II,
Câu 1 :
Nhà bác học Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) đã để lại cho cuộc đời một lời khuyên mãi mãi đúng đắn:
Tôi dại, tôi tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người tới chốn lao xao.
Đây là cách nói đảo ngược để nhấn mạnh sự cao quý, sự cần thiết của im lặng suy tư, rất hay dùng trong văn chương cổ.
Cùng thời đó, tức là cách đây hơn 500 năm, Trung tâm Đại học lớn nhất và cũng là lâu đời nhất thế giới, Đại học Oxford – Vương quốc Anh, đã quy định chặt chẽ việc đặt khẩu hiệu tại tất cả những nơi tôn nghiêm, nơi truyền dạy kiến thức cho con người như: các giảng đường lớn nhỏ, các thư viện lớn nhỏ, phòng thí nghiệm, phòng khánh tiết, các dãy hành lang dài nối các buồng, các tầng trong các tòa nhà, câu khẩu hiệu đó là:
“Xin hãy giữ yên lặng” (Silence, please).
Những khẩu hiệu này viết rất đẹp, chữ mạ vàng, nằm trong các khung chữ nhật cũng mạ vàng được đặt ở các vị trí trang nghiêm, dễ nhìn nhất. Người nào nói to, gây ồn ào đều bị coi là thiếu văn hóa, thậm chí có thể bị đuổi ra ngoài. Nội quy của Đại học Oxford ghi rõ: “Chỉ có trong suy tư tĩnh lặng, tài năng và nhân cách của con người mới được nẩy nở và được nuôi dưỡng”.
Những năm 60 và 70 của Thế kỷ XX, ai đến Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện lớn nhất của cả nước lúc đó, cũng đều chăm chú đọc những dòng Nội quy viết rất trang trọng tại khoa Thần kinh – Tâm thần, đó là:
“Xin giữ yên lặng tuyệt đối. Đây là khu vực bệnh nhân Thần kinh, Tinh thần, là loại bệnh Người nhất trong các bệnh tật của con người. Xin hãy tôn trọng”.Ngày nay, nếu ta có dịp đi qua các bệnh viện lớn của Thủ đô Hà Nội như: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Phụ sản ... ta không khỏi chạnh lòng nghĩ đến các bác sỹ đang ngày đêm vật lộn với bệnh tật để cứu người. Tại sao phải chạnh lòng? Vì những người thầy thuốc đó đang phải tiếp cận với một môi trường quá đông người, quá ồn ào, làm họ rất căng thẳng. Họ căng thẳng như thế liệu có đủ “Tĩnh lặng suy tư” để nghĩ ra phương án điều trị tốt nhất, hiệu quả nhất để phục vụ người bệnh không? Đấy là chưa kể trong cái đám đông ồn ào kia, có người đòi đánh, thậm chí đã đánh thầy thuốc, đã đập phá bệnh viện là nơi tôn nghiêm, đáng kính trọng, chỉ có mục đích duy nhất là cứu người.Ước gì có một ngày nào đó các bệnh viện của chúng ta luôn yên tĩnh, êm đềm, nhẹ nhàng, để cả người bệnh và người chữa bệnh đều được hưởng cái hạnh phúc của “Tĩnh lặng suy tư” !Nếu ta có dịp tham quan các Bệnh viện danh tiếng như Charité ở Berlin – Đức, Bệnh viện Necker ở Paris, Lâu đài Bệnh viện Sans-Soucci ở Đức ... thì sự yên tĩnh tuyệt đối được yêu cầu rất nghiêm ngặt. Các bác sỹ tại những nơi đó giải thích: “Sức khỏe bệnh nhân chỉ có thể được phục hồi trong môi trường tĩnh lặng, êm ả, không khí trong lành. Trí tuệ người thày thuốc chỉ có thể được huy động tối đa trong hoàn cảnh suy tư độc lập, tĩnh lặng”.Qua những minh chứng đã kể ở trên, chúng ta thấy được phần nào tầm quan trọng, vẻ đẹp vĩnh cửu của “Tĩnh lặng suy tư”..Đến đây cần làm rõ thêm nữa cái giá trị to lớn của tĩnh lặng, của im lặng.Thế còn những người đàn bà hay nói, hay ba hoa, hay cãi vã thì sao? Có ai đó nói rất đúng: “Có 2 người đàn bà và 1 con vịt thì sẽ thành cái chợ ồn ào”.Chao ôi, ước gì trong đời ta học được cái kỹ năng sống “Tĩnh lặng suy tư”!