LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

"Uống nước nhớ nguồn" là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta. Đạo lý ấy đc thể hiện trong đời sống hiện nay như thế nào, em hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng từ 12-15 dòng

"Uống nước nhớ nguồn" là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta. Đạo lý ấy đc thể hiện trong đời sống hiện nay ntn , em hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng từ 12-15 dòng

6 trả lời
Hỏi chi tiết
1.123
2
2
+5đ tặng

Lối sống uống nước nhớ nguồn là một lối sống đẹp mà chúng ta cần gìn giữ, phát huy. Đó là câu nói khuyên nhủ con người cần biết đến cội nguồn, cần trân trọng và biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Đó là thái độ sống đúng đắn, tốt đẹp. Có thể nói, nó được biểu hiện qua từng hành động, việc làm nhỏ như sự ghi ơn công lao của cha mẹ, thầy cô, những anh hùng đã hi sinh, đã dâng hiến tuổi xuân để làm nên mùa xuân lớn của dân tộc mình. Lối sống uống nước nhớ nguồn đơn giản chỉ là một lời cảm ơn chân thành, một sự ghi tạc công lao sâu sắc mà ai ai trong chúng ta cũng có thể khắc ghi. Chính truyền thống đạo lí tốt đẹp này đã giúp cá nhân thêm hoàn thiện mình, thêm nhận thức và phát triển bản thân một cách toàn diện hơn. Thông qua sự gắn kết giữa người với người ấy mà xã hội của chúng ta là xã hội của lòng biết ơn và trắc ẩn. Tình yêu thương trở thành sợi dây gắn kết con người và con người trong xã hội. Tuy vậy thực tế cuộc sống không phải ai cũng giữ được truyền thống đạo lí tốt đẹp này mà họ thường vô ơn, sống thiếu nghĩa tình phản bội lại quá khứ đẹp tươi. Con người sẽ không bao giờ có thể hoàn thiện mình nếu cứ sống đầy vô tâm như thế! Uống nước nhớ nguồn, bạn và tôi ,chúng ta hãy cùng phát huy và nỗ lực nhé!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
2
KhánhTaapPay
06/06/2021 09:43:29
+4đ tặng

Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta luôn phải gồng mình chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Ði liền với những vinh quang đó phải kể đến những tổn hại hết sức to lớn về người và của. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây".

Ở mỗi địa phương, từ nhiều đời nay luôn có tập tục lập miếu thờ, đền thờ những người có công dựng nước và giữ nước như: anh hùng có công đánh giặc giữ nước, ông tổ làng nghề, người phá hoang lập làng, lập ấp... Có thể nói, truyền thống quý giá này được nâng lên một chất mới khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập (tháng 8-1945), một chế độ xã hội tốt đẹp nhất trong lịch sử nước nhà, dưới sự lãnh đạo của Ðảng và  Bác Hồ vĩ đại.

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập chưa được bao lâu thì kháng chiến bùng nổ, chúng ta phải tiếp tục chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và giặc ngoại xâm, trong hoàn cảnh vừa chiến đấu, vừa xây dựng đất nước - một hoàn cảnh hết sức khó khăn về nhiều mặt. Tuy nhiên, Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm giải quyết tốt chính sách thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, nên đã tạo sức mạnh to lớn góp phần đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược, mặc dù chúng mạnh hơn ta gấp nhiều lần.

Khi cả nước thống nhất đi lên xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới; công tác đền ơn đáp nghĩa của Ðảng và Nhà nước ta có những bước phát triển mới cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Ðảng và Chính phủ đã có nhiều chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác thương binh, liệt sĩ. Ðặc biệt, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh về người có công với cách mạng và Pháp lệnh quy định về Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, với nội dung cơ bản là xã hội hóa công tác đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và những người có công với nước, làm sao cho các gia đình thuộc diện chính sách này ở các địa phương có mức sống ngang bằng hay khá hơn mức sống trung bình ở địa phương cư trú. Theo đó, là ở mỗi địa phương, các cấp ủy, chính quyền và nhân dân phải có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình trong diện chính sách phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, làm cho họ có cuộc sống ngày càng khấm khá hơn.

Ðó là những mốc son đánh dấu tình cảm biết ơn sâu sắc, trách nhiệm lớn lao và quyết tâm  hành động rất lớn của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta trong việc đền đáp công ơn to lớn đối với những người đã vì nước xả thân quên mình.

Quả thật, hơn hai mươi năm đổi mới thắng lợi, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác đền ơn đáp nghĩa đã giành được nhiều thắng lợi to lớn.

Tính đến nay, cả nước có hơn 50 vạn thân nhân liệt sĩ, gần 60 vạn thương binh, bệnh binh,  hơn 43 nghìn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (còn sống là 7.120 người), hơn 13 nghìn người có công với nước.

Hằng năm, Ðảng, Nhà nước cùng toàn dân đã chi một số tiền rất lớn vào công tác đền ơn đáp nghĩa, nhằm giúp đỡ các gia đình thuộc diện chính sách vượt qua khó khăn, đặc biệt là làm sao động viên họ phát huy ý chí tự lực, tự cường để vươn lên và làm gương giúp đỡ người khác cùng phát triển.

Ðến hết năm 2007 này, chúng ta phấn đấu cả nước cơ bản không còn hộ chính sách trong diện nghèo (đã xóa nghèo). Ðến nay, hơn 40 tỉnh, thành phố đã xóa xong nhà tạm cho các hộ chính sách; gần 95% số hộ chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình ở địa bàn cư trú; nhiều địa phương đã thực hiện đạt 100% số hộ chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình trên địa bàn. Có 95% số xã, phường được công nhận là đơn vị làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công.

Cái quý nhất có lẽ là phong trào này đã ăn sâu bám rễ và ngày càng phát triển trong xã hội ta, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi; từ đồng bào người Kinh đến đồng bào các dân tộc thiểu số cũng như đồng bào có đạo trong cả nước. Nhiều tổ chức, cá nhân, tập thể, địa phương đã thực hiện rất tốt công tác này và trở thành điển hình xuất sắc để chúng ta học tập, noi theo. Các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh hay các ngành như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... là những nơi có phong trào đền ơn đáp nghĩa tổ chức thực hiện rất tốt và đạt hiệu quả rất cao.

Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", cả nước đã chăm sóc tốt các gia đình thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cũng như những người có công với nước, làm dịu bớt nỗi đau mất mát của họ sau những năm chiến tranh khốc liệt. Cả nước đã quy tập, sửa sang, nâng cấp 3.000 nghĩa trang liệt sĩ và hàng vạn công trình ghi công khác; xây hơn 300.000 nhà tình nghĩa; lập quỹ đền ơn đáp nghĩa đạt 200 tỷ đồng; tặng hơn 60.000 sổ tiết kiệm, hàng vạn vườn cây, ao cá, giếng nước nghĩa tình giúp các gia đình chính sách; đào tạo và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn con em gia đình chính sách...

Mỗi địa phương, mỗi ngành, mỗi tập thể, cá nhân đã phát huy mọi điều kiện, khả năng của mình để làm nhiều việc tốt đền ơn đáp nghĩa. Ðây là những việc làm mang đậm chất nhân văn mà chúng ta rất trân trọng và tiếp tục phát huy.

Cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã chú ý rất nhiều đến chính sách xã hội để làm sao cho tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với cải thiện đời sống của đại đa số nhân dân lao động cũng như kết hợp với xóa đói, giảm nghèo. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước.

Nhưng cũng thấy rằng, chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa trong công tác này nhằm thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã hy sinh, cống hiến cho đất nước để có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Ðó là trách nhiệm xã hội của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta trước lịch sử dân tộc, đất nước.

Trong thời gian tới, chúng ta càng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, càng đi sâu vào hội nhập kinh tế quốc tế thì việc bảo toàn, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc càng là vấn đề cấp thiết, trong đó có đạo lý truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây". Ðây còn là việc làm tốt nhất nhằm giáo dục toàn Ðảng, toàn dân, nhất là thế hệ trẻ, gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Có thể nói, xã hội càng hiện đại, kinh tế - xã hội càng phát triển thì yêu cầu về phát triển văn hóa, văn minh tinh thần càng cấp bách hơn bao giờ hết. Ðiều này nhắc  nhở chúng ta phải có trách nhiệm rất lớn lao trong công tác đền ơn đáp nghĩa nói riêng, trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp văn hóa dân tộc nói chung.

Ðể làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa trong thời gian tới, một số yêu cầu có tính quyết định mà toàn Ðảng, toàn dân phải toàn tâm toàn ý, thực hiện thật tốt là:

Một là, nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Ðảng trong công tác thương binh, liệt sĩ cũng như việc ban hành chính sách, chế độ đối với cá nhân, thân nhân và gia đình thuộc diện chính sách xã hội nói chung. Ðiều quan trọng nhất là, mỗi tổ chức đảng, mỗi đảng viên phải hăng hái, gương mẫu đi đầu trong công tác đền ơn đáp nghĩa để quần chúng lấy đó làm gương noi theo.

Hai là, củng cố, phát huy hơn nữa vai trò quản lý nhà nước trong công tác đền ơn đáp nghĩa, trong đó chú ý nâng cao hiệu quả quản lý của các bộ, ngành liên quan, như Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ...

Ðẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính làm tốt việc giải quyết các công việc tồn đọng trong chiến tranh. Làm sao cho các gia đình chính sách được hưởng đầy đủ quyền lợi chế độ chính sách đãi ngộ của Ðảng, Nhà nước, không bỏ sót trường hợp nào. Qua đó cũng không thể để xảy ra sai phạm hay nảy sinh tiêu cực trong lĩnh vực này.

Phát huy hơn nữa cơ chế Ðảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Trong những năm qua, vai trò làm chủ của nhân dân rõ ràng là có hiệu quả to lớn, nhất là thông qua các hoạt động sôi nổi có hiệu quả của các  tổ chức chính trị xã hội tiêu biểu là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Tấm lòng của mỗi cá nhân, tập thể, các nhà hảo tâm, thậm chí của cả các cháu thanh, thiếu niên đã được huy động rất tốt vào công tác đền ơn đáp  nghĩa; thật sự đã trở thành lực lượng không thể thiếu trong công tác này. Cần có cơ chế chính sách phát huy hơn nữa vai trò to lớn của đông đảo quần chúng trong công tác này thông qua các phong trào thi đua yêu nước động viên khen thưởng công minh. Cần phát huy nhân rộng các điển hình tiên tiến sao cho  sâu hơn, rộng hơn, kịp thời hơn và hiệu quả hơn.

Ðiều cần phải khẳng định  nữa là Ðảng, Nhà nước ta đánh giá rất cao vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng đã có cố gắng góp phần quan trọng vào việc làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý của Nhà nước, các phương tiện thông tin đại chúng cần phát huy thành tích đã đạt được  làm tốt hơn nữa việc tuyên truyền đường lối chính sách của Ðảng, luật pháp của Nhà nước, đồng thời vận động nhân dân thi đua làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và đền ơn đáp nghĩa (cũng như tích cực tham gia phong trào này). Chúng ta tin rằng với bản lĩnh và truyền thống của mình, các phương tiện thông tin đại chúng sẽ làm tốt hơn rất nhiều công tác này trong thời gian tới.

Cuối cùng, cần nhấn mạnh một điều là, chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội với mục tiêu là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các yếu tố trong mục tiêu đó luôn gắn kết hữu cơ với nhau không thể tách rời. Thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa thực chất là thực hiện công bằng xã hội bên cạnh việc gìn giữ phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Thực hiện công bằng xã hội sẽ là động lực to lớn để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển tạo nên xã hội: dân giàu, nước mạnh và dân chủ, văn minh. Thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa còn là thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.

0
1
Anh Thư
06/06/2021 09:44:16
+3đ tặng

Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt đã lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và trong cuộc sống ngày hôm nay lời dạy đó càng trở nên sâu sắc.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội hay có thể hiểu rộng ra là nguyên nhân dẫn đến con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có. Câu tục ngữ như một lời khuyên lời nhắc nhủ cảu ông cha ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng những thành quả công lao của những người đi trước đã để lại cho ta.

Trong cuộc sống không gì gọi là tự nhiên có sẵn. không gì là không có nguồn gốc. Và chúng ta đuợc sống trong một xã hội hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay thì đã có biết bao nhiêu mồ hôi và xương máu ông cha ta phải đổ xuống .. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ. Cùng với đó là hàng loạt hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, “Uống nước, nhớ nguồn”… Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy – chung thủy, nghĩa tình. Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ.. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương của mẹ. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời.Tình thương của cha mẹ luôn là trời bể. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Thầy cô trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất. Vì thế, ‘nhớ nguồn’ là bổn phận tất yếu, là đạo lý làm người, là một tình cảm đẹp đẹp xuất phát từ trong chính mỗi con người chúng ta, xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao người đã tạo nên những điều tốt đẹp đến với ta.Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, thân ái biết bao. Song trong cuộc sống không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ giả dối, vong ân bội nghĩa những người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” nhằm khuyên răn những kẻ “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”,…

Mỗi khi được hưởng một thành quả nào, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy những gì mà ông cha ta đã cố gắng gây dựng và bảo vệ như các bản sắc văn hóa quê hương, văn hóa dân tộc. Không chỉ có thế, chúng ta còn phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại để làm cho truyền thống văn hóa ta ngày càng phong phú. Bản thân là một trong những thanh niên của xã hội mới, ta phải cố gắng học tập thật nghiêm túc, cần cù lao động, tạo ra những thành quả không chỉ cho riêng chúng ta mà còn cho xã hội. Đó chính là biểu hiện cụ thể của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn”.

“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị, là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa và cho đến mai sau. “Uống nuớc nhớ nguồn” – Sống cho trọn nghĩa trọn tình: nhớ ơn sinh thành,dưỡng dục của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô, công ơn của những thế hệ đi trước … Từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người và truyền thống dân tộc ta

1
1
He Phung
06/06/2021 09:45:28
+2đ tặng
Những câu tục ngữ là lời khuyên quý giá cho mỗi người về một bài học nào đó. Cũng như câu: “Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở mỗi chúng ta về tấm lòng biết ơn trong cuộc sống.
 
Xét về nghĩa đen, “uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. Nhưng ý nghĩa của câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó mà giá trị đạo lí kết tinh ở nghĩa bóng. “Uống nước” ở đây nên được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tấm lòng biết ơn.
 
Sự biết ơn luôn cần thiết trong cuộc sống. Không chỉ đối với con người, mà ngay cả loài vật cũng có được điều đó. Câu chuyện về con hổ có nghĩa là một ví dụ điển hình. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ bà nghe tiếng gõ cửa, mở cửa nhìn ra không thấy ai, bỗng nhiên có một con hổ lao tới cõng bà đi. Ban đầu bà rất hoảng sợ. Tới nơi, hổ đực cầm tay bà và nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp sinh. Bà đỡ Trần liền giúp đỡ hổ cái đẻ con. Hổ đực tặng bà một cục bạc và tiễn bà về nhà. Nhờ có số bạc đo mà năm ấy mất mùa đói kém bà mới sống được.
 
Lại một câu chuyện nữa kể về người kiếm củi tên mỗ ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi, thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem. Thì ra một con hổ trắng đang bị mắc xương, bác liền giúp nó gỡ chiếc xương ra giúp hổ. Sáng sớm hôm sau, bác tiều thức dậy đi ra cửa thì thấy một con nai chết nằm ở đó. Hơn mười năm sáu bác tiều chết, khi chôn cất con hổ ngày nào bỗng xuất hiện trước mộ nhảy nhót. Mọi người thấy vậy chạy mất, từ xa họ nhìn thấy con hổ dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy vài vòng quanh quan tài rồi đi. Con vật còn có lòng biết ơn, vậy còn với con người?
 
Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tốt đẹp. “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Các cuộc viếng thăm các thương binh, liệt sĩ - những người đã đóng góp một phần cuộc sống cho sự nghiệp giải phóng đất nước của dân tộc. Hay vào ngày 20 tháng 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh dành tặng cho thầy cô giáo những bó hoa tươi thắm. Hoặc đôi khi có thể chỉ là lời cảm ơn hết sức đơn giản của con cái đối với ông bà, cha mẹ… Dù là hành động nhỏ bé hay lớn lao, thì tất cả đều thể hiện được sự biết ơn của người thực hiện.
 
