LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận đoạn thơ

Cảm nhận đoạn thơ sau:
                   "Người đồng mình thương lắm con ơi
                    ...
                    Nghe con."

1 trả lời
Hỏi chi tiết
337
3
5
Anh Daoo
31/05/2021 21:12:17
+4đ tặng

Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.

"Người đồng mình" là để chỉ những người vùng mình, miền mình, những người cùng sống trên một miền đất, quê hương, cùng dân tộc. Câu thơ sử dụng từ ngữ hô gọi "con ơi" kết hợp với từ tình thái "yêu lắm" ( “yêu lắm” là cụm tính từ/ Tình thái từ là những từ thêm vào câu để tạo câu theo mục đích nói: à, ư, hả, hử, chứ, chăng, hãy, đừng chớ, … và dùng biểu lộ tình cảm của người nói) làm cho lời thơ trở nên ngọt ngào, chan chứa niềm tự hào với tình yêu thương quê hương da diết. Cuộc sống lao động cần cù và vui tươi của "người đồng mình" được gợi lên qua một số những hình ảnh rất cụ thể, giàu sức gợi: "đan lờ" – dụng cụ đánh bắt cá của người dân miền núi, dưới bàn tay khéo léo đã thành "cài nan hoa"; những ngôi nhà sàn không chỉ được dựng lên bằng những tấm ván gỗ mà còn được tạo nên bởi những "câu hát" - chiều văn hóa, lối sống của "người đồng mình". Những động từ "đan", "cài", "ken" vừa có tác dụng diễn tả những động tác lao động; lại vừa cho thấy những phẩm chất cần cù, chịu khó, yêu lao động, yêu cuộc sống, chan chứa niềm vui của những bàn tay khéo léo, tài hoa của người dân miền núi. Đồng thời, cũng dưới khối óc, bàn tay chăm chỉ, chịu thương, chịu khó của "người đồng mình", họ đã biến những khu rừng đất trống đồi núi trọc thành nơi cư trú tuyệt vời. Vì thế, rừng núi không chỉ cho măng, cho nứa, cho gỗ mà còn ban tặng cho con người cả những sản phẩm tinh túy nhất của trời và đất đó là những bông hoa tươi thắm rực rỡ sắc màu. Họ khai hoang, lập làng, lập bản, tạo ra những cung đường đi ra thung ra suối, con đường vào làng vào bản, con đường tới trường, tới lớp, con đường ra ruộng, ra đồng... Chính những con đường đó đã được dựng xây lên bởi những "tấm lòng" bao dung, nhân hậu, gắn bó tình đoàn kết của những con người nơi đây.

Có thể nói, bằng đoạn thơ ngắn gọn với những hình ảnh cụ thể, chân thực, giàu sức khái quát, Y Phương đã làm nổi hình, nổi sắc những bàn tay khéo léo tài hoa trong cuộc sống lao động tươi vui, tràn ngập tình yêu cuộc sống của "người đồng mình". Thiên nhiên và con người rừng núi hài hòa, gắn bó lẫn nhau trong một cuộc sống thanh bình, yên ả, thơ mộng, hiền hòa.

"Người đồng mình" không chỉ là những con người tài hoa, khéo léo mà còn là những con người biết lo toan và rất giàu niềm tin, ý chí, nghị lực trong cuộc sống:

Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn

Câu thơ đầu được điệp lại "Người đồng mình thương lắm con ơi" nhưng đã có sự thay đổi chút ít. Nếu như câu thơ ở khổ đầu là "yêu" tức là xuất phát từ tình cảm chân thành, từ trái tim tha thiết thì đến câu thơ ở khổ hai này lại là: "thương". "Thương" là một trạng thái tình cảm không chỉ xuất phát từ trái tim yêu thương chân thành nữa mà còn gói ghém cả sự sẻ chia, đồng cảm ở trong lòng. Chính vì thế, "người đồng mình" – những con người cùng miền đất, quê hương, dân tộc cùng chí hướng đã đoàn kết, gắn bó, sẻ chia và đồng cảm với nhau mà dựng xây quê hương mình trở nên ngày một giàu đẹp hơn. Với nghệ thuật đối lập tương phản: " cao đo – xa nuôi", "nỗi buồn – chí lớn", Y Phương đã diễn tả những trạng thái khác nhau của "người đồng mình". "Nỗi buồn – chí lớn" là khái niệm vô hình nhưng đã được tác giả hình dung cụ thể như có hình, có khối. "Người đồng mình" buồn, lo lắng, khắc khoải ở trong lòng vì trước mắt họ là biết bao nhiêu là khó khăn, gian nan thử thách; khi mà cả quê hương họ còn chưa vươn tới được tầm cao nhân văn, vẫn còn quanh quẩn với cái đói, cái nghèo. Nhưng "Người đồng mình" không bao giờ nhụt chí, mà luôn mạnh mẽ, vững vàng đối diện với những khó khăn, thách thức ấy, đưa quê hương tiến lên phía trước, trở nên giàu mạnh, phát triển, văn mình. Câu thơ giản dị , mộc mạc, chân chất nhưng đã diễn tả được tinh thần, ý chí quật cường, mạnh mẽ của người dân vùng cao.

Đối diện với nhiều khó khăn, thử thách những "người đồng mình" vẫn luôn nguyện gắn bó, thủy chung, một lòng với quê hương, dân tộc mình:

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.

Nhà thơ đã sử dụng rất nhiều những hình ảnh để nói tới cuộc sống của người miền núi như: "đá gập ghềnh", "thung nghèo đói", "lên thác xuống ghềnh" có ý nghĩa diễn tả những khó khăn, vất vả, nghèo đói và nhọc nhằn mà họ đã và đang phải đương đầu. Điệp ngữ "sống ... không chê" (2 lần), kết hợp với nhịp thơ nhanh, dồn dập và biện pháp so sánh "như sông như suối" có tác dụng diễn tả sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt, bền bỉ của những người con miền núi cao trước cuộc sống khó khăn, vất vả khi mà chiến tranh lùi xa không được bao lâu. Qua đó, nhà thơ thể hiện niềm tự hào về "người đồng mình" với sức mạnh, ý chí thật phóng khoáng, đoàn kết, gắn bó thiết tha của họ đối với nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Không dừng lại ở đó, "người đồng mình" còn hiện lên là những con người bản lĩnh, mạnh mẽ, giàu nghị lực sống và luôn mang trong mình lòng tự tôn dân tộc với khát vọng dựng xây đất nước:

Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.

Nghệ thuật đối lập tương phản: giữa ngoại hình và tâm hồn. Hình ảnh "thô sơ da thịt" diễn tả vẻ đẹp mộc mạc, bình dị, chân chất, khẳng khái của "người đồng mình". Nhưng họ không hề "nhỏ bé" về tâm hồn mà ngược lại rất giàu lòng tự trọng, giàu chí khí, niềm tin cao đẹp với khát vọng dựng xây, phát triển quê hương. Muốn vậy, "người đồng mình" phải lao động:

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.

Câu thơ có hai lớp nghĩa tả thực và ẩn dụ. Và tác giả đã miêu tả cuộc sống lao động của họ qua cụm từ "tự đục đá" thường thấy của người dân miền núi cao. Công việc của họ rất vất vả, nặng nhọc nhưng họ sẵn sàng tự nguyện làm vì sự phát triển của quê hương mình. Nhưng hình ảnh "kê cao quê hương" còn là hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng cho lòng tự hào, tự tôn dân tộc của "người đồng mình". Chính những con người cần cù, nhẫn nại, bằng đôi tay lao động của mình đã làm nên quê hương, làm nên phong tục tập quán lâu đời tốt đẹp của dân tộc mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư