Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích 16 câu đầu của văn bản Trao duyên

Phân tích 16 câu đầu của văn bản trao duyên
 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
414
3
0
Hiển
09/05/2021 17:26:45
+5đ tặng

Có lẽ điều làm Nguyễn Du hết mực yêu thương nhân vật Kiều là vì nàng có quá nhiều bất hạnh. Sau khi gia đình bị nguy biến nàng bán thân để chuộc cha và em, cuộc sống gia đình tạm ổn nàng mới nhớ về cuộc tình của mình với Kim Trọng. Có lẽ chẳng còn cách nào cứu vãn được số phận của nàng.  Nàng trao duyên cho Thúy Vân. 

Thân bài Phân tích 16 câu đầu bài trao duyên

Trong lúc đau khổ, day dứt nhất Kiều vẫn lựa lời để thuyết phục em. Từ những câu thơ đầu tiên đã thấy được những biểu cảm sâu sắc trong tâm hồn của Kiều. Đang đắn đo thì Kiều đột ngột yêu cầu Thúy Vân ngồi lên cho mình lạy rồi mới nói tiếp. Cử chỉ thật bất ngờ, bất bình thường, nó đột ngột ngay chính với bản thân Kiều. Từ “lạy” thường báo hiệu một việc rất quan trọng, sự việc bất ngờ, phi lý mà lại hợp lý, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sắp nhờ. Thúy Kiều khá khéo léo và tế nhị trong việc nhờ cậy em gái của mình, vì biết rằng việc này chẳng dễ dàng gì với em. Kiều lạy thư với em gái mình vì nàng đang nhờ vả em gái mình, bắt em gái mình phải cưới người mà chưa hề có tình cảm gì. Kiều lạy thư Thúy Vân - em gái mình là lạy thưa một đức hi sinh cao cả vì rồi đây Vân sẽ phải làm một việc có thể coi là bi kịch cho cả quãng đời còn lại của Vân. Thật khó xử cho cả hai bên, còn gì ngượng ngùng hơn tình chị duyên em . Nhưng với Kiều nàng không còn sự lựa chọn nào khác, đây như một sự van xin ở trạng thái bế tắc, khoongc ó lối thoát.  

Với Kim Trong người mà  “khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề” nay phải nhờ em mình để nối nốt mối tơ duyên. Vì lý do nàng “đứt gánh tương tư” gặp “sóng gió bất kì”. Nguyễn Du dùng điển cố điển tích đứt gánh tương tư, sóng gió bất kì để nói về tai nạn đột ngột trong tình yêu. Quạt nước, chén thề là tình cảm sâu đậm của Kiều và Kim Trọng. Bởi nàng hiểu được tình thế của em gái nên đành thẹn thùng nói đây là mối tơ thừa mong em vì chị mà chấp thuận. Gánh nặng vật chất có thể chia sẻ được chứ gánh tương tư đâu có nhẹ nhàng gì , thế mà vì mình giờ đây bỗng đứt đoạn, bỗng dở dang Thật xót xa tình máu mủ, ngậm cười nơi chín suối, và số phận mù mịt sắp tới của Kiều, có thể khiến Kiều mất mạng để khiến cho Thúy Vân không thể từ chối được. Vốn dĩ ở đời chữ hiếu và chữ tình không thể đặt lên bàn cân vậy mà ở cái xã hội cay nghiệt đó Kiều phải lựa chọn, để rồi sau đó hi sinh tình yêu của mình một cách đau đớn. Mặc dù trong lời lẽ có phần khôn ngoan nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự xót xa, âu sầu, dường như Kiều đang cố gắng thuyết phục tận tình để cho em hiểu. Có lẽ từ giây phút này Kiều đã coi như không tồn tại trên cõi đời này nữa, như một cái kết cục u ám và bi thảm mà bản thân nàng luôn nghĩ đến. 

Đến khi trao kỉ vật làm tin tâm trạng thể hiện rõ sự nuối tiếc và mâu thuẫn trong lòng Kiều. Lời nói không còn sáng suốt nghe như tiếng nghẹn đang trực trào nức nở trong giọng nói của một thiếu nữ vừa đôi mươi phải chịu nhiều giông bão của cuộc đời. Những kỉ vật yêu dấu trước đây đã trở thành “của chung” thật đau đớn và xót xa.. Tín vật tình yêu nó chỉ thiêng liêng khi nó là tín vật, là nhân chứng thầm kín của riêng hai người thôi. Còn bây giờ, từ bây giờ, nó đã thành của chung. Những câu thơ còn giấu trong đó là nỗi buồn thầm kín của Kiều. Vì tình cảm dành cho Trọng quá sâu đậm nên dù lý trí đã quyết tâm trao đi nhưng trong tim lại đau xót vô cùng. Thể hiện qua sự dùng dẳng, chẳng dứt khoát được của Kiều. Cử chỉ trao lại kỉ vật, nhưng tâm trạng lại như một cuộc chia ly vĩnh biệt mối tình đẹp đẽ đầy ắp kỉ niệm yêu thương. 

Bằng nghệ thuật ước lệ và sự tài tình của mình từ cách nói nôm na hàng ngày Nguyễn Du đã để cho nhân vật của mình dãi bày được mọi cảm xúc. Từ đau thương luyến tiếc, xót xa và cuối cùng là buông thả chấp nhận. thể hiện con đường cùng cực của Kiều, một sự bế tắc không lối thoát.

Kết bài Phân tích 16 câu đầu bài trao duyên

Đoạn thơ là khung cảnh trao duyên của chị em Thúy Kiều với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, xong đó là nhưng tình cảm trân thành nhất, sâu sắc nhất, đnág được trân trọng. Thể hiện cái tài bậc nhất của Nguyễn Du, qua nhân vật, qua câu truyện bi kịch của tình yêu để nói lên sự đau đớn trước số phận con người trong xã hội phong kiến. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Nguyễn Nguyễn
09/05/2021 17:53:28
+4đ tặng

Truyện Kiều - một thi phẩm bất hủ của tác gia Nguyễn Du, được viết dựa vào một tác phẩm cổ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác giả sống vào đời nhà Thanh, Trung Quốc. Truyện kể về cuộc đời đầy đau thương mất mát của Thuý Kiều, trải qua muôn vàn sóng gió, khổ hạnh, chết đi sống lại,… cuối cùng hạnh phúc cũng mĩm cười với nàng.
Thuý Kiều một người con hiếu hạnh, tài đức vẹn toàn. Vì phải cứu gia đình, nàng đành phải bán mình chuộc cha. Nhưng làm vậy thì nàng đã phản bội lời thề nguyền thuỷ chung, son sắc với tình lang Kim Trọng. Tình thế ép buộc nàng đành nhờ cậy em ruột là Thuý Vân, xem như chị trao duyên lại cho em, nhờ em thực hiện lời thề của mình với Kim Trọng dù rằng Thuý Kiều rất đau đớn, day dứt tâm can và nhắn nhủ với em mình như thể rằng chị sắp đi xa vĩnh viễn “một đi không trở lại”.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Bốn câu thơ tưởng chừng như Thuý Kiều đang trăn trối nói về ngày sau khi mình chết đi. Mai sau em “đốt lò hương”, nhìn thấy trời “hiu hiu gió” thì hồn chị đã về:
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Hồn chị đã về đây, mang nặng nỗi thống khổ của một kẻ phụ tình. Trước khi thát oan, nàng chấp nhận cho thân nát để đền cho người bạn tình chung thuỷ vì tội đã phản bội lại lời thề nguyền. Nỗi day dứt ấy chị vẫn mang theo xuống cửu tuyền. Hôm nay chị trở về thì đã "âm dương cách biệt đôi đường" không thể nói được gì, chỉ xin rảy cho chén nước để oan hồn chị được siêu thoát.
Nhìn lại thực tại, nghĩ đến tình quân nàng nhắn nhủ đôi lời tâm sự, giải bày:
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Giờ đây mọi chuyện đã tan vỡ, lỡ làng, nói làm sao hết những tình cảm tha thiết, da diết, những kỉ niệm ngọt ngào ân ái ngày xưa đã trao nhau. Thôi thì thiếp đành cam chấp nhận số phận, tơ duyên ngắn ngủi, hạnh phúc quá mong manh, kiếp này đã lỡ phu thê, thiếp xin bái biệt đi về cõi âm. Lời nhắn nhủ vừa mang nỗi tiếc nuối, vừa cam chịu chỉ "có ngần ấy thôi" ít ỏi quá chàng ơi, nhưng không thể nào kéo dài thêm được nữa.
Câu thơ chứa chan tình cảm, xót xa đau cho kiếp số phũ phàng, chua chát - lời thơ như hờn oán, trách móc than thân trách phận:
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Lời thơ uất nghẹn, phận gì? mà bạc như vôi? Phận trâu ngựa, kiếp chó mèo chứ không phải là phận người, kiếp người nữa. Cuộc đời quá cay đắng, bạc bẽo hay xã hội quá bất công, tàn nhẫn với con người tài sắc vẹn toàn như Thuý Kiều. Đành rằng cuộc đời “nước chảy hoa trôi” nhưng cũng có giới hạn thôi chứ sao mà quá bi đát, quá phũ phàng đến vậy. Quay về với thực tại Thuý Kiều như bừng tỉnh, thốt lên:
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Việc “trao duyên” đã thành, việc bán mình cũng đã xong, thì bi kịch của Thuý Kiều cũng đến. "Ôi", "Hỡi" Kim Lang, Thuý Kiều gọi tên tình nhân lần sau cuối trong nước mắt nhạt nhoà, nàng ôm nỗi đau giằng xé tâm can khi biết chắc chắn rằng từ đây nàng đã mất chàng Kim mãi mãi. Sự thật ấy làm cho Thuý Kiều kêu lên thống thiết “thôi thôi” một cách vật vã, đớn đau “đứt từng đoạn ruột”. Điều đó cho ta thấy được tình cảm của Thuý Kiều dành cho Kim Trọng vô cùng lớn, vô cùng sâu đậm, chung thuỷ sắc son.
Sự “hi sinh” của Thuý Kiều làm cho người đời cảm phục, tình cảm của Thuý Kiều làm cho chúng ta trân quý yêu thương. Đó là điểm sáng chói ngời trong phẩm giá con người Thúy Kiều, khiến cho nàng sống mãi trong lòng người đọc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư