn, ví dụ cụ thể, dễ hiểu, tác giả đã làm sáng tỏ ý nghĩa của sách với sự phát triển của nhân loại.

Ngay từ đầu đoạn trích, tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của việc đọc sách: Học vấn không chỉ có chuyên đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn". Học vấn là vốn hiểu biết tích lũy được qua quá trình lâu dài, có rất nhiều con đường để có được học vấn, và Chu Quang Tiềm khẳng định một trong những con đường quan trọng đó không gì khác ngoài "đọc sách".

Thế nhưng sách là gì? Sách được tác giả định nghĩa như "kho tàng quý báu của di sản tinh thần nhân loại" đã được "ghi chép mà lưu truyền lại" được tác giả so sánh như "cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật". Có thể thấy, nhờ có sách mà con người ta có thể hiểu được con người, xã hội trước. Chẳng phải từ Truyện Kiều của Nguyễn Du mà ta hiểu và thêm yêu quý, trân trọng những số phận đau khổ của xã hội cũ hay sao? Những phát minh tiến hóa từ nhỏ đến vĩ đại của loài người ta đều có thể tìm đến được qua sách. Từ việc chế tạo chiếc bóng đèn đến đưa con người lên mặt trăng... sách đều có thể cung cấp cho ta tri thức. Đây đúng là "con đường quan trọng nhất" để nâng cao học vấn như tác giả đã khẳng định.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, kho tàng sách vở được tích lũy ngày càng phong phú, trên thị trường càng ngày càng có nhiều loại sách, những điều này đã dẫn người đọc đến hai cái khó, mà sau đó tác giả đã chỉ ra rất cụ thể. Một là sách ngày một nhiều khiến người đọc không thể chuyên sâu. Tác giả có so sánh việc đọc sách ngày nay với việc đọc sách của các học giả Trung Hoa thờ cổ đại để thấy rõ việc đọc sách nên trọng về chất lượng chứ không trọng về số lượng. Chỉ cần một quyển sách mà có thể dùng cả đời cũng không hết. Để cho sâu sắc và dễ nhớ hơn, Chu Quang Tiềm còn so sánh việc đọc sách với việc "ăn uống" các thứ không có lợi càng tích nhiều càng dễ "sinh bệnh". Bên cạnh đó ông còn châm biếm các học giả trẻ đọc sách một cách "liếc qua" tuy nhiều mà "lưu tâm" thì rất ít, "hư danh nông cạn".

Khó khăn thứ hai được tác giả chỉ ra cho việc đọc sách ở thời điểm hiện tại là việc trước thư viện hàng biển sách, núi sách. Việc nhiều sách như vậy dễ làm người đọc hoang mang, mất thời gian và đọc một cách thiếu định hướng. Tác giả còn so sánh việc đọc sách giống như đánh trận để thấy được đây là một việc vô cùng khó khăn và phải có những quyết định, phương pháp đúng đắn. Chu Quang Tiềm khuyên độc giả phải "đánh vào thành trì kiên cố, chiếm cứ mặt trận xung yếu". Tức là việc đọc sách cũng phải có mục tiêu, xác định được thứ mình muốn và những quyển sách thực sự cần, tránh "tự tiêu hao lực lượng".

Từ hai khó khăn bên trên, tác giả có dẫn người đọc đến hai phương pháp đọc để đem lại nhiều hiệu quả nhất. Đó là việc "quý hồ tinh bất quý hồ đa", tức là "đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ". Có đọc lướt qua 10 lần 1 quyển cũng không bằng đọc kĩ một quyển sách 10 lần, đọc và ngẫm đi ngẫm lại giống như cách bậc hiền nhân đời trước: "Sách cũ trăm lần xem chẳng chán / Thuộc lòng, ngâm kĩ một mình hay". Đọc nhiều chưa hẳn đã vinh, đọc ít chưa hẳn đã xấu hổ. Tác giả còn đem so sánh việc đọc sách chỉ lấy nhiều, khoe mẽ với việc "cưỡi ngựa đi qua chợ...", "kẻ trọc phú khoe của " để châm biếm những kẻ đọc mà không ngẫm nghĩ, chỉ lấy thành tích và số lượng.

Ngoài ra, tác giả còn khuyên người đọc sách nên chia sách thành hai loại là sách để thường thức, một loại đọc để làm học vấn chuyên sâu. Loại sách để thưởng thức, theo tác giả là những sách gần gũi hàng ngày, ai cũng cần phải biết, đó là các bài học ở trung học và năm đầu đại học, ai cũng phải mỗi môn "chọn kĩ từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ". Chu Quang Tiềm đặc biệt đề cao việc có những kiến thức thường thức. Ông cho rằng nó "không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại" mà đối với các nhà học giả chuyên môn "cũng không thể thiếu được". Bởi theo ông, các bộ môn, cách ngành khoa học đều có quan hệ mật thiết với nhau và không thể tách rời. Nếu chỉ biết nghiên cứu cho môn khoa học của mình mà không có các kiến thức liên quan thì "giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát". Tác giả nêu lên phương châm trong học vấn "phải biết rộng rồi sau mới nắm chắc", khuyến khích người ta đọc rộng, tìm tòi và tăng thêm vốn hiểu biết đang dạng hơn cho mình.

Bàn về đọc sách không phải là một vấn đề mới, tuy nhiên dưới sự thể hiện của tác giả Chu Quang Tiềm thì lại đem đến cho người đọc những cảm xúc, cách nhìn nhận mới và độc đáo hơn. Bởi, trong tác phẩm, từ nội dung đến hình thức nghệ thuật đều được trình bày thấu lí đạt tình. Các nhận định, ý kiến của Chu Quang Tiềm đưa ra đều xác đáng, hợp lẽ. Giọng điệu sử dụng trong tác phẩm vừa như chuyện trò, tâm tình thân ái, kết hợp với việc so sánh, ví dụ một cách mạch lạc, dễ hiểu, dễ nhớ.

Bàn về đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm ra đời cách đây khá lâu, nhưng ta có thể thấy những lí lẽ và lời khuyên răn trong đó vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, khi mà việc đọc sách ngày càng trở nên cần thiết hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×