* Nguyên nhân:
- 1957 – 1959: Mỹ - Diệm tăng cường “tố cộng”, “diệt cộng”.
- 5/1959: Chính quyền SG thông qua luật 10/59: lê máy chém khắp MN gây nhiều tội ác.
->cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất.
- 1/1959: Hội nghị TW lần 15 đã quyết định: Cho phép nhân dân miền Nam
sử dụng bạo lực cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.
* Diễn biến:
- Ban đầu là những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở Bắc Ái (tháng 2/1959), Trà Bồng (tháng 8/1959),
sau đó lan rộng toàn miền Nam trở thành phong trào Đồng Khởi.
- Tiêu biểu nhất là ở Bến Tre. Ngày 17/1/1960, nhân dân 3 xã thuộc huyện Mỏ Cày, Bến
Tre đã đồng loạt nổi dậy.
- Từ Bến Tre, cuộc nổi dậy phá chính quyền địch, lập chính quyền cách mạng lan nhanh
khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Bộ.
* Kết quả: Cuối 1960: Ta làm chủ hơn ½ hệ thống chính quyền ở cấp cơ sở:
600/ 1298 xã Nam Bộ, 904/ 3829 thôn trung bộ, 3200/ 5721 thôn Tây Nguyên.
* Ý nghĩa:
- Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay chính quyền Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Từ trong khí thế của phong trào, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày (20/12/1960).