Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích Công xã Pa ri-Nhà nước vô sản đầu tiên thể hiện bản chất nhà nước kiểu mới

Phân tích Công xã Pa ri-Nhà nước vô sản đầu tiên thể hiện bản chất nhà nước kiểu mới

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.496
2
4
Nguyễn Nguyễn
22/04/2021 19:50:40
+5đ tặng
 Hội đồng Công xã- cơ quan cao nhất của nhà nước mới, do nhân dân lao động bầu ra.
Ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân.
 Ban bố và thi hành xác lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.

Với âm mưu mở rộng bành trướng ra bên ngoài, ngày 19-7-1870, Na-pô-lê-ông III(1) tuyên chiến với Phổ, mở đầu cuộc chiến tranh Pháp - Phổ(2). Ngay từ đầu cuộc chiến tranh, quân Pháp đã bị tổn thất nặng nề. Ngày 1-9-1870, trong trận Xơ-đăng, quân Pháp bại trận. Nhân cơ hội đó, ngày 4-9-1870, nhân dân Pa-ri lập tức vùng lên khởi nghĩa, lật đổ nền đế chế thứ II, thành lập nước Cộng hoà Pháp lần thứ ba. Để bảo đảm cho nền cộng hoà vừa mới thành lập, đồng thời xoa dịu dân chúng, giai cấp tư sản Pháp đã thành lập Chính phủ vệ quốc. Với động thái này, nhân dân Pa-ri và giai cấp công nhân Pháp hy vọng Chính phủ sẽ đảm đương được trọng trách bảo vệ Tổ quốc trước sức ép của quân Phổ. Nhưng trên thực tế, Chính phủ Vệ quốc không có bất cứ hành động nào chống lại quân xâm lược, ngược lại, ngầm có hành động bán nước. Trong khi đó ở ngoài mặt trận, quân Pháp đang bị thua liên tiếp, quân Phổ theo đà thắng lợi tiến rất nhanh vào lãnh thổ Pháp, chỉ trong một thời gian ngắn đã chiếm 1/3 lãnh thổ và vây chặt Pa-ri. Hơn lúc nào hết, Pa-ri tráng lệ đang đứng trước thử thách vô cùng nghặt nghèo. Trong thời khắc lịch sử quan trọng đó, nhân dân và giai cấp công nhân Pháp đã đứng lên khẳng định sức mạnh của mình trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền dân tộc. Với tinh thần xả thân vì nước, rất nhanh chóng, giai cấp công nhân Pháp đã tổ chức được 194 tiểu đoàn Vệ Quốc quân(3) với quân số lên tới 30 vạn người.

Tháng 2-1871, A.Chi-e(4) công khai đầu hàng và ký hoà ước với quân xâm lược, đồng ý bồi thường 5 tỉ Phơ-răng, cắt nộp hai tỉnh An-dát và Lo-ren cho Phổ và giải giáp quân đội chính quy của Chính phủ Vệ quốc. Lúc này, Vệ quốc quân trở thành trở ngại cho chính sách đầu hàng của Chính phủ bán nước. Do vậy, những người đứng đầu Chính phủ bán nước tìm mọi cách tiêu diệt lực lượng Vệ quốc quân. Theo đó, 3 giờ sáng ngày 18-3-1871, quân Chính phủ do Tư lệnh bảo vệ Pa-ri Vê-nua chỉ huy đánh lén vào các trận địa pháo của Vệ quốc quân. Một đội cảnh sát và một số quân thường trực do đích thân Vê-nua chỉ huy đánh vào cao điểm Mông-mác(5) ngoại thành Pa-ri về phía bắc. Sau gần 5 giờ tấn công, quân Chính phủ đã chiếm được cao điểm Mông-mác. Để đối phó với tình hình, Ủy ban Trung ương Vệ quốc quân điều lực lượng đến chi viện cho Mông-mác. Có được lực lượng tăng cường, các chiến sĩ Vệ quốc quân tiến hành phản công, nhanh chóng chiếm các cơ quan Chính phủ, quảng trường, nhà ga và các trại lính.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
3
vanh
22/04/2021 19:50:42
+4đ tặng

TCCS - Cách đây 140 năm, một sự kiện trọng đại diễn ra trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đó là Công xã Pa-ri, một nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, được thành lập sau cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Thủ đô Pa-ri (Pháp) vào ngày 18-3-1871. Sự ra đời của Công xã Pa-ri vừa là sự kiểm nghiệm, vừa là sự chứng minh tính khoa học và cách mạng của học thuyết Mác về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Ngày nay, những lý tưởng cao đẹp của Công xã Pa-ri vẫn luôn tỏa sáng trong phong trào xã hội chủ nghĩa, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vì dân chủ, công bằng, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Đánh giá về ảnh hưởng sâu sắc của Công xã Pa-ri đến cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở châu Âu cuối thế kỷ XIX, V.I. Lê-nin nhấn mạnh: Công xã Pa-ri đã khuấy động mạnh mẽ phong trào xã hội chủ nghĩa ở toàn thể châu Âu. Công xã đã dạy cho giai cấp vô sản châu Âu “đặt những vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa một cách cụ thể”. Tuy có phạm sai lầm và thất bại, nhưng nó “vẫn là một kiểu mẫu vĩ đại nhất của phong trào vô sản vĩ đại nhất trong thế kỷ XIX”.

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự xuất hiện của Công xã Pa-ri là do có những mâu thuẫn gay gắt, không thể điều hòa được giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp là do, sau thất bại nặng nề của nước Pháp trong cuộc chiến tranh với nước Phổ (1870 - 1871), cùng với chính sách đối ngoại đầu hàng và chính sách đối nội phản động của Chính phủ Pháp do Chi-e cầm đầu, phong trào đấu tranh của nhân dân và các lực lượng tiến bộ Pháp ngày càng trở nên mạnh mẽ, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô Pa-ri ngày 18-3-1871. Đến ngày 28-3-1871, Hội đồng Công xã được tuyên bố thành lập, làm chức năng quản lý xã hội, gồm các đại biểu của công nhân và nhân dân lao động, trong đó có nhiều người đã là thành viên của Quốc tế thứ nhất. Các công xã cách mạng cũng được tuyên bố thành lập ở Li-ông, Mác-xây, Tu-lu-dơ và một số thành phố khác của nước Pháp.

Ngay sau khi ra đời, Công xã Pa-ri đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ như: bãi bỏ chế độ quân thường trực, thành lập Đội Vệ binh quốc dân để bảo vệ thành phố và chống lại quân đội Phổ; giải tán cảnh sát và hiến binh; tách hoạt động của nhà thờ ra khỏi các công việc của trường học và nhà nước. Công xã còn thi hành nhiều chính sách khác như: thực hiện quyền làm chủ xí nghiệp cho công nhân, thành lập các hợp tác xã sản xuất, giải quyết nạn thất nghiệp, quy định mức lương tối thiểu bắt buộc, thi hành những biện pháp bảo hộ lao động; cải thiện điều kiện nhà ở và cung cấp lương thực cho dân cư; thực hiện cải cách trường học mà cơ sở của nó là nguyên tắc giáo dục phổ cập, không mất tiền, có tính chất bắt buộc... Công xã cũng đề ra những quy định về quan hệ chặt chẽ giữa Công xã với hoạt động của các câu lạc bộ quần chúng, các tổ chức công đoàn, phụ nữ, tạo mối quan hệ gắn bó giữa nhà nước và quần chúng nhân dân. Hội đồng Công xã đã ra những sắc lệnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như: thành lập các hội liên hiệp công nhân (ở các xí nghiệp do bọn chủ bỏ lại); thực hiện chế độ kiểm soát của công nhân; tổ chức bầu cử những người lãnh đạo một số xí nghiệp nhà nước... Trong chính sách đối ngoại, Công xã Pa-ri thực hiện đường lối hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc.

Những biến đổi về đời sống chính trị và văn hóa của xã hội do Công xã bắt tay thực hiện đã vượt xa những cải cách mạnh bạo nhất trong các cuộc cách mạng trước đó ở nước Pháp nói riêng và trên thế giới nói chung. Các biện pháp mà Công xã đề ra đã góp phần ổn định tình hình, xây dựng và củng cố chế độ xã hội mới. Đây chính là một nhà nước kiểu mới, hình thức chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử thế giới. Bộ máy chính quyền Công xã được xây dựng theo nguyên tắc dân chủ: tất cả các thành viên của Công xã đều phải thông qua bầu cử và thực hiện lãnh đạo, quản lý theo tập thể, lấy việc phục vụ lợi ích của nhân dân lao động làm mục đích cao nhất.

Từ ngày 21 đến ngày 28-5-1871, chính phủ phản động do Chi-e cầm đầu câu kết với quân đội Phổ, tập trung lực lượng bao vây, phản công đánh chiếm lại thành phố Pa-ri, giải tán Công xã và đàn áp dã man các thành viên của Công xã. Chúng tiến hành tàn sát gần 30.000 người, bắt hơn 40.000 người và trong số đó có nhiều người về sau cũng bị chúng xử tử. Hy sinh trên chiến lũy của Công xã còn có nhiều thành viên của Quốc tế thứ nhất, nhiều chiến sĩ cách mạng của một số nước châu Âu; họ đã thể hiện tinh thần quốc tế vô sản cao đẹp. Công xã Pa-ri với tất cả những cảnh tượng bi tráng và đau thương của nó, đã thúc đẩy nhà thơ Pháp Ơ-gien Pô-chi-ê sáng tác bài “Quốc tế ca”, một tháng sau khi Công xã Pa-ri thất bại. Về sau, một nhạc sĩ vô sản nhiệt thành ủng hộ Công xã Pa-ri là Pi-e Đê-gây-tơ đã phổ nhạc bài thơ đó. Bài “Quốc tế ca” hùng tráng từ đó đã trở thành bài ca cách mạng bất hủ của giai cấp vô sản toàn thế giới.

Tuy chỉ tồn tại trong 72 ngày giương cao ngọn cờ cách mạng, nhưng Công xã Pa-ri đã để lại dấu ấn rất sâu đậm trong lịch sử phong trào công nhân quốc tế, bởi nó đã giáng đòn chí mạng đầu tiên vào chủ nghĩa tư bản, đồng thời, báo hiệu sự mở đầu của thời đại cách mạng vô sản với những bài học sâu sắc về tiến hành cách mạng, thiết lập và bảo vệ nền chuyên chính vô sản.

Đương thời, C. Mác đã tổng kết những bài học kinh nghiệm của Công xã Pa-ri bằng tác phẩm “Nội chiến ở Pháp”. Trong tác phẩm này, C. Mác đánh giá rất cao tinh thần quật cường, ý chí hy sinh anh dũng và ý nghĩa lịch sử to lớn của Công xã. ở đây, nhiều vấn đề lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học được C. Mác xác minh, kiểm nghiệm, bổ sung và phát triển. C. Mác cũng chỉ ra những nhược điểm, sai lầm và nguyên nhân dẫn đến thất bại của Công xã Pa-ri, đó là:

- Giai cấp công nhân chưa trưởng thành về chính trị, chưa có một chính đảng được vũ trang bằng học thuyết đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản, do đó thiếu một cương lĩnh chính trị để thực hiện những cải cách mang tính xã hội chủ nghĩa.

- Thành phần chính của Công xã không thuần nhất, thiếu sự liên minh chiến đấu và vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, lại có sự bất đồng trong nội bộ Công xã (bên cạnh các thành viên của Quốc tế thứ nhất trong Công xã, còn có cả những đảng viên cấp tiến tư sản...).

- Do vừa mới thành lập, trước sự phản kích điên cuồng của kẻ thù, nên toàn bộ sức lực của Công xã phải tập trung vào việc bảo vệ chính quyền cách mạng, do đó chưa thực hiện được xây dựng, củng cố những điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết cho cuộc cách mạng.

- Thành phố Pa-ri bị tách khỏi các vùng khác trong nước do phái Véc-xây và quân đội Phổ chiếm đóng, vì vậy giai cấp công nhân phải chiến đấu chống kẻ thù trong thế bị bao vây, cô lập.

- Không kiên quyết tiến công liên tục kẻ thù, để chúng có thời gian củng cố lực lượng và quay lại phản kích, tiêu diệt chính quyền cách mạng non trẻ.

- Không tiến hành quốc hữu hóa ngân hàng từ tay giai cấp tư sản...

Với sự phân tích khoa học của C. Mác, mỗi nhược điểm, sai lầm của Công xã Pa-ri đều trở thành bài học kinh nghiệm xương máu giúp cho giai cấp vô sản quốc tế tiến lên giành được những thắng lợi sau này trong công cuộc cách mạng. Nó cũng chứng thực vấn đề, giai cấp công nhân không chỉ nắm lấy bộ máy nhà nước sẵn có để phục vụ cho lợi ích của mình, mà phải “đập tan bộ máy quan liêu - quân sự”, coi đó là “điều kiện tiên quyết cho mọi cuộc cách mạng nhân dân thực sự”. Nhưng thay cho bộ máy nhà nước cũ đã bị đập tan, thì phải tổ chức, xây dựng bộ máy nhà nước kiểu mới như thế nào, đó là điều mà trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (năm 1848), C. Mác và Ph. Ăng-ghen chưa dự đoán được cụ thể. Kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh giai cấp ở nước Pháp và Công xã Pa-ri đã làm sáng tỏ vấn đề đó. C. Mác đã vạch rõ rằng, Công xã là một nhà nước kiểu mới của giai cấp công nhân, là hình thức cụ thể của chuyên chính vô sản. Trong nhà nước đó, bản thân quần chúng nhân dân trở thành chủ thể của quyền lực: Công xã chính là hình thức chính trị của sự giải phóng xã hội mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã tạo ra.

Những kinh nghiệm quý báu của Công xã Pa-ri đã làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác, soi sáng cho giai cấp vô sản quốc tế trên nhiều vấn đề cơ bản của cách mạng.

Sau này, V.I. Lê-nin tiếp tục khẳng định tư tưởng nêu trên của C. Mác và coi Công xã Pa-ri là một kiểu mẫu của nhà nước vô sản, đó là hình thức chính trị “rốt cuộc đã được tìm ra”. V.I. Lê-nin chỉ ra rằng: “Trong phong trào hiện nay, tất cả chúng ta đều dựa vào kinh nghiệm của Công xã”(1). Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên, là hình thức thứ nhất của chuyên chính vô sản. Hình thức thứ hai của chuyên chính vô sản chính là Nhà nước Xô-viết. Từ thực tiễn xây dựng và bảo vệ Nhà nước Xô-viết với những thành công và khiếm khuyết của nó, V.I. Lê-nin đã thấy rõ, để có một nhà nước vô sản với đầy đủ tính chất ưu việt thì cần phải có một quá trình lâu dài và phải thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ của nó. Chức năng giai cấp của nhà nước vô sản được thực hiện bằng việc kết hợp chặt chẽ công tác tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới với sử dụng những công cụ bạo lực đã có trong tay để đập tan mọi sự phản kháng, tấn công của kẻ thù giai cấp chống lại công cuộc tổ chức, xây dựng đó.

Đặt chức năng tổ chức, xây dựng trong mối tương quan với chức năng trấn áp của nhà nước vô sản, có thể thấy đó chỉ là việc “quét dọn trước khi xây dựng, chứ chưa phải là đích thân việc xây dựng(2). Bàn về vấn đề này, ngay từ năm 1847, Ph. Ăng-ghen đã nêu ra 12 nhiệm vụ mà giai cấp công nhân phải thực hiện sau khi giành được chính quyền, trong đó tất cả các nhiệm vụ đều liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, xây dựng xã hội mới. Năm 1848, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, việc giai cấp công nhân giành lấy quyền lực nhà nước mới chỉ là giai đoạn đầu tiên; điều cốt yếu là phải sử dụng quyền lực nhà nước để “tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất”. Tuy đã có cuộc cách mạng vô sản đầu tiên nổ ra (Công xã Pa-ri), nhưng do chỉ tồn tại trong một thời gian quá ngắn, nên mọi hoạt động của nó chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ chính quyền; còn những biện pháp tổ chức và xây dựng xã hội mới, bước đầu được tiến hành thì đã bị kẻ thù điên cuồng phản kích và xóa bỏ mọi thành quả. Do đó, C. Mác và Ph. Ăng-ghen chưa có điều kiện suy ngẫm nhiều về mặt tổ chức, xây dựng xã hội mới của chuyên chính vô sản, mà hai ông dồn tâm trí vào vấn đề làm sao để giai cấp công nhân giành và giữ được chính quyền từ tay giai cấp tư sản.

Từ những bài học kinh nghiệm xương máu của Công xã Pa-ri và vận dụng sáng tạo lý luận của C. Mác - Ph. Ăng-ghen về chức năng tổ chức và xây dựng của nhà nước vô sản vào công cuộc xây dựng, củng cố chính quyền Xô-viết trong điều kiện đảng cộng sản cầm quyền, V.I. Lê-nin không dừng lại ở việc khẳng định nhiệm vụ hàng đầu là tổ chức, xây dựng so với nhiệm vụ trấn áp, mà đã làm rõ nội dung, biện pháp của những nhiệm vụ đó trên nhiều bình diện khác nhau. Trên bình diện kinh tế, V.I. Lê-nin cho rằng, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tổ chức, xây dựng xã hội mới thì trước hết phải hoàn thành việc tước đoạt giai cấp tư sản; phát triển không ngừng lực lượng sản xuất, củng cố kỷ luật lao động mới, mà một trong những nhiệm vụ cơ bản là phải nâng cao năng suất lao động... Trên bình diện xã hội, V.I. Lê-nin chỉ rõ, phải tạo ra được những quan hệ xã hội mới, những tổ chức lao động mới có khả năng phối hợp những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật với việc huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. V.I. Lê-nin đặc biệt coi trọng nhiệm vụ quản lý toàn diện đời sống xã hội của nhà nước vô sản, trong đó quản lý kinh tế là một nội dung rất quan trọng, coi đó là vũ khí duy nhất để giai cấp vô sản có thể chiến thắng giai cấp tư sản sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền về tay mình và nhân dân lao động.

“Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”(3). Có thể coi luận điểm đó của V.I. Lê-nin như là một trong những quy luật quan trọng nhất của sự tiến bộ lịch sử. Cuộc cách mạng của giai cấp công nhân ở Pa-ri năm 1871 thất bại nhanh chóng, bởi vì nó đã không thể tự bảo vệ được mình trước sự chống trả quyết liệt của thù trong, giặc ngoài. Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại thành công (năm 1917), lập nên một nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới và đứng vững trước sự chống phá điên cuồng của bọn phản cách mạng trong nước, cùng sự can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc suốt ba năm (1918 - 1920), bởi vì nó đã biết tự bảo vệ. Hai vấn đề tổ chức, xây dựng xã hội mới và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã được V.I. Lê-nin kết hợp một cách chặt chẽ, nhuần nhuyễn và đều được giải quyết thành công, phù hợp với tình hình thế giới lúc đó và điều kiện cụ thể của nước Nga. Người kêu gọi: “hãy chăm lo đến khả năng quốc phòng của nước ta và của Hồng quân ta như chăm lo đến con ngươi trong mắt mình, và hãy nhớ rằng chúng ta không được phép lơ là một giây phút nào trong việc bảo vệ công nhân và nông dân của ta và bảo vệ những thành quả của họ”(4).

Thực tiễn lịch sử chứng minh rằng, từ khi chủ nghĩa xã hội hiện thực xuất hiện đến nay, các nước xã hội chủ nghĩa đã phải liên tục chống trả mọi âm mưu và hành động lật đổ, xâm lược của kẻ thù. ở nước ta, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được đặt ra ngay từ sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để bảo vệ thành quả của cách mạng, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã phải tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Sự sụp đổ của Liên Xô và sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, chứng minh một quy luật khắc nghiệt là, nếu không tăng cường cảnh giác cách mạng, không chủ động, tích cực chuẩn bị mọi mặt, thường xuyên chống lại âm mưu và hành động xâm lược, lật đổ của các thế lực thù địch, thì chủ nghĩa xã hội không thể đứng vững, Tổ quốc xã hội chủ nghĩa không thể tồn tại lâu dài. Bài học đắt giá trên đây một lần nữa khẳng định luận điểm hoàn toàn đúng đắn của V.I. Lê-nin: Giành được chính quyền đã khó, nhưng giữ được chính quyền còn khó khăn hơn.

Ngày nay, bối cảnh thế giới đã có nhiều biến chuyển sâu sắc so với thời kỳ nổ ra Công xã Pa-ri năm 1871. Cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc vẫn diễn ra rất gay go, quyết liệt dưới nhiều hình thức. Song, cho dù tình hình thế giới nói chung cũng như phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nói riêng có sự biến đổi, tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay, thì những lý tưởng cao đẹp của Công xã Pa-ri vẫn luôn tỏa sáng và hiện hữu ở nhiều quốc gia, dân tộc; vẫn đang chiếm được con tim, khối óc của hàng tỉ người trên thế giới. Những bài học kinh nghiệm của Công xã Pa-ri đến nay vẫn có ý nghĩa đối với chúng ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo