Khái niệm:
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác
Bảo vệ môi trường là việc bảo vệ môi trường tự nhiên của các cá nhân, tổ chức và chính phủ
thực trạng: Trên thế giới hiện nay hầu như ô nhiễm môi trường đã xuất hiện với một phạm vi rộng lớn. Dấu hiệu để con người nhận biết ô nhiễm môi trường đang diễn ra đó chính là sự gia tăng ngày càng nhiều của những biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt hơn, nóng lên toàn cầu, mưa axit phá huỷ các công trình kiến trúc, gây tổn thương hệ sinh thái, suy giảm tầng ozon, tạo ra nhiều lỗ thủng lớn làm cho tia bức xạ cực tiếp lớn hơn.
Nhiệt độ của Trái Đất đang có xu hướng tăng lên rõ rệt từ 0,6 đến 0,7 độ C và các nhà khoa học dự báo sẽ còn khả năng tăng từ 1,4 đến 5,8 độ C trong vòng 100 năm tới.
Tình trạng ô nhiễm biển cũng đang diễn ra ở mức nghiêm trọng với sự xói mòn của bờ biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, các rạng san hô cũng đang đối mặt với ô nhiễm.
Nhiều bãi rác tự phát được hình thành, gây ô nhiễm không chỉ cho môi trường đất mà còn cả môi trường nước, không khí. Đa dạng sinh học suy giảm, đất đai dần trở nên bạc màu.
Ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, bụi bặm cùng các chất thải rắn có nguy cơ gây hại ngày càng cao. Sự gia tăng trong ống xả khí thải và chất rắn trong các hoạt động công nghiệp ngày càng cao tác động trực tiếp đến sức khỏe của người lao động và môi trường sống.
Nguyên nhân:
- Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh học.
- Do các loại hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
- Do các tác nhân phóng xạ.
- Do các chất thải rắn.
- Do tiếng ồn, bụi, khói…
- Do sinh vật gây bệnh…
- Và nhiều nguyên nhân khác
- Giải pháp
- Nâng cao ý thức của người dân, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung tung
- Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường
- Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường
- Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ phụ trách công tác môi trường
- Đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại
- Trồng cây, gây rừng
- Chôn lấp và đốt rác thải một cách khoa học
- Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời
- Tái chế rác thải
- Phòng chóng ô nhiễm
- Sử dụng những sản phẩm hữu cơ
- Sử dụng điện hợp lý
- Hạn chế sử dụng túi nilon