Giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong cuộc sống không thiếu gì những kẻ sống vô ơn bạc nghĩ, “ăn cháo đá bát”, không biết ơn những người đã giúp mình trong lúc khó khăn, hoạn nạn mà ai cũng phê phán; điều đó đã khiến mối quan hệ người với người trở nên căng thẳng, nặng nề. Chính vì vậy, để nhắc nhở con cháu đời sau bài học về lòng biết ơn, ông cha ta đã có câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng để lại cho ta bài học sâu sắc. Ở câu tục ngữ này, ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. Trước hết, về nghĩa đen, chúng ta có thể hiểu rằng khi ăn những trái ngon quả ngọt, ta phải nhớ tới người trồng cây, chăm sóc cây đến ngày hái ra quả. Nghĩa bóng “ăn quả” nghĩa là thừa hưởng những thành quả vật chất hay tinh thần của người đã làm ra nó; còn “kẻ trồng cây” là lớp người đi trước đã tạo ra những thành quả vật chất tinh thần cho chúng ta hưởng thụ. Được thừa hưởng thành quả ấy, ta phải nhớ tới công ơn người gây dựng, làm ra nó. Từ đó, qua câu tục ngữ này, ông cha ta muốn nhắc nhở chúng ta rằng sống phải có lòng biết ơn, trân trọng quá khứ và nâng niu bao nghĩa tình mà cuộc đời mang lại. Đó là thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm tới chúng ta ngày nay.
Có vô vàn lí để chúng ta sống phải có lòng biết ơn. Trước hết, trong thiên nhiên và xã hội, không có sự vật nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào là không do công sức con người tạo nên. Của cải vật chất là do bàn tay con người lao động làm ra: bát cơm ta ăn là nhờ những tháng ngày dầm mưa dãi nắng của người nông dân, tấm áo ta mặc, đôi dép ta đi.... chính là công sức của những ngươi công dân trong các nhà máy, xí nghiệp, hay đất nước giàu đẹp như ngày hôm nay là do ông cha ta gây dựng và giữ gìn, tiếp nối. Không những thế, con cái trưởng thành cũng là nhờ các bậc cha mẹ sinh thành, dưỡng dục.... Bởi vậy, trong cuộc sống này, chúng ta cần có lòng biết ơn. Từ thời xa xưa, biết ơn những người đã giúp đỡ ta là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta; trách nhiệm của mỗi người là giữ gìn và phát huy. Bên cạnh đó, nó còn là một điều tự nhiên, tất yếu, không bao giờ thay đổi để thể hiện tấm lòng tri ân và sự đền đáp xứng đáng với những người đã tạo dựng cho cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là nền tảng vững chắc giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể để tạo nên một xã hội thân ái, đoàn kết. Những việc làm nhân đạo như vậy sẽ góp phần xây dựng một cuộc sống văn minh, tiến bộ, tươi đẹp, giàu tình nhân ái, đất nước phát triển; giúp cho người với người xích lại gần nhau hơn để tạo nên mối qua hệ tốt đẹp. Không chỉ vậy, người có lòng biết ơn sẽ được mọi người yêu mến, quý trọng, giúp đỡ. Thiếu đi lòng biết ơn, con người sẽ trở nên ích kỉ, dễ biến thành kẻ vô ơn, sống thiếu trách nhiệm, ăn bám gia đình,... Chính vì thế, những kẻ vô ơn bạc nghĩa sẽ bị mọi người và xã hội lên án, phê phán.
Lòng biết ơn được thể hiện qua rất nhiều phương diện cụ thể, không chỉ trong lời nói, suy nghĩ mà cả trong hành động, việc làm thiết thực. Mỗi người có cách thể hiện lòng biết ơn khác nhau nhưng tóm lại, chúng ta phải tự hào, quý trọng về lịch sử oai hùng và truyền thống vẻ vang của dân tộc, những giá trị vật chất và tinh thần mà thế hệ trước đã tạo dựng nên cho chúng ta. Không chỉ có ý thức giữ gìn tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc mà chúng ta phải tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa nhân loại để làm phong phú thêm nên văn hóa nước nhà, góp phần xây dụng đất nước trở nên giàu đẹp. Ngoài ra, để nhớ “kẻ trồng cây”, chúng ta cần phải có ý thức tiết kiệm, không lãng phí khi sử dụng thành quả của họ; bảo vệ và phát huy nó. Bên cạnh đó, nếu ta đã ăn quả của lớp người đi trước thì ta phải có trách nhiệm đó là trở thành “kẻ trồng cây” cho lớp người đi sau; biết tạo dựng thành quả mới để làm phong phú thêm những thành quả dân tộc. Có như thế chúng ta mới sống xứng đáng, trọn nghĩa tình, đúng với truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Là một học sinh, ta cần biết ơn những thế hệ đi trước, luôn học tập và rèn luyện để trở thành con người có ích; biết ơn ông bà, cha mẹ; tích cực tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa và phải lên án phê phán những kẻ vong ơn bội nghĩa.
Có thể khẳng định rằng biết ơn là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất, đạo đức của mỗi con người. Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã mang đạo lí ý nghĩa đến thật tinh tế; nhắc nhở chúng ta sống phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta. Từ đó mà ta hãy rèn luyện và phát huy long biết ơn con người trong ta.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |