Chăm sóc bản thân là một điều rất quan trọng, và quan trọng hơn là chúng ta làm điều đó có đúng hay không. Học cách yêu thương bản thân là tự yêu chính mình để đem lại những kết quả tốt đẹp cho bản thân mình, yêu thương bản thân không phải là nuông chiều bản thân làm theo những gì mình ham muốn vì đó là một suy nghĩ thiển cận.
Tất cả các bác sĩ trị liệu tâm lý nhi khoa đều cho rằng, “để yêu chính mình, trước tiên đứa trẻ phải luôn được yêu thương từ trong mắt những người nuôi dạy chúng”.
Donald Winnicott, một nhà tâm lý học phát triển nổi tiếng người Anh, cũng là một bác sĩ nhi khoa phân tâm học nói : “Trước khi nhìn thấy chính mình, đứa trẻ đã nhìn thấy mình trong mắt mẹ mình đang nhìn mình”.
Hình ảnh của một người mẹ thức trắng đêm không ngủ để canh đứa con nhỏ đang đau ốm bệnh tật, một người cha sốt sắng, lo lắng, bên cạnh chăm sóc vỗ về, an ủi đứa con khi đứa trẻ gặp nạn. Tất cả họ đều như cảm thấy hạnh phúc lớn lao khi đứa trẻ hết ốm đau, lành lặn.
Hình ảnh cha mẹ để lại bên trong đứa trẻ phát triển hai hình ảnh về mặt tinh thần :
- Suy nghĩ về cha mẹ : đó là một hình ảnh đáng tin cậy cho tình yêu thương che chở, luôn sẵn sàng chịu đựng để chăm sóc đứa con, đứa trẻ sẽ luôn tự hỏi “nếu cha mẹ yêu thương mình thì tại sao mình lại không yêu bản thân mình?”
- Suy nghĩ về mình : đó là hình ảnh của lòng tự trọng, phải luôn biết giá trị của bản thân, vì cái giá trị đó nên nó đáng được quan tâm, yêu thương, săn sóc bởi cha mẹ.
Do đó, những đứa trẻ mà nhận được quá ít tình yêu của những người thân xung quanh trong thời thơ ấu, khi lớn lên rất có thể bị thiếu tình yêu cho bản thân và cho người khác.
Nhưng đây chưa phải là lý do duy nhất được xác định rằng tại sao chúng ta không yêu bản thân. Một lý do lớn nữa ảnh hưởng đến vấn đề này là liên quan từ những tác động đến bạn trong thời thơ ấu, điều đó cũng dễ làm bạn lệch lạc suy nghĩ về chính bản thân mình.
Ví dụ, nếu cha mẹ quá tò mò hoặc can thiệp quá nhiều vào môi trường của đứa trẻ khi hướng dẫn trẻ học, chơi…đôi khi sẽ khiến đứa trẻ rơi vào tình huống khó chịu, ức chế hoặc bất lực.
Cha mẹ đặt quá nhiều áp lực vào đứa con, tức là đặt đứa trẻ của mình vào những nhiệm vụ bắt buộc phải thành công, sẽ dễ dẫn đến phản tác dụng một khi những thất bại lặp đi lặp lại, đứa trẻ sẽ dần mất tự tin, đánh giá thấp bản thân, và không còn coi trọng chính bản thân mình nữa.