Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khái quát kinh tế nước ta thế kỉ XVI đến XVIII

Khái quát kinh tế nước ta thế kỉ XVI đến XVIII

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
328
1
1
Bố..già**.** +
25/04/2021 10:44:27
+5đ tặng
TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở THẾ KỶ XVI - XVIII
      1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI - XVIII
 
- Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá
 
- Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:
 
+ Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.
 
+ Thủy lợi được củng cố.
 
+ Giống cây trồng ngày càng phong phú.
 
+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.
 
Ở Đàng Trong: ruộng đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.
 
          2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
 
- Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm,rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức..
 
- Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.
 
- Khai mỏ - một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.
 
- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải …..
 
- Nét mới trong kinh doanh: ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.
 
 
 
Chân đèn - Gốm hoa lam - Thế kỷ XVI.
 
          3. Sự phát triển của thương nghiệp.
 
* Nội thương: ở các thế kỷ XVI - XVIII buôn bán trong nước phát triển:
 
- Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán
 
- Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.
 
- Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để bán ….
 
* Ngoại thương phát triển mạnh.
 
- Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn bán tấp nập:
 
+ Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng…..
 
+ Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.
 
- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
 
- Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.
 
 
 
Tranh vẽ thương cảng Hội An vào cuối thế kỷ XVIII
 
 
 
Toàn cảnh Thương cảng Hội An, một trong những thương cảng tấp nập nhất của Việt Nam thời xưa.
 
       4. Sự hưng khởi của các đô thị
 
- Nhiều đô thị mới hình thành phát triển:
 
+ Đàng Ngoài: Thăng Long ( Kẻ chợ), Phố Hiến (Hưng Yên).
 
+ Đàng Trong: Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân - Huế)
 
- Đầu thế kỉ XIX đô thị suy tàn dần.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
➻❥ლâɣ﹏✍ ♍
25/04/2021 11:01:01
+4đ tặng

    - Nông Nghiệp:

    Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

    - Thủ công nghiệp :

    Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)...

    - Thương nghiệp :

    + Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

    + Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×