Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sơ lược về quá trình khai phá đất Đồng Nai, Gia Định

Sơ lược về quá trình khai phá đất Đồng Nai, Gia Định
 

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
317
2
0
Nguyễn Nguyễn
03/06/2021 10:30:49
+5đ tặng
Đồng Nai là một vùng đất có lịch sử lâu đời. Trong lòng đất Đồng Nai bảo tồn nhiều dấu vết của cuộc sống con người nguyên thuỷ. Nhờ vào những phát hiện khảo cổ học từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Đồng Nai nói riêng, lưu vực sông Đồng Nai nói chung được biết đến với tư cách một vùng đất từng chứng kiến sự hình thành, phát triển của những cộng  đồng người cổ. Cư dân Đồng Nai qua nghiên cứu nhân chủng học thì chính là các tộc ít người hiện nay: Xtiêng, Châu Ro, Châu Mạ, họ chính là cư dân bản địa, hậu duệ của chủ nhân vùng đất Đồng Nai xưa. Xã hội được tổ chức theo bộ tộc, mỗi bộ tộc có một tộc trưởng đứng đầu, sống theo chế độ mẫu hệ mà ngày nay vẫn còn trong các sinh hoạt cúng tế.

 Qua hàng loạt các địa điểm trên vùng đất Đồng Nai như: Dầu Giây, An Lộc, Hàng Gòn, Cam Tiêm, Bình Lộc, Núi Đất, Phú Quý… đã phát hiện những công cụ lao động của người cổ. Đó là những hiện vật thời đồ đá cũ, thời đại lịch sử đầu tiên và chiếm khoảng thời gian dài nhất trong xã hội loài người.

Khoảng cách đây 2500 năm, cư dân Đồng Nai đã bắt đầu bước vào thời đại kim khí. Nền văn hoá  thời đồ sắt ở Đồng Nai kết gắn hai giai đoạn phát triển đồng – thau và sắt sớm. Từ trong văn hoá đồng đã manh nha văn hoá sắt sớm với hàng loạt di chỉ tiêu biểu được phát hiện: Dốc Chùa, Bình Đa, Cái Vạn, Suối Chồn, Hàng Gòn, Long Giao… cư dân cổ Đồng Nai phát triển cao về chất lượng, số lượng, xã hội được đẩy lên ở những bước cao, đầy đủ những yếu tố chuyển tiếp cho giai đoạn phát triển mới.

Hình thành các tộc người, cơ sở cho việc phát triển các quốc gia sơ khai trên vùng đất Đồng Nai đầu Công nguyên. Đó chính là vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỷ II trước Công nguyên.

1.2. Vùng đất Đồng Nai – Gia Định thời vương quốc Phù Nam

Chủ nhân văn hóa Phù Nam là người bản địa, thuộc chủng Indonésien. Trong quá trình phát triển, họ có sự tiếp xúc và cộng cư với những yếu tố nhân chủng khác [1, tr.348]. Qua tư liệu bi ký cho thấy đại bộ phận cư dân Phù Nam nói tiếng Môn – Khmer. Căn cứ trên đối sánh với dân tộc học ở Đông Nam Á, có tác giả cho rằng cư dân Phù Nam gồm 2 bộ lạc Môn cổ và Nam – Đảo. Họ cùng nhau xây dựng nên nhà nước Phù Nam, trong đó, mỗi bộ lạc phát huy thế mạnh của mình: người Môn cổ với khả năng chinh chiến và tổ chức xã hội, còn người Nam Đảo về khả năng buôn bán với nước ngoài.

Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỷ I sau công nguyên và tồn tại cho đến đầu thế kỷ VII. Thời cường thịnh nhất của vương quốc Phù Nam là vào khoảng từ thế kỷ III đến thế kỷ V. Dưới thời cai trị của Phạm Sư Man (220 – 225), Phù Nam đã chinh phục các nước lân cận, mở mang bờ cõi, kiểm soát các lộ giao thông nội địa từ Khánh Hòa sang thung lũng sông Mênam, xuống tận bán đảo Malaisia, khống chế nền thương mại đường biển cả miền Đông Nam Á. Vị trí của nước Phù Nam được thư tịch cổ Trung Quốc miêu tả như sau: “nước Phù Nam ở phía Nam xứ Nhật Nam, trong cái vịnh ở phía tây biển lớn… một con sông lớn chảy từ hướng tây và đổ ra biển” (Nam Tề thư). “Nước Phù Nam rộng hơn 3000 dặm. Đất từ trên cao đổ xuống và rất bằng phẳng” (Lương Thư). “Nước Phù Nam ở cách phía tây nước Lâm Ấp hơn 3000 dặm, nằm trong một vịnh lớn ở ngoài biển, đất rộng hơn 3000 dặm” (Tấn thư)[1, tr.346].

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×