ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ
Câu 1: Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)
Câu 2: Nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi Tây Sơn
Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử phong trào Tây Sơn
Câu 4: Đánh giá, ghi nhớ được cống hiến của phong trào nông dân Tây Sơn với lịch sử dân tộc
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785)
a) Nguyên nhân
- Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm.
b) Diễn biến
- Tháng 7 – 1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định, đánh chiếm hết miền tây Gia Định.
- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến, bố trí trận địa mai phục.
- Rạng sáng ngày 19 – 1 – 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục, thủy binh ta từ nhiều phía xông ra đánh thẳng vào đội hình quân địch.
c) Kết quả
- Quân Xiêm bị đánh tan, Nguyễn Ánh thoát chết, chạy sang Xiêm lưu vong.
d) Ý nghĩa
- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.
- Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân và tài chỉ huy quân sự tuyệt vời của Nguyễn Huệ.
Câu 2. Sau chuyến từ Bắc Hà trở về, Nguyễn Huệ được phong làm Bắc Bình Vương, cai quản xứ Thuận Hóa từ Hải Vân Sơn đến Hoành Sơn, nhưng giữa hai anh em nhà Tây Sơn lại xảy ra mâu thuẫn, rồi đem quân đánh lẫn nhau. Điều này khiến cho lòng quân phân tán.
Phục vụ dưới trướng của người anh hùng Quang Trung, Nguyễn Ký Chiêu có điều kiện phát huy hết tài năng, lập nhiều chiến công lớn. Ngày nay, chúng ta chưa tìm thấy tư liệu đề cập đến những chiến công của ông trong thời gian tham gia triều Quang Trung, nhưng với bản lĩnh và tài thao lược, đã trải qua những lần nam chinh vùng Gia Định diệt Nguyễn, đuổi Xiêm, chắc chắn rằng ông đã có mặt trong đoàn quân đánh tan giặc Mãn Thanh vào Tết Kỷ Dậu 1789, cùng ca khúc khải hoàn bên vị hoàng đế áo sạm mùi thuốc súng khi tiến vào thành Thăng Long. Sau khi Quang Trung mất, Quang Toản kế vị, cuộc chiến diễn ra ngày càng ác liệt giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn. Do nội bộ chia rẽ, mất đoàn kết và thiếu người chỉ huy sáng suốt nên Tây Sơn cuối cùng thất bại.
Sự sụp đổ của triều Quang Toản kéo theo việc trả thù man rợ và tàn khốc của Gia Long đối với nhà Tây Sơn. Nhiều người bị bắt bị giết(3). Để bảo tồn nghĩa khí Tây Sơn, Nguyễn Ký Chiêu cùng các tướng lĩnh còn lại lập ra “Bảo Nghĩa kiến nghiệp hội” đưa lực lượng về Ma Thiên động (vốn là căn cứ Tây Sơn trung đạo trước đây) để mưu việc phục hồi phong trào. Nhưng “việc không thành, khi già yếu ông đưa gia đình vào tổng Hòa Bình phía bắc phủ Tuy Hòa khai khẩn lập nghiệp mới”(4). Ông mất vào ngày 5 tháng 5 năm Quý Mùi (1823), mộ ông ở gò Ổi thôn Long Tường, phủ Tuy Hòa (nay thuộc xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa)(5). Về sau, con Ký Chiêu là Nguyễn Văn Hải tham gia phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX ở Phú Yên và chuyển gia đình sang sống dưới chân đèo dốc Mõ giáp ranh tỉnh Khánh Hòa (nay thuộc xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa). Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, hậu duệ của Nguyễn Ký Chiêu có nhiều người tham gia và đóng góp lớn cho cách mạng như Nguyễn Chí Tôn, Nguyễn Duy Luân, Nguyễn Xuân Đàm… đã làm vẻ vang truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của tộc họ Nguyễn trên xứ Đồng Cọ kiên cường.
Câu 3.
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.
Câu 4. Phong trào Tây Sơn có cống hiến to lớn đối với lịch sử dân tộc
- Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |