Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ở nước ta, việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường có được chú trọng hay không? Liên hệ thực tế địa phương em

2 trả lời
Hỏi chi tiết
287
1
0
Nguyễn Nguyễn
16/05/2021 15:31:08
+5đ tặng

Kinh nghiệm các nước tiên tiến chỉ rõ, một quốc gia có sự phát triển bền vững phải chú ý đồng thời giải quyết bốn yếu tố quan trọng: bền vững kinh tế, bền vững chính trị, bền vững xã hội và bền vững môi trường. Trong nhiều nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta đều nhấn mạnh: phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải gắn với nhiệm vụ thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Theo hướng đó, Quốc hội đã thông qua nhiều luật; sau đó Chính phủ đã cụ thể hóa chủ trương quan trọng đó bằng nhiều cơ chế, chính sách thiết thực.

Tuy nhiên, những cố gắng bước đầu ấy chưa đáp ứng nhiều vấn đề bức xúc đặt ra từ thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội của nước ta. Việc phê duyệt các dự án kinh tế, nhất là các dự án đầu tư nước ngoài còn bộc lộ nhiều sơ hở, yếu kém trong khâu thẩm định các giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường kèm theo, đã và đang gây ra nhiều hậu quả xấu, như vụ cá chết ở bốn tỉnh miền trung vừa qua; vụ xả nước thải ào ạt ở một số cơ sở sản xuất công nghiệp tại một số tỉnh, thành phố phía bắc và vùng đồng bằng Nam Bộ. Song hành với những việc làm nêu trên là hành động chặt phá rừng nghiêm trọng vẫn tái diễn đó đây; nạn săn bắt động vật quý hiếm; nạn khai thác cát trái phép ở những dòng sông lớn; đặc biệt, gần đây tràn lan việc giết mổ động vật các loại, dẫn đến hiện tượng thực phẩm bẩn, thực phẩm giả..., tác động tiêu cực tới môi trường, sức khỏe nhân dân. Những việc làm cố tình hoặc thiếu trách nhiệm đó thể hiện ý thức coi thường những quy trình nghiêm ngặt của khoa học công nghệ; và cao hơn thế, là sự vi phạm pháp luật. Tiếc rằng, nhiều cơ quan chức năng chưa khẩn trương “vào cuộc” để phát hiện, xử lý, ngăn chặn những việc làm phi pháp đó thông qua các cơ chế, chính sách cũng như những quy định cụ thể trong những nghị định của Chính phủ hoặc thông tư của liên bộ, liên ngành. Thực tiễn chỉ rõ, trong xử lý một số vụ việc nóng bỏng, phức tạp, chúng ta đã bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập trong một số văn bản mang tính pháp lý, đặc biệt trong việc tổ chức triển khai đưa các luật, pháp lệnh, nghị quyết, thông tư vào cuộc sống...

phải tính toán, kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ các dự án, không vì kinh tế, vì phát triển, vì đầu tư mà bỏ qua vấn đề môi trường.

Tại phiên họp của Chính phủ bàn về nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, “nếu Formosa tái diễn sự cố môi trường thì phải đóng cửa, xử lý nghiêm”... “Qua sự việc này cần coi trọng hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, nhất là môi trường sống cho người dân... Do đó phải tính toán, kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ các dự án, không vì kinh tế, vì phát triển, vì đầu tư mà bỏ qua vấn đề môi trường”. Về các biện pháp khắc phục hậu quả ô nhiễm biển miền trung, Chính phủ cũng lưu ý việc bồi thường thiệt hại cho người dân phải bảo đảm đúng đối tượng, chính xác với thiệt hại thực tế, không để xảy ra tiêu cực...

Nhiệm vụ còn lại trong 6 tháng cuối năm rất nặng nề. Cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên, môi trường; với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, làm tốt công tác an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, Chính phủ thể hiện quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, trong sạch, liêm chính, chống tham nhũng, lãng phí, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi hơn, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ giữ vững và nâng cao đời sống nhân dân. Cần phân cấp mạnh mẽ hơn cho các địa phương trên tinh thần cải cách thể chế, tăng cường minh bạch và trách nhiệm thực thi, tránh cục bộ, lợi ích nhóm trong hành động và chính sách; đẩy mạnh xã hội hóa; huy động cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân, khơi dậy sức mạnh nội lực, cổ vũ ý chí dám nghĩ, dám làm, tất cả hướng tới mục tiêu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Tạo sự đồng thuận xã hội rộng lớn trước mỗi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là một trong những động lực quan trọng giúp chúng ta vượt lên mọi khó khăn, thách đố, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Giang Lê
16/05/2021 15:31:35
+4đ tặng
Vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) đang được các quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm và đặt ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội của mình. Bởi lẽ, môi trường là một điều kiện cốt tử bảo đảm cho sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia. Ngày nay sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới không phải là khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra năng suất và sản lượng bằng mọi giá mà phải bảo đảm sự cân đối với việc duy trì, bảo vệ và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau. Trong xu thế ấy, Việt Nam cũng đang tiến hành hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, cùng với việc nỗ lực tham gia các công ước quốc tế, cũng như tích cực nội luật hoá các cam kết quốc tế về BVMT nhằm BVMT hiệu quả hơn trước yêu cầu của phát triển bền vững.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo