Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn thư sau và trả lời câu hỏi

Phần I: Doc - hiểu

Dục đoạn thư sau và trả lời câu hỏi:

“Năm nay dào lại m

Không thấy ông đổ xưa.

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ

Phần II: Tập làm văn

 

Câu 1 Huy viết một đoạn văn nghị luận xã hội trình bảy suy nghĩ của mình về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Câu 2: Thuyết minh về trò chơi mang bản sắc Việt (đèn lồng, đèn kéo quân, ô ăn

 

quan, rằng năm lên máy

1 trả lời
Hỏi chi tiết
342
2
0
Kim Mai
20/05/2021 19:41:08
+5đ tặng
* Câu 1:
Trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, mọi thứ đều đang thay đổi một cách nhanh chóng và giúp con người tiến xa hơn. Nhưng có một thứ mà dứt khoát chúng ta phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy, đó chính là bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa truyền thống của dân tộc là những giá trị về vật chất và tinh thần được lưu giữ, truyền thụ từ xưa cho đến nay. Ý nghĩa mà nó để lại cho mỗi một đất nước là rất lớn. Nó kết tinh những tinh hoa của thế hệ đi trước để lại, góp phần tạo nên cái bản sắc riêng, đặc trưng của một dân tộc mà chúng ta không thể đánh mất. Văn hóa là một phạm trù rộng, nên ở đây chúng ta không bàn luận sâu về bản chất của nó. Còn việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc là trách nhiệm của đất nước, của mỗi công dân. Một quốc gia muốn xây dựng và phát triển mọi mặt, nhất là về kinh tế, chính trị - xã hội, không thể bỏ qua được việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Nó là cội nguồn tạo ra những giá trị bền vững, là nền tảng đạo đức để người dân soi chiếu hình thành những phẩm chất tốt đẹp và bản lĩnh trong yêu cầu mới của thời đại. Giữ gìn văn hóa truyền thống cũng giúp đất nước có sự lựa chọn những cái mới để hội nhập. Chúng ta không thể để ồ ạt các yếu tố văn hóa của thế giới tràn vào Việt Nam và hình thành được, bắt buộc phải đi qua hệ quy chiếu của truyền thống, có thực sự phù hợp, thích nghi để phát triển. Đầu tư kinh tế cũng vậy. Việt Nam khao khát làm giàu, nhưng cách làm giàu từ nước ngoài mà không tôn trọng văn hóa người Việt cũng không thể tồn tại lâu bền được. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống cũng có nhiều hạn chế nhất định, chẳng hạn như sự rườm rà trong cung cách, sự chồng chèo trong các mối quan hệ, chưa đủ tầm vóc đối với những vấn đề được coi là lớn… Vì vậy, muốn giữ gìn thì cũng phải thay đổi sao cho phù hợp. Điều đáng lo ngại nhất trong bối cảnh hiện nay là sự phóng khoáng thái quá của giới trẻ - tầng lớp sẽ trực tiếp giữ gìn điều này, cơ chế quản lý văn hóa truyền thống đôi khi còn lỏng lẻo,… khiến cho việc giữ gìn truyền thống văn hóa còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ trong vấn đề bảo vệ đất nước cũng nảy sinh. Nhưng chúng ta tin những gì là thuộc về bản chất con người Việt Nam, nét đẹp trong văn hóa Việt Nam thì trong tiềm thức mỗi người dân đều có ý thức giữ gìn. Các bạn trẻ ngoài việc được giáo dục, cũng phải tự ý thức về điều đó, để đất nước chúng ta sau này có phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc thì cũng giống họ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc.
* Câu 2:

Ngày nay, khi hỏi mỗi đứa trẻ về những trò chơi dân gian như ô ăn quan hay rồng rắn lên mây, có thể chúng ta chỉ nhận được ít ỏi những câu trả lời “Em có biết”, nhưng ngược dòng lịch sử quay trở về với trẻ em thời trước thì ô ăn quan là một trong số các trò chơi dân gian lành mạnh và được ưa thích nhiều nhất.

Ô ăn quan là một trò chơi dân gian của trẻ em miền Bắc Việt Nam. Nguồn gốc hình thành của trò chơi này chưa được tìm hiểu chính xác, chỉ biết rằng ô ăn quan có ở Việt Nam từ rất lâu đời. Theo những câu chuyện lưu truyền lại thì ô ăn quan có dấu tích ngay từ trong một tác phẩm bàn luận về phép tính của Mạc Diên Tích, một Trạng Nguyên năm 1086.

Đây là một trò chơi thiên về tính toán nên đòi hỏi ở người chơi khả năng trí tuệ cao hơn, thay vì sức lực như những trò chơi khác. Trò chơi gồm một bàn kẻ trên một mặt phẳng tương đối. Bàn chơi thông thường có hình chữ nhật với 10 ô vuông đối xứng nhau (được gọi là ô dân), hai đầu hình chữ nhật sẽ có hai vòng cung lớn được gọi là ô quan. Quân chơi thường sẽ là những viên sỏi hay đã có kích thước nhỏ đối với ô dân và có kích thước lớn đối với ô quan. Ở mỗi ô dân sẽ đặt 5 quân, tổng cộng cho cả trò chơi là 50 quân. Còn đối với những ô hình bán nguyệt thì có có hai quân lớn.

Trò chơi này sẽ gồm hai người chơi, hai người này sẽ lần lượt cầm quân tại một ô quân bên mình và đi rải lần lượt vào các ô quân khác theo chiều tự chọn, qua mỗi một ô vuông sẽ để lại một quân. Nếu như hết quá trình rải mà quân cuối cùng rơi vào ô quân mà ô ngay đằng sau ô đó trống thì người chơi sẽ ăn được toàn bộ quân tại ô đằng sau nữa. Người chơi sẽ cố gắng di chuyển quân sao cho ăn được càng nhiều dân và nhiều quan càng tốt. Và nếu như ăn được quan thì số điểm mà mỗi người chơi có là 10 điểm ( mối dân chỉ có 1 điểm). Sau khi cho kết thúc, nếu điểm của người nào cao hơn thì người đó sẽ là người chiến thắng

Mặc dù nói đây là một trò chơi dân gian thường dành cho trẻ em nhưng tất cả những người có mong muốn và yêu thích trò chơi này đều có thể chơi. Số lượng thông thường của trò chơi này là hai. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp số lượng người chơi sẽ lên đến ba hoặc bốn.

Nếu như mọi người tìm kiếm một trò chơi nhằm rèn luyện sức khỏe thì ô ăn quan không phải là một trò chơi lí tưởng. Tuy nhiên, nếu như mọi người mong muốn một trò chơi để rèn trí tuệ và khả năng điềm tĩnh thì chắc chắn đây là một trò chơi phù hợp. Ô ăn quan rất hữu ích, nó giúp mỗi con người giải trí, xua tan đi những mệt mỏi căng thẳng trong cuộc sống. Không chỉ vậy, trò chơi này còn gắn với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ. Cũng từ trò chơi này mà nhiều thành ngữ hay những bài thơ đã ra đời, ô ăn quan còn đi vào trong những bức tranh của nhiều họa sĩ …

Ô ăn quan thực sự là một trò chơi vô cùng thú vị, tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự du nhập của nhiều trò chơi hiện đại khác đã dần khiến cho trò chơi dân gian không còn được quan tâm là tìm đến một cách phổ biến như trước nữa. Thiết nghĩ, chúng ta nên nhìn nhận lại để phát huy những trò chơi mang tính dân tộc này.

Ô ăn quan cùng với những giá trị văn hóa tốt đẹp của nó sẽ mãi còn trong lòng những người dân Việt chân chính và cũng sẽ còn như là một biểu tượng cho cho đời sống trẻ em làng quê một thời Việt Nam.


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư