Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhân của em về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
398
3
1
Kim Mai
01/06/2021 21:03:51
+5đ tặng

Viết về tình cảm đồng chí đồng đội trong những năm kháng chiến đã có những bài thơ rất hay, rất xuất sắc. Và trong chùm những tác phẩm ấy ta cũng không thể không nhắc đến bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Với ngôn ngữ bình dị, cách diễn đạt đặc biệt đã đem đến cho đề tài này một bài thơ mới lạ, độc đáo. Hình ảnh người lính hiện lên thật gần gũi, thân thương và cũng biết bao tự hào.

Nếu hình ảnh người lính nông dân trong bài Nhớ của Hồng Nguyên hiện lên thật hồn nhiên, chất phác:

Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ,
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi "Một hai"
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến

Thì người lính của Chính Hữu lại hiện lên với bao khó khăn, gian khổ: "Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". Họ đến từ nhiều miền quê khác nhau: người từ vùng ven biển, người lại ở trung du khô cằn, họ vốn là những người xa lạ, nhưng vì mục đích, lý tưởng chung họ tụ hội về đây. Họ chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, hình ảnh “súng bên súng đầu sát bên đầu” vừa thể hiện được nhiệm vụ chiến đấu vừa thể hiện được lí tưởng bảo vệ độc lập dân tộc của các anh. Hơn nữa ông còn sử dụng điệp từ tạo nên âm điệu chắc khỏe, khắc họa đậm nét sự gắn bó bền chặt của những người lính.

Đoạn thơ đầu kết thúc bằng hai chữ “Đồng chí”, đây là hình thức câu đặc biệt, chứa nhiều ý nghĩa. Chỉ hai chữ này thôi nhưng nó trở thành bản lề khép mở hai mạch thơ. Khép lại những cơ sở để tạo nên tình đồng chí cao đẹp và mở ra những biểu hiện đẹp đẽ, sáng ngời của thứ tình cảm trân quý ấy. Đồng thời hai chữ đồng chí cũng là cách Chính Hữu lý giải nguyên nhân vì sao tự bốn phương trời, từ nhiều nơi khác nhau họ lại tự nguyện gắn bó với nhau. Bởi họ là những người cùng ý chí, nguyện vọng, cùng lý tưởng chiến đấu để bảo vệ làng quê, bảo vệ những người yêu thương mà rộng ra là bảo vệ quê hương đất nước. Tình cảm cao đẹp đó là cơ sở, ngọn nguồn cho mọi sức mạnh của người lính nông dân.

Lên đường trong tâm thế dứt khoát, nhưng không vì thế người lính không nhớ về quê nhà, nhớ về giếng nước gốc đa. Nỗi nhớ ấy như một nguồn động lực, cổ vũ, động viên người lính cố gắng hơn nữa trên con đường chiến đấu bảo vệ đất nước.

Chính Hữu đã có những nét chạm khắc vô cùng chân thực về hoàn cảnh sống gian lao, thiếu thốn của những người lính. Ông không dùng cái nhìn màu hồng, tô vẽ cuộc sống mà nhìn thẳng, nhìn thực, trực diện cuộc sống đó:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá chân không giày

Năm tháng chiến đấu, hành quân xuyên rừng, người lính không chỉ bị những cơn sốt rét rừng hoành hành, sự sống có thể bị cướp đi bất cứ lúc nào, mà họ còn phải chịu sự thiếu thốn về vật chất: áo rách vai, quần vá, chân không giày. Nhưng điều khiến họ có thể vượt qua mọi khó khăn đó chính là tình đồng chí, đồng đội gắn bó khăng khít: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Chính những cái nắm tay ấm áp, đầy tình cảm đã giúp họ vượt qua mọi cơn sốt rét rừng, giúp họ vượt qua mọi cái giá lạnh, khắc nghiệt của thời tiết, để hướng tới lí tưởng, nhiệm vụ chung:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

Họ chủ động, tự tin, luôn trong tư thế sẵn sàng chiến. Câu thơ cuối chỉ có bốn chữ, cô đọng, hàm súc, chứa đựng biết bao ý nghĩa trong đó. Về ý nghĩa tả thực: trong đêm phục kích giặc giữa nơi rừng núi hiểm trở, vầng trăng trở thành người bạn luôn kề vai sát cánh với người lính. Về khuya trăng xuống thấp dần, nhìn từ xa có cảm giác trăng đang treo lơ lửng nơi đầu mũi súng. Không chỉ vậy với nhịp thơ 2/2 và từ gợi hình treo, ta có cảm tưởng vầng trăng đang lắc lư theo nhịp điệu chứ không hề tĩnh tại. Khiến cho khung cảnh trở nên sinh động hơn. Ngoài ra hình ảnh đó còn mang ý nghĩa biểu tượng. Ánh trăng và người chiến sĩ cũng chính là người chiến sĩ và thi sĩ, giữa thực tại và mơ mộng, giữa chiến tranh và hòa bình. Hai hình ảnh mặc dù đối lập nhau nhưng trong câu thơ của Chính Hữu lại hòa hợp với nhau đến bất ngờ, cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, yêu đời của người lính, họ luôn cầm chắc tay súng để bảo vệ sự bình yên cho tổ quốc.

Bằng lớp ngôn từ cô đọng, hàm súc, hình ảnh chân thực, mang tính khái quát cao, tác phẩm đã ca ngợi tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng. Đồng thời tác giả cũng đã tái hiện một cách chân thực, giản dị mà cao đẹp hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
2
Hảo Hán
01/06/2021 21:08:02
+4đ tặng
Trong suốt hai cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh - Tổ quốc, nhân dân hiện lên kiêu hãnh trong thơ của nhiều thi sĩ. Thơ ca cách mạng đã miêu tả khá thành công hình ảnh "anh bộ đội Cụ Hồ" nhân vật trung tâm của hai cuộc kháng chiến - người chiến sĩ Việt Nam- người chiến sĩ anh hùng. Sống vì lý tưởng cao đẹp: “Trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội...” (Chủ Tịch Hồ Chí Minh).

Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, anh bộ đội cụ Hồ đã nhanh chóng trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của toàn dân tộc. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về anh bằng những vần thơ tươi thắm nhất, sôi nổi nhất của lòng mình. Bởi anh là Tổ quốc, anh là hôm nay, anh là mãi mãi. Anh mang trong mình lí tưởng cao đẹp. Tố Hữu đã nói hộ tình cảm của nhân dân đối với anh vệ quốc quân- những con người anh hùng thời kháng chiến chống Pháp:

        Giọt giọt mồ hôi rơi

        Trên má anh vàng nghệ

        Anh vệ quốc quân ơi

        Sao mà yêu anh thế !

Trong một phút gặp gỡ bất ngờ nhưng nhà thơ Tố Hữu đã kịp ghi lại hình ảnh của anh và tình cảm của mình dành cho những con người ấy.

Trong bài “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu, hình ảnh đó lại hiện lên gây xúc động lòng người: Các anh là con của nhân dân. Sinh ra, lớn lên từ ruộng đồng, từ đất mẹ yêu thương:           

                  “Quê hương anh nước mặn đồng chua

                   Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

                   Anh với tôi đôi người xa lạ

                   Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau”

                                                           (Đồng chí - Chính Hữu)

Phần lớn người lính thời chống Pháp ra đi từ những miền quê nghèo, nơi “nước mặn, đồng chua”, với ”đất cày lên sỏi đá”... Chính sự tương đồng về hoàn cảnh đã làm cho những người  ”chiến sĩ chân đất đầu trần” của chúng ta có cùng chung lý tưởng, chí hướng:

                  “Súng bên súng đầu sát bên đầu

                   Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

Người lính phải trải qua bao vất vả, khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật, với “những cơn sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi”, cùng “áo rách vai, quần có vài mảnh vá”... Vậy mà, họ vẫn kiên cường đạp lên tất cả, coi thường chông gai, vượt qua bao mưa bom bão đạn để chiến thắng mọi vũ khí hiện đại nhất của giặc Pháp. Điều đó đủ để thấy được tinh thần, nghị lực chiến đấu, vượt qua hiểm nguy để đến với thắng lợi cuối cùng

Những người lính ấy đã tình nguyện rời bỏ quê hương, xa rời bờ tranh, mái lá, xa cây đa, bến nước, con đò, nghe theo tiếng gọi của tiền phương. Dầu xuất thân khác nhau, dầu không cùng chung hoàn cảnh, nhưng đã chung chiến hào thì thành tình đồng đội. Rất có thể, trong số họ sẽ có người :

        Rải rác biên cương mồ viễn xứ

       Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

       áo bào thay chiếu anh về đất

      Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

                         (Tây tiến - Quang Dũng)     

Khó khăn là thế, thiếu thốn, gian khổ là thế, dù cho “Giọt mồ hôi rơi trên má anh vàng nghệ”, dù mưa gió triền miên, dù vũ khí thô sơ, thiếu thốn... thì tình yêu quê hương, yêu đất nước luôn thường trực, luôn rạo rực, thôi thúc các anh:

     “Lột sắt đường tàu

     Rèn thêm dao kiếm

     áo vải chân không

     Đi lùng đáng giặc”

                                    (Nhớ - Hồng Nguyên)

Lòng quyết tâm ấy, chí căm thù ấy của các anh đã làm nên thắng lợi lẫy lừng Điện Biên “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” làm cho thực dân Pháp phải kinh hồn bạt vía, thế giới phải thán phục! Các anh đã làm rạng rỡ trang sử vàng của dân tộc. Nhà thơ Tố Hữu đã thay mặt nhân dân cả nước vẫy chào các anh trong niềm vui đại thắng:

                “Hoan hô chiến sỹ Điện Biên

                 Chiến sỹ anh hùng

                 Đầu nung lửa sắt

                 Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

                 Máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn”

                                               (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên- Tố Hữu)

Nhưng đời lính đâu phải toàn có khói bom và thuốc súng. Với một tâm hồn rộng mở, trong sáng, người lính cũng có những phút giây, những kỉ niệm thật êm đẹp, thơ mộng. Giữa cảnh núi rừng mênh mông yên tĩnh, ánh trăng vằng vặc, các anh phục kích chờ giặc tới, bỗng phát hiện ra “Đầu súng trăng treo” hay trên đường hành quân thấy "mắt đen tròn " (thương thương quá đi thôi). ..Phải có tâm hồn lãng mạn, rộng mở , người lính mới thấy được vẻ đẹp nên thơ của đất trời, con người, tạo vật .

Phạm Tiến Duật trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã tái hiện lại hình ảnh người chiến sĩ lái xe thật ung dung, yêu đời, đầy chất lính:

                  “Xe không có kính không phải vì xe không có kính

                   Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

                   Ung dung buồng lái ta ngồi

                   Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

                   Nhìn thấy gió lùa xoa mắt đắng

                   Thấy con đường chạy thẳng vào tim”

Và, có gì nhân hậu hơn tấm lòng của các anh:

                  “Chim ơi, chim ở nơi nao

                   Ví không có tổ thì vào ở chung”

Lòng nhân ái của các anh “Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành”. Nhưng trước kẻ thù, các anh luôn là những chiến sĩ  kiên trung, quả cảm, chiến đấu hết sức mình, xả thân vì mục đích cứu dân, cứu nước:

                  “Đầu bị thương không rời trận địa

                   Giáp mặt quân thù quên hết nỗi đau riêng”

Nhưng trên hết, đẹp nhất, cao cả nhất là hình ảnh vượt trên gian khổ, sẵn sàng hy sinh, dũng cảm và bất khuất trước kẻ thù, trở thành biểu tượng dáng đứng Tổ quốc Việt Nam tạc vào thế kỷ:

       “Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất

        Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng

        Và anh chết trong khi đang bắn

        Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng

         …

       Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

       Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường

       Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam

       Tạc vào thế kỷ

       Anh là giải phóng quân

       Tên anh đã thành tên đất nước

       Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân

        Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất

        Dáng đứng tự hào, dáng đứng Việt Nam”

                                   (Dáng đứng Việt Nam-Lê Anh Xuân) 

Kể chuyện một anh chiến sĩ trên đường băng Tân Sơn Nhất, hy sinh rồi mà vẫn giữ nguyên tư thế chiến đấu, Lê Anh Xuân gọi đó là “Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ” của những con người “Sống hiên ngang bất khuất trên đời”. Các anh chính là linh hồn dân tộc, là sức mạnh của sông núi quê hương. Tố Hữu đã ví các anh là những “Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi”. Các anh là con của nhân dân, bình dị, khiêm tốn, gần gũi nhưng vĩ đại - cái vĩ đại của một thế hệ anh hùng. Lịch sử mãi mãi ghi khắc hình ảnh vĩ đại và công ơn trời biển của các anh .

Anh bộ đội cụ Hồ chính là sự kết tinh cao độ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc suốt trong bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Hình ảnh người chiến sĩ mãi là hình ảnh đẹp nhất trong thơ, mãi là chân dung đẹp nhất của thời đại chúng ta
3
2
Tú Uyên
01/06/2021 21:08:31
+3đ tặng

Chúng ta thường gọi các anh bằng cái tên chung biết bao tin cậy, tự hào: Anh bộ đội! Nếu cần tìm những mẫu mực, những ước mơ, bản lính hành động, tình yêu cao đẹp… hãy đến với các anh!

Những người chiễn sỹ mang theo nghĩa khí của người chiến sỹ Cần Giuộc, hào khí của dân tộc chiến đấu vì độc lập, vì hạnh phúc của nhân dân. Những người chiến sỹ theo tổng khởi nghĩa giành chính quyền cùng dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa!

Thủa ban đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đầy rẫy những khó khăn: thù trong, giặc ngoài, gia tài cạn kiệt, nhân dân đói kém,… Với thiên tài Hồ Chí Minh sức mạnh đội quân ấy và ý chí toàn dân tộc đã giữ vững đất nước!

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, thực dân pháp xâm lược nước ta, đội quân ấy cảm tử: “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” bảo vệ thủ đô Hà Nội thân yêu. Đáp lời kêu gọi toàn quốc khánh chiến, họ tạm xa Hà nội lên chiến khu Việt Bắc. Các anh là “Anh vệ quốc quân”! Tất cả theo tiếng gọi của tổ quốc với một ý chí:

“Người ra đi đầu không nghoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”

Các anh, những con người từ vùng quê “nước mặn đồng chua”, vùng “đất cày lên sỏi đá” từ “giếng nước gốc đa”… từ mọi miền tổ quốc cùng “súng bên súng, đầu sát bên đầu” cùng chung gian khổ, hi sinh… trở thành đồng chí! Các anh cùng một hoàn cảnh khó khăn, cùng một nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, một niềm lạc quan trong gian khổ “Miệng cười buốt giá” … Tất cả thành đồng chí, đồng đội đề làm nên chiến thắng. Một chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 một chiến dịch biên giới 1951…

Kim Mai
chéo đê

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×