Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào? Qua đó em có nhận xét gì về hướng đi và cách đi tìm đường cứu nước của người so với các bậc tiền bối

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào? Qua đó em có nhận xét gì về hướng đi và cách đi tìm đường cứu nước của người so với các bậc tiền bối 
Giúp em với ạ em cảmơn 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
625
2
0
Nguyễn Nguyễn
06/05/2021 19:36:47
+5đ tặng
Cuối  thế  kỷ  XIX,  thực  dân  Pháp xâm lược Việt Nam, sau khi hoàn thành bình  định  về  quân  sự,  chúng  thi  hành chính sách “khai thác thuộc địa” hết sức tàn  bạo  đối  với  nước  ta,  gây  ra  sự  biến động to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam, làm thay đổi kết cấu giai cấp, đảo  lộn  cuộc  sống  mọi  tầng  lớp  nhân dân. Việt  Nam  từ  một nước phong kiến độc  lập  trở  thành  nước  thuộc  địa  nửa phong  kiến. Dưới  ách  cai trị  của  thực dân  Pháp,  đời  sống  các  tầng  lớp  nhân dân  ngày  càng  bị  bần  cùng  hoá.  Mâu thuẫn  giữa toàn thể nhân dân  Việt  Nam với  thực  dân  Pháp  xâm  lược  và  chế  độ thuộc  địa  ngày  một  gay  gắt,  trở  thành mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu. Bên cạnh  đó,  mâu  thuẫn giữa  nông  dân  và địa chủ ngày càng gia tăng. Những mâu thuẫn trên trở thành lực cản kìm hãm sự phát triển của xã hội Việt Nam. Đứng  trước  những  mâu  thuẫn  dân tộc và giai cấp ngày càng gay gắt, nhiều phong  trào  đấu  tranh  chống  Pháp  và phong  kiến  tay  sai  nổ ra  khắp  nơi  với nhiều xu hướng cứu nước khác nhau. Đó là  các  cuộc  khởi  nghĩa  chống thực  dân Pháp  dưới  ngọn  cờ  Cần  vương;  nhiều cuộc  khởi  nghĩa  nông  dân  diễn  ra,  điển hình  là  cuộc  khởi  nghĩa  nông  dân  Yên Thế  dưới  sự  lãnh  đạo  của  Hoàng  Hoa Thám  kéo  dài  hơn  30  năm;  phong  trào Đông  Du,  Đông  Kinh  nghĩa  thục...  do các sỹ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của tư  tưởng  dân  chủ  tư  sản  như  Phan  Bội Châu,  Phan  Chu  Trinh  lãnh  đạo.  Đó  là trang  sử  vẻ  vang  của  dân  tộc  trên  con đường đấu  tranh giành độc lập. Mặc dù diễn ra rộng khắp cả nước, nhưng tất cả các  cuộc  đấu  tranh  đều  thất  bại.  Có  thể nói,  "Trong  suốt  gần  một  thế  kỷ  thống trị  của  thực  dân  Pháp,  phong  trào  cách mạng  giải  phóng  dân  tộc  ở  Việt  Nam không  ngừng  phát  triển,  kẻ  trước  ngã, người sau đứng dậy. Nhưng tất cả những cuộc  khởi  nghĩa  yêu  nước  ấy  đã  bị  dìm trong máu. Những đám mây đen lại bao phủ đất nước Việt Nam"(1). Hệ  tư  tưởng  phong  kiến  và  tư  sản đã hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ lịch sử  đặt  ra  là  lãnh  đạo  toàn  dân  chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Vì  vậy,  đến  đầu  thế  kỷ  XX,  việc tìm  ra  con  đường  cứu  nước,  giành  lại độc lập dân tộc, mở đường cho đất nước phát triển, trở thành đòi hỏi khách quan, cấp bách của dân tộc Việt Nam. Được sinh ra trong gia đình trí thức phong  kiến  có  truyền  thống  yêu  nước, Nguyễn   Tất Thành sớm  mang   trong mình  lòng  yêu  nước,  thương  dân  và  có tầm  nhìn  vượt  xa  những  “lối  mòn  cứu nước” của các bậc tiền bối. Những năm tháng  theo  cha  học  hành,  trong  đó  có thời  gian  sống  gần  Triều  đình  Huế  đã làm  cho  Người  thấy  rõ  hơn  cuộc  sống phụ thuộc,  thấp hèn của giới quan  chức phong  kiến,  tay  sai.  Từ  cuộc  sống  quan trường  lận  đận,  trắc  trở  của  người  cha, Nguyễn  Tất  Thành  càng  thấu  hiểu  ý nghĩa thực tế của câu: "Quan trường thị nô  lệ,  trung chi  nô  lệ,  hựu  nô  lệ".  Cho nên,  sau  khi  ông  Nguyễn  Sinh  Huy  bị bãi  chức  (đầu  năm  1910)  và  vào  Nam Kỳ  hành  nghề  bốc  thuốc  trị  bệnh  cứu người, còn   Nguyễn   Tất   Thành   càng nhận thức rõ hơn sự thối nát của chế độ quan trường. Thực tế này càng thôi thúc Người  quyết  tâm  ra  đi  tìm  đường  cứu nước. Trong    tác    phẩm Những mẩu chuyện về  đời  hoạt  động  của  Hồ  Chủ tịch,  Trần  Dân  Tiên  đã  viết:  "Người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc  bấy  giờ,  Anh  đã  có  chí  đuổi  thực dân  Pháp,  giải  phóng  đồng  bào.  Anh tham  gia  công  tác  bí  mật,  nhận  công việc liên lạc"(2). Tuy nhiên, đi đâu và làm gì để tìm ra con  đường  cứu  nước  thành  công luôn là  công  việc  hết  sức  khó  khăn. Bởi  lẽ,  bọn  thực  dân  bưng  bít  mọi thông  tin,  ngăn  cản  những  tư  tưởng tiên tiến, cấm du nhập sách báo tiến bộ hòng  giam  hãm  dân  ta  trong vòng  nô lệ.  Người  đã nói  với  nhà  báo  Liên  Xô Ôxip Manđenxtam: "Khi tôi độ mười ba tuổi,  lần  đầu  tiên  tôi  được  nghe  ba  chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng  tôi,  người  da  trắng  nào  cũng  là người  Pháp.  Người  Pháp  đã  nói  thế... Nhưng   trong   những   trường   học   cho người  bản  xứ,  bọn  Pháp  dạy  người  như dạy  con  vẹt.  Chúng  giấu  không  cho người  nước  tôi  xem  sách  báo.  Không phải  chỉ  sách  của  các  nhà  văn  mới,  mà cả  Rútxô  và  Môngtexkiơ  cũng  bị  cấm. Vậy  thì  phải  làm  thế  nào  bây  giờ?  Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài"(3). Trong   quá   trình   xác   định   con đường  cứu  một  dân  tộc,  lòng  căm  thù giặc và quyết tâm chưa đủ, mà còn phải lý  giải  được  nguyên  nhân  thất  bại  của các bậc tiền bối, hiểu được điều kiện chủ quan  và  khách  quan  của  bối  cảnh  lịch sử,  trên  cơ  sở  đó mà  vạch  ra  hướng  đi của  con  đường  cũng  như  những  yếu  tố đảm bảo thắng lợi. Trước  thất  bại  liên  tiếp  về  con đường  cứu  nước  của  các  bậc  tiền  bối, Người nhận xét: "Cụ  Phan  Chu  Trinh  chỉ  yêu  cầu người  Pháp  thực  hiện  cải  lương...  Điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương. Cụ  Phan  Bội  Châu  hy  vọng  Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Cụ  Hoàng  Hoa  Thám  còn  thực  tế hơn,  vì  còn  trực  tiếp  đấu  tranh  chống Pháp.  Nhưng  theo  người  ta  kể thì  Cụ còn mang nặng cốt cách phong kiến"(4). Câu hỏi đặt ra cho dân tộc ta: Ai là người  lãnh  đạo  thành  công  nhiệm  vụ giải phóng dân tộc ở Việt Nam? đến lúc này vẫn chưa có lời giải. Bối  cảnh  trên  đây,  sau  này  được Hồ  Chí  Minh  nói  rõ  khi  trả  lời  nhà  văn Mỹ  Anna Luy Xtơrông: "Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc  này  thường  tự  hỏi  nhau  ai  sẽ  là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của  Pháp.  Người  này  nghĩ  là  Anh,  có người lại cho là Mỹ"(5)!? Từ những trải nghiệm cuộc sống và với  trí  tuệ  vượt  trội,  Hồ  Chí  Minh  đã sớm phát hiện ra mâu thuẫn giữa chế độ đàn áp bóc lột dã man của bọn thực dân ở Việt Nam với cái lý tưởng cao đẹp của nước  Pháp:  "Tự  do - Bình  đẳng - Bác ái",  muốn  biết  cái  gì  bí  mật  ẩn  náu  ở nước  Pháp  xa  xôi!.  Người  cho  rằng: "Muốn đánh hổ thì phải vào hang hổ!". Chính những nhận thức về bối cảnh đất nước và sự tìm hiểu của Nguyễn Tất Thành về nước Pháp đã thôi thúc Người đi tìm đường cứu nước. Đây không phải là  hành  động  ngẫu  nhiên,  tự  phát  mà  là sự  lựa  chọn  sáng  suốt,  một quyết  tâm lớn  đáp  ứng  đòi  hỏi  khách  quan  của cách  mạng  Việt  Nam.  Quyết  định  sang phương   Tây   của   Nguyễn   Tất   Thành cũng  chính  là  phủ  nhận  về  mặt  ý  thức nhà  nước  thực  dân  nửa  phong  kiến  ở Việt Nam, là việc mở cửa ra thế giới để đón  nhận  những  nhân  tố  mới  của thời đại,  tiếp  thu  lý  luận  tiên  tiến,  tích  hợp tinh hoa văn hoá nhân loại để hình thành con đường cứu nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
+4đ tặng

Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.

* Phan Bội Châu:

- Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.

- Nhưng sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.

- Người nhận xét về con đường cứu nước của Phan Bội Châu, dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau".

* Phan Châu Trinh:

- Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, cụ cho rằng “bất bạo động bạo động tắc tử, bất bạo động bạo động đại ngu”, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.

- Nguyễn Tất Thành nhận xét con đường của Phan Châu Trinh chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"

=> Các nhà yêu nước đi trước Nguyễn Tất Thành đều là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 

* Nguyễn Tất Thành:

Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:

- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư