Em hãy phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để thấy được ông sáu là một người cha Hy sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Qủa không sai chút nào khi người ta nói rằng truyện ngắn chính là cưa lấy một khúc của đời sống. Trong đó người ta cũng chỉ lấy có một khoảnh khắc, một chi tiết nhỏ và một hình tượng nhân vật mà nhà văn có thể thông qua đó phản ánh được đủ đầy thông điệp của mình. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được xem là một trong những tác phẩm nói về tình phụ tử thiêng liêng. Và nó càng thiêng liêng hơn khi được đặt trong bối cảnh chiến tranh. Và truyện ngắn “Chiếc lược ngà” đã thật thành công khi Nguyễn Quang Sáng cũng đã biết cưa lấy, chọn lấy hình ảnh ông Sáu để làm nổi bật lên được tình cha con cũng như làm hình tượng đẹp trong tác phẩm.
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một câu chuyện kể về ông sáu, đi chiến khu tám năm từ khi con gái ông Sáu lúc đó chưa tròn một tuổi. Chiến đấu trên chiến trường vô cùng ác liệt thì ông Sáu khi trở về trên khuôn mặt ông có một vết thẹo dài. Chính vì vết thẹo này mà bé Thu nhất định không chịu nhận cha. Truyện ngắn thật tình cảm và xoay quanh được cuộc gặp gỡ của người cha cũng như với đứa con mà sau nhiều năm xa cách khiến cho người đọc không khỏi xúc động nghẹn ngào.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng đã xây dựng lên mà một hình ảnh ông Sáu là một người chiến sĩ xuất thân từ những người nông dân Nam Bộ. Ông Sáu tham gia kháng chiến vì ông yêu nước và ông cũng hăng hái tham gia vào 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Tham gia kháng chiến từ năm 1946 đến tận năm 1954 mới trở về nhà thăm nhà, khi ông đi đứa con nhỏ chưa được một tuổi khi về nhà thì nó cũng đã lớn. Thực sự với người cha xa nhà thì tình yêu và sự mong nhớ đứa con nhỏ như ngày càng sâu sắc hơn bao giờ hết. Cầm súng bảo vệ quê hương nhưng chưa bao giờ ông Sáu không mong muốn được về nhà gặp đứa con nhỏ và khát thèm tiếng gọi “ba” của nó. Khi đã đặt tình cảm chung lên tình cảm riêng thì ông Sáu đã chấp nhận xa đứa con nhỏ, xa gia đình. Thông qua điều này độc giả cũng cảm nhận được ông Sáu chính là một người anh hùng, một anh lính bộ đội cụ Hồ luôn yêu nước và có lòng quyết tâm chống giặc ngoại xâm, không ngại gian khó.
>> Xem thêm: Trình bày những cơ hội trong vấn đề chăm sóc, bảo vệ và phát triển của trẻ em
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng xây dựng lên hình ảnh ông Sáu dường như không chỉ là một người chiến sĩ yêu nước không đâu, mà quan trọng hơn đó là ông Sáu còn là một người cha giàu lòng yêu thương con tha thiết. Bao nhiêu năm xa cách, khi ông Sáu được mới trở về nhà thì trên chiếc xuồng chưa kịp cập bến mà chỉ cần nhìn thấy một đứa trẻ chơi nhà tròi. Lúc đó linh tính của một người cha như mách bảo ông đó là bé Thu – con gái đầu lòng của ông. Ông Sáu nhanh chóng nhún chân để nhảy tót lên và gọi tên đứa con. Nhưng đáp lại tình cảm đó của ông Sáu thì bé Thu như nhìn một cách ngơ ngác và bỏ chạy đi. Thế rồi cũng chính lúc này đây ông Sáu dường như đau đớn biết bao nhiêu, ông buông thong hai tay ra và thất vọng. Tuy là vậy nhưng ông vẫn rất thương con lắm, trong ông như cũng rất hiểu sự ngây thơ cũng như thật bồng bột của con nhỏ. Chính vì hiểu vậy, cho nên suốt 3 ngày được nghỉ phép, ông luôn tìm cách vỗ về con ông luôn luôn cũng dành tình cảm để chăm sóc và bù đắp cho bé Thu trong những tháng ngày sống thiếu hơi ấm của tình cha. Quên sao được chi tiết ông Sáu như gắp cái trứng ngon nhất cho bé Thu nhưng con bé ngang bướng hất ra, ông đánh bé Thu. Đánh bé Thu nhưng trong lòng ông còn đau đơn gấp vạn lần, ông cứ tự dằn vặt mình khi đánh con. Điều này có thể nhận thấy được ông Sáu vô cùng thương yêu bé Thu.*******
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |