Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý Hình tượng người anh hùng Trần Quốc Tuấn qua văn bản Hịch tướng sĩ

lập dàn ý :Hình tượng người anh hùng Trần Quốc Tuấn qua văn bản Hịch tướng sĩ

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.034
2
0
Thiên sơn tuyết liên
22/04/2021 22:05:13
+5đ tặng
1. Mở bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

- Giới thiệu tác giả Ngô Sĩ Liên và bộ “Đại Việt sử kí toàn thư

+ Ngô Sĩ Liên là một nhà sử học thời Lê sơ, sống vào thế kỷ 15, có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam còn được lưu truyền tới ngày nay.

+ “Đại Việt sử kí toàn thư” là bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại do Ngô Sĩ Liên biên soạn, hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).

- Khái quát nội dung đoạn trích: "Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn" khắc họa hình ảnh Trần Quốc Tuấn với tài năng, đức độ cùng những bài học đạo lí quý báu.


2. Thân bài phân tích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

a) Luận điểm 1: Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.

- Trần Quốc Tuấn nêu dẫn chứng về hàng loạt các cách trừ giặc, giữ nước của người xưa nhằm khuyên vua Trần nên tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định.

-> Từ bài học quá khứ, hiện tại, kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời cầm quân và rút ra kế sách: "Tùy thời tạo thế”, khoan thư sức dân, lấy dân làm gốc.

=> Vị tướng tài năng, mưu lược, nhìn xa trông rộng, tư tưởng tiến bộ, trí tuệ uyên bác yêu nước, thương dân.

b) Luận điểm 2: Lời trăng trối của Trần Quốc Tuấn với hai con trai.

- Thái độ và việc làm của Trần Quốc Tuấn trước lời di huấn của cha:

+ Trần Liễu trăng trối: vì cha mà lấy thiên hạ

+ Thái độ của Trần Quốc Tuấn: Ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.

=> Trần Quốc Tuấn chọn chữ trung, đặt quyền lợi của cả đất nước lên trên quyền lợi của cá nhân, gia đình.

- Chuyện với Yết Kiêu, Dã Tượng:

+ Đem chuyện của cha kể với hai gia nô nhằm thử thách thái độ, cách ứng xử của họ.

+ Cảm phục, khen ngợi sự trung thực, thẳng thắn, trung nghĩa của họ.

- Chuyện với hai người con trai:

+ Với Quốc Hiến: ngầm cho là phải.

+ Với Quốc Tảng: Kết tội, định giết, đến lúc chết không cho gặp mặt.

=> Trần Quốc Tuấn là một vị tướng trung nghĩa, công bằng, nghiêm khắc.

c) Luận điểm 3: Nhắc lại những công tích lớn Trần Quốc Tuấn.

- Công lao:

+ Là tổng chỉ huy quân đội nhà Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên - Mông

+ Tiến cử được nhiều người tài trong sự nghiệp bình Nguyên và xây dựng triều Trần.

- Uy tín:

+ Được truy tặng tước lớn: "Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương" được ví như thượng phụ (cha vua)

+ Được hưởng những quyền hạn đặc biệt, được phong tước cho người khác.

+ Là chỗ dựa tinh thần của vua Trần những lúc vận nước lâm nguy (Câu nói khảng khái của ông gợi nhớ đến câu nói của Trần Thủ Độ trước ông: “Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo!”)

+ Danh vọng và tài thao lược của ông khiến kẻ thù phải kính sợ đến mức không dám gọi tên.

+ Được thần thánh hóa trong tâm thức dân gian.

- Vẻ đẹp nhân cách: khiêm tốn, giản dị, luôn kính cẩn giữ lễ vua tôi.

=> Chân dung Trần Quốc Tuấn hiện lên là một nhân cách vĩ đại, sống mãi trong lòng nhân dân.

3. Kết bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài.

+ Nội dung: Đoạn trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn giúp chúng ta thêm cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu mà ông để lại cho đời sau.

+ Nghệ thuật: Khắc họa chân dung nhân vật; cách kể chuyện linh hoạt, chi tiết chọn lọc.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/dan-y-phan-tich-hung-dao-dai-vuong-tran-quoc-tuan-cua-ngo-si-lien#dan_y_pt_hung_dao_dai_vuong_tran_quoc_tuan

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
+4đ tặng
. Mở bài:
 
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Nêu vấn đề: “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, là một tác phẩm thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của vị chủ tướng.
II. Thân bài:
 
1. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở lòng căm thù giặc.
 
Trần Quốc Tuấn đã vạch trần bản chất xâm lược của giặc phương Bắc qua hình ảnh tên sứ giặc: “đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ”. Giặc đã xúc phạm đến quốc thể và niềm tự tôn dân tộc.
Hai hình ảnh ẩn dụ “lưỡi cú diều”, “thân dê chó” cùng với từ gợi tả “nghênh ngang” đã thể hiện thái độ ngạo mạn, hống hách của giặc đồng thời kín đáo bộc lộ lòng căm thù giặc và khinh bỉ đối với sứ giặc của Trần Quốc Tuấn, khơi gợi ý thức dân tộc đối với các tướng sĩ.
Giặc tìm đủ trăm phương ngàn kế mà “đòi”, mà “thu”, mà “vét” tài sản quý báu của ta, bóc lột dân ta đến tận xương tủy.
Tác giả gọi sứ giặc là “hổ đói”gợi tả sự tham tàn của bọn ngụy sứ. Qua đó cho ta thấy cái nhìn sáng suốt và cảnh giác của vị chủ tướng.
2. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở nỗi lòng lo lắng trước vận mệnh đất nước, đau xót trước nỗi đau của nhân dân.
 
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Vị chủ tướng đang trải qua những ngày đêm căng thẳng. Không lo nghĩ sao được khi vận mệnh đất nước đang treo đầu sợi tóc? Nghe tiếng quân Mông thiện chiến, hung tàn nên không tránh khỏi tâm lí hoang mang
 Là vị chủ soái nên trách nhiệm của ông càng nặng. Vì vậy, nỗi lo cứ thường trực trong lòng, cứ nặng trĩu cả ngày lẫn đêm. Đó là lời tâm sự sâu kín nhất mà ông bày tỏ với các tướng sĩ, mong họ hiểu mình, chia sẻ nỗi lo cùng mình và có ý thức trách nhiệm giết giặc cứu nước.
Đó là thái độ căm phẫn, quyết không dung tha lũ giặc cướp nước “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Các động từ mạnh kết hợp với phép tăng cấp, thậm xưng đã diễn tả sâu sắc lòng căm thù giặc, quyết không đội trời chung với bọn giặc.
Khép lại đoạn văn là lời nguyền của Trần Quốc Tuấn “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng” đã nêu cao ý chí quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hi sinh để rửa hận cho nước, rửa nhục cho dân, bảo vệ chủ quyền dân tộc, lấy lại danh dự cho triều đình.
3. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện trong thái độ chăm sóc quan tâm đối với các tướng sĩ dưới quyền.
 
“Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu, không có… lương ít thì ta cấp bổng…” ông quan tâm đến họ về nhiều mặt, kịp thời, sống có thủy có chung, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với họ.
Để rồi từ đó tác giả phê phán thái độ bàng quan, vô trách nhiệm, ăn chơi hưởng lạc. Phê phán thật nghiêm khắc. Ông muốn họ hiểu rằng chiến đấu cho chính cuộc sống của họ.
Bài hịch chứa đựng tình cảm yêu nước và khí phách anh hùng, đồng thời còn mang tính nghệ thuật độc đáo, xứng đáng là áng văn thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học nước nhà.
III. Kết bài:
 
Ngày nay, đất nước đang bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ non sông gấm vóc mà cha ông ta xưa kia đã tạo dựng. Đọc lại những áng văn bất hủ của người xưa như nhắc nhở người đời sau thừa kế và phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước và quyết tâm diệt thù của người xưa.
 
1
0
Nguyễn Nguyễn
22/04/2021 22:06:09
+3đ tặng

I. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
  • Nêu vấn đề: “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, là một tác phẩm thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của vị chủ tướng.

II. Thân bài:

1. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở lòng căm thù giặc.

  • Trần Quốc Tuấn đã vạch trần bản chất xâm lược của giặc phương Bắc qua hình ảnh tên sứ giặc: “đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ”. Giặc đã xúc phạm đến quốc thể và niềm tự tôn dân tộc.
  • Hai hình ảnh ẩn dụ “lưỡi cú diều”, “thân dê chó” cùng với từ gợi tả “nghênh ngang” đã thể hiện thái độ ngạo mạn, hống hách của giặc đồng thời kín đáo bộc lộ lòng căm thù giặc và khinh bỉ đối với sứ giặc của Trần Quốc Tuấn, khơi gợi ý thức dân tộc đối với các tướng sĩ.
  • Giặc tìm đủ trăm phương ngàn kế mà “đòi”, mà “thu”, mà “vét” tài sản quý báu của ta, bóc lột dân ta đến tận xương tủy.
  • Tác giả gọi sứ giặc là “hổ đói”gợi tả sự tham tàn của bọn ngụy sứ. Qua đó cho ta thấy cái nhìn sáng suốt và cảnh giác của vị chủ tướng.

2. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở nỗi lòng lo lắng trước vận mệnh đất nước, đau xót trước nỗi đau của nhân dân.

  • “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Vị chủ tướng đang trải qua những ngày đêm căng thẳng. Không lo nghĩ sao được khi vận mệnh đất nước đang treo đầu sợi tóc? Nghe tiếng quân Mông thiện chiến, hung tàn nên không tránh khỏi tâm lí hoang mang
  •  Là vị chủ soái nên trách nhiệm của ông càng nặng. Vì vậy, nỗi lo cứ thường trực trong lòng, cứ nặng trĩu cả ngày lẫn đêm. Đó là lời tâm sự sâu kín nhất mà ông bày tỏ với các tướng sĩ, mong họ hiểu mình, chia sẻ nỗi lo cùng mình và có ý thức trách nhiệm giết giặc cứu nước.
  • Đó là thái độ căm phẫn, quyết không dung tha lũ giặc cướp nước “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Các động từ mạnh kết hợp với phép tăng cấp, thậm xưng đã diễn tả sâu sắc lòng căm thù giặc, quyết không đội trời chung với bọn giặc.
  • Khép lại đoạn văn là lời nguyền của Trần Quốc Tuấn “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng” đã nêu cao ý chí quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hi sinh để rửa hận cho nước, rửa nhục cho dân, bảo vệ chủ quyền dân tộc, lấy lại danh dự cho triều đình.

3. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện trong thái độ chăm sóc quan tâm đối với các tướng sĩ dưới quyền.

  • “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu, không có… lương ít thì ta cấp bổng…” ông quan tâm đến họ về nhiều mặt, kịp thời, sống có thủy có chung, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với họ.
  • Để rồi từ đó tác giả phê phán thái độ bàng quan, vô trách nhiệm, ăn chơi hưởng lạc. Phê phán thật nghiêm khắc. Ông muốn họ hiểu rằng chiến đấu cho chính cuộc sống của họ.
  • Bài hịch chứa đựng tình cảm yêu nước và khí phách anh hùng, đồng thời còn mang tính nghệ thuật độc đáo, xứng đáng là áng văn thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học nước nhà.

III. Kết bài:

  • Ngày nay, đất nước đang bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ non sông gấm vóc mà cha ông ta xưa kia đã tạo dựng. Đọc lại những áng văn bất hủ của người xưa như nhắc nhở người đời sau thừa kế và phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước và quyết tâm diệt thù của người xưa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×