Đặc điểm của cây dược liệu
2.1. Đa dạng về hình thức sử dụng
Các cây dược liệu được chia làm ba nhóm
Nhóm cây cỏ được sử dụng trực tiếp để chữa trị bệnh. Ví dụ: Rau má, gừng, lá lốt, mã đề, kinh giới, tía tô ...
Nhóm cây cỏ trước sử dụng qua bào chế.
Ví dụ: Cây sinh địa (địa hoàng), sâm, gừng, hà thủ ô, tam thất
Nhóm cây cỏ làm nguyên liệu chiết suất các chất có hoạt tính cao.
Ví dụ: Thanh cao hoa vàng, bạc hà, hoa hòe...
2.2 . Đa dạng về chu kỳ sống
+ Cây 1 năm: gừng, ngải cứu, sinh địa...
+ Cây 2 năm: mạch môn, cát cánh, bạch truột, nga truột...
+ Cây lâu năm: Cam, quýt, hồi, sứ, duối, gáo, thông, xoài...
2.3. Đa dạng về dạng cây
+ Thân thảo mềm yếu: mã đề, lá lốt, ba kích, hà thủ ô, bồ công anh...
+ Thân bụi: đinh lăng, nhân trần, hoàn ngọc...
+ Thân gỗ nhỏ: nhóm Citrus, hoa hòe,...
+ Thân gỗ lớn: hồi, quế, đỗ trọng, long não, canhkina...
2.4. Đa dạng về phân bố
Cây dược liệu phân bố trên nhiều địa hình
+ Vùng ven biển: dừa cạn, hương phụ...
+ Vùng đồng bằng: bạc hà, hương nhu, bạch chỉ, sâm đại hành...
+ Vùng giáp ranh đồng bằng và trung du: sả, ngưu tất, rau má...
+ Trung du: quế, hồi, sa nhân...
+ Núi cao: sâm, tam thất, đỗ trọng, sinh địa...
2.5. Đa dạng về bộ phận sử dụng (phương pháp khai thác, thu hái)
+ Các cây dược liệu khai thác rễ củ: sinh địa, hoài sơn, tam thất, sâm đại hành, trinh nữ, cỏ tranh, ngưu tất...
+ Các cây dược liệu khai thác thân cành: quế, long não,...
+ Khai thác để chưng cất tinh dầu: bạc hà, xuyên tâm liên, thanh cao hoa vàng...
+ Khai thác nụ hoa quả: hoa hòe, hoa hồi, bồ kết...
3. Vai trò và giá trị của cây dược liệu.
Hiện nay theo thống kê trên thế giới về cây dược liệu ở Châu Âu có tới 1482 cây chữa bệnh, Á nhiệt đới và Nhiệt đới 3650 cây chữa bệnh với nhiều nhóm công dụng khác nhau:
Hiện có khoảng 30% tổng giá trị thuốc chữa bệnh do cây dược liệu cung cấp được khai thác từ trong tự nhiên và được trồng trọt.
Sau khi khảo sát các cây thuốc về nhiều phương diện khác nhau, chúng ta thấy rằng ngay trong phạm vi riêng biệt của ngành dược, các phương thức sử dụng cũng rất phong phú.