Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu nguồn gốc văn hóa tinh thần dân tộc Việt Nam

Câu hỏi: Tìm hiểu nguồn gốc văn hóa tinh thần dân tộc Việt Nam. Em cảm ơn ạ!

3 trả lời
Hỏi chi tiết
320
3
4
Lương Phú Trọng
06/06/2021 09:15:28
+5đ tặng

ăn hóa Việt Nam được hiểu và trình bày dưới các quan niệm khác nhau:

  • Quan niệm thứ nhất: đó là đồng nhất văn hóa Việt Nam với văn hóa của người Việt, trình bày lịch sử văn hóa Việt Nam chỉ như là lịch sử văn minh của người Việt.
  • Quan niệm thứ hai: Văn hóa Việt Nam là toàn bộ văn hóa các dân tộc Việt Nam cư trú trên mảnh đất Việt Nam, chỉ có văn hóa từng tộc người, không có văn hóa dân tộc/quốc gia.
  • Quan niệm thứ ba: Văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa dân tộc/quốc gia, đây là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người. Khái niệm dân tộc/quốc gia chỉ một quốc gia có chủ quyền, trong đó phần lớn công dân gắn bó với nhau bởi những yếu tố tạo nên một dân tộc. Quan niệm thứ ba này hiện nay đang là quan niệm chiếm số đông bởi các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóa Việt Nam, vì vậy nội dung về văn hóa Việt Nam sẽ được trình bày theo quan niệm thứ ba, văn hóa Việt Nam theo hướng văn hóa dân tộc[1]

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
3
+3đ tặng

 Thuyết thứ 3 căn cứ vào “Nhân chủng học”:

a- Đào sâu dưới đất ở Thanh Hóa, Hòa Bình, Bắc Sơn –  kiếm thấy sọ người rồi mang so sánh, thấy ở lớp sâu nhất là sọ các giống da đen (Négritos), Mélanésiens, và Úc – Australlens.

b- Đào lớp đất thứ nhì, ít sâu hơn thấy sọ các sắc dân di cư đến gồm dân Indonésiens.

c- Loại thứ ba gồm giống đến sau nữa là giống Mông Cổ.

d- Loại thứ tư là là sọ lai các giống nói trên.

Ngoài ra, xét về ngôn ngữ, tiếng Việt đơn âm, giống tiếng Mường, Thượng Tây Nguyên, Chàm và Indonesiens.

Về văn minh (vẽ mình, nhuộm răng, theo chế độ mẫu hệ)  là nền văn minh Hải Đảo từ Mã Đảo (Madagascar) đến miền Bắc Nhật Bản.

Thuyết này kết luận, giống dân đầu tiên trên dải đất ta (?) là giống da đen Négritos, Mélanésiens và Úc. Sau đó có giống Indonésiens ở phía Nam tiến lên và giống Mông Cổ từ phía Bắc tràn xuống. “Các sắc dân này đồng hóa với nhau tạo thành giống Việt Nam chúng ta ngày nay” (?).

Nhận định về thuyết này, theo thiển ý thấy có vẻ khoa học và đáng tin cậy. Tuy nhiên, việc khảo cứu (đào đất tìm sọ) chỉ giới hạn ở một số địa điểm (như ở các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Bắc Sơn – đa số ở vùng cao – rồi mang suy diễn ra cho toàn vùng Bắc và Trung Việt ngày nay, e rằng còn nhiều thiếu sót? Hơn nữa, chỉ đào sới ở đất Bắc Việt rồi mặc nhiên kết luận đó là nước ta (?) thời thượng cổ, có vẻ khiên cưỡng chăng? Ta sẽ tự hỏi, thế còn vùng đất Quảng Đông, Quảng Tây thì sao?  Theo cổ sử và sách địa lý Trung Quốc  đều xác nhận vùng này thời thượng cổ đã có giống Việt ở, mang cùng chủng tính (vẽ mình, nhuộm răng, ăn trầu…), khác với giống dân phương Bắc nước Tàu sinh sống rồi? Tại các Hải Đảo như Mã Đảo Madagascar) có cuộc đào sới tìm sọ người và nghiên cứu tương tự hay không? Biết đâu dân ở Hải Đảo chính là dân ở đất liền (vùng Nam Hải – Quảng Đông hoặc Bắc Việt) đã đến đó ở từ trước, sau đó mới trở lại đất liền? Như vậy việc nghiên cứu cần phải được thực hiện rộng rãi hơn nữa, chưa thể vội kết luận người Việt Nam là một giống “tạp chủng” (lai tùm lum từ nhiều sắc dân đến cư ngụ, kể cả da đen, Mông Cổ, Indonésien, Úc…).

4
4
thỏ
06/06/2021 09:16:50
+2đ tặng

Văn hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng chính:

  • Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật.
  • Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa Kinh Kỳ, văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây Bắc và Đông Bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung Bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên.
  • Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo