Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý lòng tự tôn dân tộc

Lập dàn ý lòng tự tôn dân tộc

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.525
3
2
Hiển
15/05/2021 08:58:50
+5đ tặng

I. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Bản thân mỗi người không ai hoàn hảo một cách tuyệt đối, tuy nhiên luôn hướng tới những phẩm chất tốt đẹp là cách để mỗi người hoàn thiện nhân cách

- Nêu vấn đề nghị luận: Lòng tự trọng là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện nhân cách

II. Thân bài
1. Giải thích lòng tự trọng là gì và tại sao phải có lòng tự trọng?

- Tự trọng: Là ý thức được bản thân, coi trọng danh dự, phẩm giá của chính mình. Tự trọng là biết mình biết mình biết người, không gây ra những việc làm xấu xa khiến bản thân hổ thẹn

- Tại sao cần phải có lòng tự trọng?

    + Tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận đúng cái sai, những điểm chưa hoàn thiện

    + Tự trọng giúp chúng ta thành công trong học tập và công việc bởi: Người tự trọng sẽ làm việc bằng thực lực của chính bản thân mình

    + Tự trọng giúp chúng ta sống đẹp sống có ích ⇒ Xã hội lành mạnh hơn

    + Lòng tự trọng khơi nguồn các đức tính tốt đẹp khác

    + Có tự trọng chúng ta mới có thể học được cách tôn trọng người khác

2. Biểu hiện của những người có lòng tự trọng

- Lòng tự trọng thể hiện ở việc con người cố gắng làm bài tập về nhà bằng chính khả năng của mình, không coi cóp, gian lận

- Tự trọng là khi chúng ta sống và làm việc một cách nghiêm túc không để bị nhắc nhở, phàn nàn

- - Tự trọng là khi nhận ra cái sai của mình và lắng nghe những lời góp ý để sửa chữa một cách vui vẻ, chân thành, cởi mở

- Có thái độ sống hòa nhã với mọi người, tôn trọng người già, nhường nhịn trẻ em

- Lòng tự trọng còn thể hiện ở việc con người ý thức được mình, không bị tha hóa bởi các yếu tố tiêu cực

3. Bàn luận mở rộng

- Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người đánh mất lòng tự trọng của bản thân:

    + Làm những việc trái đạo lí, vô lương tâm

    + Nói năng ứng xử thiếu văn hóa

    + Học sinh vô lễ với thầy cô

⇒ Tất cả những hành động việc làm đó cần bị phê phán. Những người ngay cả bản thân mình không tôn trọng được thì làm sao có thể thì sao có thể mong được người khác tôn trọng

4. Bài học nhận thức và hành động

- Mỗi con người cần ý thức và suy nghĩ đúng đắnvề bản thân và trang bị cho bản thân lòng tự trọng

- Luôn sống một cách chan hòa, làm những điều tốt đẹp tránh xa cái xấu

- Nhận thức những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy và sửa chữa

- Liên hệ bản thân: Chúng ta là học sinh cần cố gắng học tập, tiếp thu điều tốt đẹp từ thầy cô bạn bè

III. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện bản thân mình

- Lời nhắn nhủ: Mỗi chúng ta hãy luôn sống giàu lòng tự trọng để xã hội trở nên tốt đẹp

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Lương Huy
15/05/2021 08:58:53
+4đ tặng

1. Mở Bài

- Giá trị của con người thực sự xuất phát từ những giá trị tốt đẹp tiềm ẩn bên trong tâm hồn và một trong những giá trị ấy là lòng tự trọng của mỗi con người.

- Người ý thức được ý nghĩa và giá trị của lòng tự trọng cũng chính là người định đoạt được giá trị của bản thân mình, từ đó luôn cố gắng giữ gìn và hoàn thiện, ngày một nâng cao phẩm giá của mình.

2. Thân Bài

* Khái niệm tự trọng:

- Tự trọng có nghĩa là luôn tự biết chú ý, giữ gìn những phẩm giá tốt đẹp của bản thân, luôn coi trọng bảo nhân cách của mình, không cho phép bản thân sống lệch lạc hoặc tác động của môi trường làm ảnh hưởng đến chúng, dù có là ở trong hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo nhất.

- Người có lòng tự trọng là người trước hết có tư cách đạo đức, nhân phẩm cao đẹp, sống nhân hậu, vì người cũng là vì mình, tôn trọng bản thân cũng đồng thời tôn trọng mọi người xung quanh, không tùy tiện đánh giá, hay đối xử bất công với người khác bởi tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân mình.

* Biểu hiện:

- Sống trung thực với bản thân, gia đình và xã hội, luôn nỗ lực làm hết mình trong công việc, trung thực, thật thà, không gian dối, sống ngay thẳng, luôn cố gắng khẳng định tài năng và nhiệt huyết của mình.

- Luôn chí công vô tư, có tấm lòng trong sáng, đối xử chân thành với mọi người, không dựng chuyện đặt điều về người khác, không tham gia bình luận hay phán xét một cách chủ quan


 
- Tự trọng còn thể hiện trong đời sống sinh hoạt cá nhân, một người có lòng tự trọng sẽ biết sắp xếp cuộc sống của mình thật gọn gàng ngăn nắp, biết lên kế hoạch, biết quý trọng thời gian và sức khỏe của bản thân.

- Có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích của tập thể dù đôi khi phải hy sinh lợi ích cá nhân.

- Thể hiện ở lòng tự tôn dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn; luôn tỉnh táo và đấu tranh chống lại mọi hành vi làm ảnh hưởng đến dân tộc và đất nước, luôn tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

* Nhận xét:

- Lòng tự trọng có thể xem là một trong những tiêu chí đánh giá phẩm cách của con người. Người có lòng tự trọng thường là người có một tâm hồn đẹp, được tiếp thu một sự giáo dục rất tốt từ gia đình, nhà trường và xã hội.

- Lòng tự trọng giúp con người ta hoạch định bản thân tốt hơn, biết việc nên và không nên làm, chính vì vậy, cuộc sống và công việc của họ cũng trở nên dễ dàng và suôn sẻ hơn hẳn.


 
- Người không có lòng tự trọng, không biết giữ gìn phẩm giá, chỉ biết ghen ăn tức ở, ích kỷ, xấu xa, nhỏ nhen chính là tự hạ thấp bản thân mình, đa phần xã hội chẳng mấy ai ưa thích kiểu người như vậy.

- Chớ có lầm tưởng hai khái niệm tự trọng và tự ái, tự cao, tự đại là một.

3. Kết Bài

- Lòng tự trọng là một trong những nhân tố quan trọng nhất làm nên giá trị của mỗi con người, hướng con người đi theo những suy nghĩ và hành động tích cực để bảo vệ và nâng cao phẩm giá của bản thân, làm đẹp cho chính tâm hồn của mình đồng thời cũng là làm đẹp cho sẽ hội, góp phần phát triển xã hội ngày một văn minh giàu mạnh hơn.

- Con người cần mỗi ngày tự rèn luyện cho bản thân tính tự trọng từ những điều vụn vặt nhất trong cuộc sống.

1
1
Nguyễn Nguyễn
04/06/2021 19:22:17
+3đ tặng
MB: Nêu vấn đề chung, dẫn dắt vào bài qua việc phân tích ý kiến
TB:
a) Giải thích "Tự hào dân tộc là gì"?
b) Xét về tác động của lòng tự hào dân tộc trong quá khứ và tương lai
c) Tầm quan trọng, vai trò của lòng tự hào dân tộc trong thời kỳ phát triển và toàn cầu hóa (nếu được ý nghĩa nổi bật của ý kiến)

KB: Khảng định lại suy nghĩ và quan điểm của mình về vấn đề, từ đó rút ra bài học từ ý kiến trên. (chúng ta cần phải có ý thức, phải thấm thía trách nhiệm lớn lao của mình, đó là quyết bảo vệ, tôn trọng vùng đất ta sinh sống, tôn trọng truyền thống, lịch sử dân tộc, 
B3. Viết bài:
Triển khai ý theo trình tự, bố cục nêu trong dàn ý. Cần phải có đầy đủ dẫn chứng để chúng minh mới đạt kết quả tốt. Dùng từ đúng, xác định được phạm vi nội dung để viết. Có thể lược bớt một số ý phụ hay trùng lặp trong quá trình làm bài, tuy nhiên vẫn phải có được sự hô ứng, tái khẳng định quan điểm.
Mở bài có thể nêu vấn đề, sử dụng cụm từ "bàn về vấn đề này, có quan điểm cho rằng...." rồi dẫn dắt vào thân bài....

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư