Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến của bản thân qua việc cảm nhận nhân vật ông Hai

Raxum Gamzatov cho rằng:"Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ ko thể tách quê hương ra khỏi con người" Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến của bản thân qua việc cảm nhận nhân vật ông Hai trong truyện ngắn:"Làng"của tác giả Kim Lân

3 trả lời
Hỏi chi tiết
291
1
1
Thiên sơn tuyết liên
01/05/2021 20:30:37
+5đ tặng
Có người từng nói: "Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người."- dù con người và quê hương có bị cách trở bởi địa lí nhưng những tình cảm thì không gì ngăn cách. Đó là chân lí của cuộc sống và cũng là chân lí của văn chương. Cho đến khi đọc truyện ngắn "Làng" của nhà văn kim Lân- một nhà văn am hiểu, gắn bó với cuộc sống nông thôn, dường như ta lại càng cảm nhận sâu sắc hơn chân lí ấy. Qua hình tượng nhân vật ông Hai, nhà văn đã gửi gắm vào tác phẩm những lời nhắn nhủ, tư tưởng mới mẻ: tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu đất nước.
Nhân vật ông Hai là điển hình cho người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Đối với ông, tình yêu làng quê gắn với cuộc kháng chiến của cả dân tộc. Tất cả buồn vui của ông đều bắt nguồn tù chuyện làng, tin cách mạng. Thói hay khoe làng cho thấy tình yêu và niềm tự hào của lão nông ấy đối với ngôi làng chợ Dầu: ông khoe làng có chòi phát thnah cao bằng ngọn tre, nhà ngói san sát, khoe đường làng lát toàn đá xanh...Sau cách mạng tháng Tám, ông lại khoe về tinh thần kháng chiến ở làng với niêm kiêu hãnh vô bờ. Yêu làng như thế nên khi phải xa làng, đến nơi tản cư, ông lão nhớ làng lắm, nhớ những ngày đào hầm, đắp ụ, nhớ những khóa bình dân học vụ...Phải có tình cảm gắn bó máu thịt với mảnh đất chôn rau cắt rốn, ông Hai mới mang trong mình nỗi nhớ da diêt đến vậy.
Nhưng trớ trêu thay, ngôi làng mà ông lão hết sức tự hào, đi đâu cũng khoe kia lại bị đồn là làng Việt gian. Mới đầu khi nghe giặc vào làng, ông lão giật mình, lắp bắp hỏi: "N..nó vào làng chợ Dầu khủng bố hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thắng?" Câu nói ấy cho thấy ý nghĩ về làng quê luôn thường trực trong tâm trí ông nhưng rồi " cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân". Cảm giác bàng hoàn, sững sờ dến tê dại cả người, và cả nỗi đau quặn thắt khiến ông "lặng đi, tưởng như đến không thở được". Có thể nói nhà văn Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của nhân vật thật tinh tế. Càng yêu làng bao nhiêu giờ đây, ông Hai càng đau xot, tủi hổ bấy nhiêu. Ông cứ "cúi gằm mặt xuống". Phải chăng nỗi đau dớn nhất lúc này chính là ông khong thể nhận mình là người con của làng chợ Dầu được?
Rời khỏi quán nước, về đến nhà, bộ dạng của ông lão thật tộ nghiệp, ông dã tự rít lên vì không biết trút nỗi lòng vào đâu: "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này". Ta có thể thấy những suy nghĩ, tâm trạng của ông chủ yếu được thẻ hiện qua hành động, lời nói và yếu tố miêu tả bên ngoài, có yếu tố đọc thoại nội tâm nhưng không nhiều, điều đó hoàn toàn phù hợp với ông Hai- một lão nông chân quê.
Nỗi đau đớn dường như đã chuyển thành nỗi sợ hãi. Tâm trí ông như bị ám ảnh khiến ông cả ngày chỉ dám quanh quẩn trong nhà, ông trở nên nhạy cảm với những gì mà ông cho rằng có liên quan đên cái tin dữ kia: "cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông...là ông lủi ra một góc nhà nín thít". Lúc bị mụ chủ nhà đuổi, tâm can ông giằng xé với ý nghĩ: "hay là quay về làng". Nước mất thì nhà tan, "về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ...". nhận thức được điều đó nen dù rất đau đớn, xong ông vẫn đưa ra quyết định: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù." Đây quả là một quyết định táo bạo, tiến bộ của người nông dân. Tình cảm của họ đã vượt qua lũy tre làng để đến với dân tộc, với cách mạng.
Những ngày sau đó, không có hay nói chính xác hơn là không biết phải tâm sự vơi ai, ông đành trò chuyện với đứa con nhỏ để vơi đi nỗi khổ tâm. Nhưng điều đặc biệt ở đay là cuộc nói chuyện nhắc tới làng chơ Dầu- ngôi làng mà chẳng phải ông đã "thù" đó sao. Có lẽ tâm trí ông vẫn ôm ấp dáng hình một ngôi làng tươi đẹp mà con tim từng hết mực yêu quý? Lời con nhỏ hay chính là tấm lòng của ông với làng, với đất nước?
Đến khi tin làn chợ Dầu Việt gian theo giặc được cải chính, ông Hai phấn khởi vô cùng, ông lại đi khoe khắp nơi về làng, về ngôi nhà bị cháy của mình. Chi tiết tưởng như vô lí nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt. Đó là chứng cứ hùng hồn nhất cho việc làng ông đã chiến đấu kiên cường. Ông Hai đã quên đi vật chất riêng để hòa vào niềm vui chung của dân tộc. Giờ đây niềm tin của ông vào ngôi làng kháng chiến càng được khẳng định mạnh mẽ, vững vàng hơn. Và tình yêu làng quê- tình cảm truyền thống của người nông dân Việt Nam đã vang lên trong câu hát:
"Làng ta phong cảnh hửu tình
Dân cư giang khúc như hình con long".
Thế nhưng chỉ ở người nông dân sau cách mạng tháng tám, tình yêu làng mới hòa quện sâu sắ, thống nhất với tình yêu đát nước, niềm tin lãnh tụ và ủng hộ cách mạng.
Nhân vật ông Hai để lại ấn tượng trong lòng người đọc bằng nghẹ thuật xây dựng nhân vật độc đáo. Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào tình huống: ở nơi tản cư, ông Hai nghe tin làng mình theo giặc. Chính tình huống ấy bộc lộ rõ nội tâm của ông. Tình yêu làng bông trở nên mâu thuẫn với tình yêu đất nước, một tình cảm vốn là cội nguồn, một tình cảm tuy mới hình thành nhưng lại sâu nặng khiến cho ông không thể dứt bỏ. Cũng từ đây những suy nghĩ đa chiều được miêu tả rõ, góp phần thể hiện chủ đề truyện.
Truyện ngắn "Làng" đã khắc họa thành công tình yêu làng, yêu nước mộ cmạc chân thành nhưng sâu nặng của những người mông dân. Tác phẩm cũng nêu lên chuyển biến tích cực trong nhận thức của quần chúng cách mạng, thể hiện sự sáng tạo của nhà văn tài ba.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
thảo
01/05/2021 20:30:45
+4đ tặng
  • Mở bài:

Là con người, ai cũng có quê hương. Hướng về quê hương, nguồn cội không chỉ có ở con người mà cả loài vật cũng có bản năng ấy. Có một loài lươn sinh ra ở Bắc âu, khi lớn lên chúng tìm đến những vùng nước ấm áp ở khu vực Đông Nam Á để sinh sản. Những con lươn con khi chúng lại tìm về vùng Bắc Âu giá rét, nơi mà cha mẹ chúng đã đến. Bởi thế, nói về quê hương, Raxun Gamzatov đã cho rằng: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”.

  • Thân bài:
Quê hương là gì?

Quê hương là nơi tổ tiên, ông bà, cha mẹ và ta đã được sinh thành, có một thời gian dài sinh sống và gắn bó qua nhiều thế hệ. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, quê hương là nói về một đất nước mà trong đó có quê (làng, cái nhà) mà mình đã được sinh ra, được dưỡng nuôi và thụ hưởng một nền văn hóa của làng quê, đất nước đó. Bởi thế giữa quê hương và con người có một mối liên hệ bền chặt, không thể tách rời.

Tại sao không thể tách quê hương ra khỏi con người?

Câu nói của Raxun Gamzatov đã khẳng định mạnh mẽ sợi dây liên kết giữa quê hương và con người. Con người có thể rời xa quê hương vì nhiều lí do. Có thể là để học tập vì quê nhà không có trường, không có ngành nghề mình yêu thích, hoặc chọn nơi có hiệu quả giáo dục cao hơn. Có thể là do hoàn cảnh kinh tế, chính trị, đoàn tụ gia đình phải sinh cơ lập nghiệp nơi khác. Cũng có thể là do điều kiện công tác hoặc do những lí do cao đẹp hơn: tìm đường cứu nước, khai khẩn đất hoang…

Trong số họ có thể từ lâu đã không trở lại hoặc không còn nhớ gì về nơi chôn nhau cắt rốn nhưng quê hương sẽ mãi mãi ở bên họ, tồn tại trong họ trong văn hóa ứng xử hay trong nguồn gốc bản thân. Không thể tách quê hương ra khỏi con người bởi quê hương đã gắn bó máu thịt với con người. Quê hương hiện diện trong trí nhớ, trong tâm tư, tình cảm con người. Những hình ảnh thân quen, những kỉ niệm thân thiết, những tháng ngày gắn bó sẽ trở thành kỉ niệm hay hồi ức sống mãi trong lòng chúng ta.

Tình yêu quê hương hiện diện trong tình cảm mỗi người. Đây là tình cảm thiêng liêng cũng như mọi thứ tình yêu khác, không thể lí giải nổi nhưng ăn sâu trong tâm khảm mỗi người. Tình yêu quê hương gắn liền với những hình ảnh thân thuộc khác.

Quê hương là những giá trị văn hóa, là bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán được hiện diện trong lối sống hằng ngày. Đó là sở thích, lối ăn mặc, những thói quen, văn hóa ứng xử, ngôn ngữ, giọng điệu, trong câu hát, lời ru…

Không ai có thể từ bỏ hoàn toàn quê hương. Bởi những giá trị vô hình của quê hương đã ẩn sâu trong tâm hồn họ không thể nào họ có thể phủ nhận được. Cho đến khi họ không còn được nhìn thấy mặt trời thì những giá trị ấy lại tiếp tục nảy nở, tồn sinh trong các thế hệ sau.

“Cáo chết còn quay đầu về núi”, con người có quê hương, là nơi để trở về sau những bôn ba trên cuộc đời. Trở về nguồn cội vốn là một truyền thống văn hóa đã trở thành triết lí sống của dân tộc ta từ bao đời nay.

Con người không nghĩ gì về quê hương thì tâm hồn sẽ khô cạn, cuộc sống sẽ tẻ nhạt, luôn cảm thấy cô đơn, trống vắng, không thể tìm được hạnh phúc đích thực trong cuộc đời. Bất hạnh lớn nhất của đời người là không biết mình đã đến từ đâu và khi rời khỏi cõi đời này linh hồn sẽ về đâu trong bao la vũ trụ.

Phê phán:

Trong cuộc sống ngày nay, có nhiều người đã phủ nhận quê hương, phủ nhận nguồn cội, coi thường hoặc sỉ nhục các giá trị tốt đẹp của quê hương mà bản thân họ cũng có một phần ở trong đó. Họ chấp nhận sống lai căng, mất gốc, vui vẻ với một thứ văn hóa pha tạp, khiến họ trở nên lố lăng, kịch cỡm. Đó là sự khiếm khuyết về nhân cách. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học:

Ý kiến của Raxun Gamzatov là một sự đúc kết sâu sắc mỗi quan hệ giữa con người và quê hương; là lời nhắc nhở, là bài học quý giá cho mỗi người trong thời buổi toàn cầu hóa, khi mà con người phải thường xuyên rời xa quê hương mình.

Nhận thức được điều đó, mỗi chúng ta phải luôn xây dựng một tình cảm gắn bó cụ thể và tha thiết đối với quê hương. Tình cảm ấy phải trong sáng, vững mạnh và tiến bộ. Có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Biết tiếp thu cái đẹp, cái hữu ích, cái phù hợp của quê hương, đất nước trong thời đại mới chứ không nên bảo thủ một cách mù quáng. Xây đắp, bảo vệ quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người.

  • Kết bài:

Từ lâu, tình yêu quê hương đất nước vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta. Trong mấy nghìn năm qua, mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm, tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc sâu sắc lại kết tinh thành sức mạnh vô biên quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, làm nên biết bao trang sử vẻ vang. Người Việt Nam dù đi đâu về đâu đều hướng về nguồn cội. Câu nói của Raxun Gamzatov càng khẳng định sâu sắc sự đúng đắn của tinh thần thiêng liêng ấy.

1
0
Anh Daoo
01/05/2021 20:31:18
+3đ tặng
Là con người, ai cũng có quê hương. Hướng về quê hương, nguồn cội không chỉ có ở con người mà cả loài vật cũng có bản năng ấy. Có một loài lươn sinh ra ở Bắc âu, khi lớn lên chúng tìm đến những vùng nước ấm áp ở khu vực Đông Nam Á để sinh sản. Những con lươn con khi chúng lại tìm về vùng Bắc Âu giá rét, nơi mà cha mẹ chúng đã đến. Bởi thế, nói về quê hương, Raxun Gamzatov đã cho rằng: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”.

Quê hương là nơi tổ tiên, ông bà, cha mẹ và ta đã được sinh thành, có một thời gian dài sinh sống và gắn bó qua nhiều thế hệ. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, quê hương là nói về một đất nước mà trong đó có quê (làng, cái nhà) mà mình đã được sinh ra, được dưỡng nuôi và thụ hưởng một nền văn hóa của làng quê, đất nước đó. Bởi thế giữa quê hương và con người có một mối liên hệ bền chặt, không thể tách rời.

Tại sao không thể tách quê hương ra khỏi con người?

Câu nói của Raxun Gamzatov đã khẳng định mạnh mẽ sợi dây liên kết giữa quê hương và con người. Con người có thể rời xa quê hương vì nhiều lí do. Có thể là để học tập vì quê nhà không có trường, không có ngành nghề mình yêu thích, hoặc chọn nơi có hiệu quả giáo dục cao hơn. Có thể là do hoàn cảnh kinh tế, chính trị, đoàn tụ gia đình phải sinh cơ lập nghiệp nơi khác. Cũng có thể là do điều kiện công tác hoặc do những lí do cao đẹp hơn: tìm đường cứu nước, khai khẩn đất hoang…

Trong số họ có thể từ lâu đã không trở lại hoặc không còn nhớ gì về nơi chôn nhau cắt rốn nhưng quê hương sẽ mãi mãi ở bên họ, tồn tại trong họ trong văn hóa ứng xử hay trong nguồn gốc bản thân. Không thể tách quê hương ra khỏi con người bởi quê hương đã gắn bó máu thịt với con người. Quê hương hiện diện trong trí nhớ, trong tâm tư, tình cảm con người. Những hình ảnh thân quen, những kỉ niệm thân thiết, những tháng ngày gắn bó sẽ trở thành kỉ niệm hay hồi ức sống mãi trong lòng chúng ta.

Tình yêu quê hương hiện diện trong tình cảm mỗi người. Đây là tình cảm thiêng liêng cũng như mọi thứ tình yêu khác, không thể lí giải nổi nhưng ăn sâu trong tâm khảm mỗi người. Tình yêu quê hương gắn liền với những hình ảnh thân thuộc khác.

Quê hương là những giá trị văn hóa, là bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán được hiện diện trong lối sống hằng ngày. Đó là sở thích, lối ăn mặc, những thói quen, văn hóa ứng xử, ngôn ngữ, giọng điệu, trong câu hát, lời ru…

Không ai có thể từ bỏ hoàn toàn quê hương. Bởi những giá trị vô hình của quê hương đã ẩn sâu trong tâm hồn họ không thể nào họ có thể phủ nhận được. Cho đến khi họ không còn được nhìn thấy mặt trời thì những giá trị ấy lại tiếp tục nảy nở, tồn sinh trong các thế hệ sau.

“Cáo chết còn quay đầu về núi”, con người có quê hương, là nơi để trở về sau những bôn ba trên cuộc đời. Trở về nguồn cội vốn là một truyền thống văn hóa đã trở thành triết lí sống của dân tộc ta từ bao đời nay.

Con người không nghĩ gì về quê hương thì tâm hồn sẽ khô cạn, cuộc sống sẽ tẻ nhạt, luôn cảm thấy cô đơn, trống vắng, không thể tìm được hạnh phúc đích thực trong cuộc đời. Bất hạnh lớn nhất của đời người là không biết mình đã đến từ đâu và khi rời khỏi cõi đời này linh hồn sẽ về đâu trong bao la vũ trụ.

Phê phán:

Trong cuộc sống ngày nay, có nhiều người đã phủ nhận quê hương, phủ nhận nguồn cội, coi thường hoặc sỉ nhục các giá trị tốt đẹp của quê hương mà bản thân họ cũng có một phần ở trong đó. Họ chấp nhận sống lai căng, mất gốc, vui vẻ với một thứ văn hóa pha tạp, khiến họ trở nên lố lăng, kịch cỡm. Đó là sự khiếm khuyết về nhân cách. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học:

Ý kiến của Raxun Gamzatov là một sự đúc kết sâu sắc mỗi quan hệ giữa con người và quê hương; là lời nhắc nhở, là bài học quý giá cho mỗi người trong thời buổi toàn cầu hóa, khi mà con người phải thường xuyên rời xa quê hương mình.

Nhận thức được điều đó, mỗi chúng ta phải luôn xây dựng một tình cảm gắn bó cụ thể và tha thiết đối với quê hương. Tình cảm ấy phải trong sáng, vững mạnh và tiến bộ. Có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Biết tiếp thu cái đẹp, cái hữu ích, cái phù hợp của quê hương, đất nước trong thời đại mới chứ không nên bảo thủ một cách mù quáng. Xây đắp, bảo vệ quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người.

  • Kết bài:

Từ lâu, tình yêu quê hương đất nước vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta. Trong mấy nghìn năm qua, mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm, tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc sâu sắc lại kết tinh thành sức mạnh vô biên quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, làm nên biết bao trang sử vẻ vang. Người Việt Nam dù đi đâu về đâu đều hướng về nguồn cội. Câu nói của Raxun Gamzatov càng khẳng định sâu sắc sự đúng đắn của tinh thần thiêng liêng ấy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k