Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn tph khoảng 12 câu làm rõ "chiếu dời đô " của lí công uẩn, là văn bản chính luận mẫu mực có sự kết hợp giữa lí và tình, trong đoạn có sử dụng câu nghi vấn ( gạch chân chú thích)

viết đoạn văn tph khoảng 12 câu làm rõ "chiếu dời đô " của lí công uẩn là văn bản chính luận mẫu mực có sự kết hợp giữa lí và tình . trong đoạn có sử dụng câu nghi vấn ( gạch chân chú thích)
 

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.152
2
3
...
03/06/2021 08:04:29
+5đ tặng
Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) được Lý Công Uẩn ban bố năm 1010, trước khi dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Với ý nghĩa và sự tác động đặc biệt, đã trở thành một văn kiện chính trị, lịch sử, văn hoá quan trọng nổi tiếng trong một nghìn năm qua. Điểm nổi bậc và là yếu tố làm nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài chiếu này chính là cái lí thuyết phục, sắc bén, trực chỉ nhân tâm, chiếm ngự lòng người bằng những lời lẽ bình dị nhưng hết sức sâu sắc.
Với giọng văn khoan thai mà hùng hồn, lời lẽ bình dị mà thắm thiết, lí lẽ sắc bén mà thiết tha tình cảm, bài chiếu đã khẳng định bản lĩnh và truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc, củng cố khối đoàn kết thống nhất, đem lại cho dân tộc và đất nước một vị thế mới trên bước đường phát triển, mở ra một thời kỳ lớn mạnh hùng cường của dân tộc.
 
Lấy tư cách một vị hoàng đế, trong một bài chiếu có kết cấu chặt chẽ, ý tứ sâu xa, ngôn từ phong phú và thuyết phục, Lí Công Uẩn đã bày tỏ cùng các quan và thần dân của mình một ý nguyện quan trọng với hai vấn đề chính: lí do cần phải dời đô và việc lựa chọn vùng đất xây dựng kinh đô mới nhằm mở ra một thời đại mới: thời đại thái bình thịnh trị.
Việc dời đô là quốc gia đại sự, là trách nhiệm và sự nghiệp của toàn dân, không thể quyết định hay thực hiện trong một sớm một chiều. Với lại, đất nước vừa đi qua nạn binh đao, nền hòa bình gây dựng chưa được bao lâu, muôn dân còn đang vất vả, muốn dời đô ngay lúc này e rằng càng làm cho dân thêm khốn khổ. Lý công Uẩn rất hiểu điều đó. Bởi thế, trước hết ông nói về cái lí phải dời đô và khẳng định dời đô là tất yếu, thuận theo quy luật của trời đất và nhân tâm.
 
Bởi thế, mở đầu bài chiếu, ông viện dẫn tấm gương sáng ngời về đức trị của vua Bàn Canh và vua Thành Vương đã nhiều lần dời đô, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, thấy thuận tiện thì dời đổi, nhằm mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu. Thế nên vận nước được lâu dài, phong tục bởi vậy mà phồn thịnh, lưu truyền. Đó là thành công đáng phải học hỏi.
 
Cái dụng ý của Lý Công Uẩn muốn nói rằng việc dời đô không phải là không có ở trên đời, người xưa đã làm và thành công, nay ta học tập cái tốt của người xưa cũng là hợp với quy luật của trời đất. Có thể nói, Lý Công Uẩn đã đánh đúng vào tâm lí của muôn dân bởi chuyện của Thương, Chu vốn được truyền tụng khắp nhân gian, ai mà không biết, từ đó có thể gây được sự đồng cảm, thấu hiểu và ủng hộ sâu sắc.
 
Tiếp đến, ông viện dẫn hai nhà Đinh, Lê – hai triều đại trước, đã không chịu dời đổi, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không được thích nghi, đất nước bao năm nằm trong địa thế hạn hẹp, không hội tụ được khí thiêng của trời đất, nên yếu kém, nhu nhược.
Điều ấy, muôn dân cũng đã rất rõ. Hai triều Đinh, Lê trong suốt chiều dài lịch sử, vì đống đô ở Hoa Lư đã không thể mở mang đất nước. Tuy Hoa Lư có lợi thế rừng núi tiện lợi trong việc chống giặc xong sản xuất lại hết sức hạn chế khiến cho đất nước không thể phồn thịnh, muôn dân còn đói khổ.
 
Trong suốt thời gian tồn tại, hai triều đại đã gây biết bao đau thương cho đất nước. Các vị vua bất tài vô dụng đã để cho quần thần lộng hành, tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau, dân chúng chưa bao giờ được yên ổn. Đó cũng là do cái thế đất không kết tụ tinh anh. Sự diệt vong của hai triều đại cũng là tất yếu nhưng dưới lời lẽ của Lý công Uẩn càng trở nên thống thiết vô cùng.
 
Đoạn mở đầu đã đủ sức tạo niềm tin tưởng trong lòng người vào mục đích cao cả cảu việc nhất thiết phải dời đô nhưng đoạn tiếp theo mới thực sự thuyết phục lòng người về ý nguyện lớn lao và sự lựa chon sáng suốt của vị lãnh đạo tài ba, anh minh, lỗi lạc khi quyết định lựa chọn thành Đại La làm nơi định đô mới.
 
Thành Đại La dưới con mắt của nhà chiến lược thiên tài Lý Công Uẩn có một vị trí thuận lợi hiếm có. Nơi đây đã từng là kinh đô một thuở dưới thời cai trị của Cao Biền, một bậc thầy phong thuỷ, được ca tụng là “đệ nhất địa lí kì sư”.
 
Nhưng điều quan trọng là bởi Đại La “ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước”.
 
Bởi thế Đại La xứng đáng “là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Sự “thắng thế” của thành Đại La so với kinh đô Hoa Lư là quá rõ, lại được nhìn nhận bởi một vì vua anh minh, vì nước vì dân càng làm thuyết phục lòng người. Bởi thế cũng dễ hiều, khi bài chiếu được ban bố đã nhận được sự ủng hộ lớn lao của quần thần và toàn dân đất nước, khiến cho việc dời đô điễn ra rầm rộ và nhanh chóng ngay sau đó.
 
Lí Công Uẩn không dụng nhiều lời mà hướng đến cái lí sắc bén, thuyết phục lòng người. Điểm cốt yếu là ông viện dẫn cái lí lẽ mà ai cũng thấu rõ, kí thác vào đó sức mạnh của niềm tin, nhanh chóng chiếm lĩnh và tìm kiếm sự ủng hộ đồng tình của bách tính.
 
Sự thành công trong chiến lược dời đô cũng là do bởi người lãnh đạo có đức cao, độ lượng, lấy nhân tâm thu phục lòng người, biểu dương cái đức để cai trị đất nước, mưu toan nghiệp lớn vì lợi ích của muôn dân cứ không phải toan tính cho riêng mình. Bởi thế, muôn người hồ hởi chung tay cùng triều đình không ngại gian lao mà dời đổi. 
 
Kết bài:
Cái tài tình của Lý Công Uẩn là ông đã hiểu rõ lòng dân, nắm vững tâm tư nguyện vọng của bách tính. Thế nên, lời nói tuy hết sức ngắn gọn nhưng lại có sức biểu dương lớn, nhanh chóng thu phục lòng người, đưa cuộc vận động nhanh chóng biến thành hành động cụ thể, hiệu quả ngay sau đó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
3
Tú Uyên
03/06/2021 08:10:24
+4đ tặng

Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô ? Và bằng một lý lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của một người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lý Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt không chỉ là một nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất” , một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .

2
3
Nguyễn Thị Thu Hà
03/06/2021 08:20:24
+3đ tặng

Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...

Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.

Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.

Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!

Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…

Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.

Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×