Khi học cách biết ơn, có nghĩa là bạn biết cách trân trọng những gì mình đang có. Chính vì vậy, cần phải tránh xa thái độ vô ơn, bội bạc. Đặc biệt là học sinh - những chủ nhân của đất nước phải luôn cố gắng học tập nâng cao kiến thức, rèn luyện đạo đức, bởi đó là hành động cụ thể nhất để thể hiện lòng biết ơn.
 
Qua đây, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” quả là một lời khuyên ý nghĩa. Lòng biết ơn sẽ giúp chúng ta sống có ích hơn. Hãy phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
1
1
ggg
06/06/2021 10:36:29
+1đ tặng

Mọi thành quả hôm nay chúng ta được thừa hưởng đều là do công sức, mồ hôi, nước mắt thậm chí cả máu ông cha ta đã vất vả đổ xuống. Bởi vậy, chúng ta phải ghi nhớ công ơn của những người đã làm ra chúng. Truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc đã được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”. Tác giả dân gian sử dụng hình ảnh hết sức cụ thể, dễ hiểu “uống nước”, “nguồn” để khuyên chúng ta khi uống một ly nước phải nhớ đến nguồn gốc mà chúng đã được tạo ra. Nhưng một nó không chỉ có nghĩa đen mà trong hình ảnh đó còn ẩn chứa tính biểu tượng, đa nghĩa, đây mới chính là cái đích mà các tác giả dân gian hướng đến. “Uống nước tức là ta được hưởng thụ một thành quả nào đó của thế hệ đi trước để lại; Nguồn là những gì người đi trước, ông cha ta đã tạo ra thành quả đó. Như vậy, cả câu tục ngữ nhằm hướng đến một chân lí, một lời khuyên đối với thế hệ sau: khi chúng ta được hưởng bất cứ thành quả nào đó dù to lớn như đại dương, hay nhỏ bé như hạt cát thì chúng ta cũng phải biết nhớ ơn những thế hệ đi trước, những người đã tạo ra thành quả đó.

Chúng ta đều biết rằng mọi thành quả hôm nay chúng ta được hưởng thụ không phải ngẫu nhiên mà có, không phải phép tiên biến ra mà đó là công sức của tất cả thế hệ đi trước để lại cho chúng ta. Để có một hạt cơm thơm ngon là biết bao giọt mồ hôi của bác nông dân rơi trên cánh đồng: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Để có độc lập tự do như ngày hôm nay là biết bao thế hệ cha anh đã anh dũng hi sinh, đổ máu để giành độc lập cho dân tộc. Bởi vậy, chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của họ và có những hành động thiết thực báo đáp công ơn đó. Đồng thời, đây cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được gìn giữ từ bao đời nay và thể hiện trong rất nhiều câu tục ngữ khác: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba”…

Truyền thống tốt đẹp này đã được các thế hệ lưu giữ và phát huy hàng ngàn đời nay. Trong nhà chúng ta chắc hẳn gia đình nào cũng có bàn thờ gia tiên, ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà đã gây dựng nên gia đình, nuôi dưỡng ta khôn lớn. Ngày mồng mười tháng ba hàng năm cả nước lại hướng về đền Hùng dâng lên hoa thơm, quả ngọt để tưởng nhớ công ơn của các vị Vua Hùng đã có công gây dựng đất nước. Không chỉ ghi nhớ công ơn với những người đã mất, chúng ta còn có những hành động thiết thực báo đáp công ơn của những vị anh hùng, những người đã giúp dân tộc, đất nước. Những ngôi nhà tình nghĩa khang trang, đẹp đẽ được dựng lên để báo đáp công ơn của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, các phong trào đền ơn đáp nghĩa hàng năm với những gia đình, những người có công với Tổ quốc….

Bên cạnh những người luôn có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống này lại có những kẻ vô ơn, không biết ghi nhớ công lao của thế hệ đi trước, của những người đã giúp đỡ mình. Những kẻ như vậy sẽ bị xã hội tẩy chay, ghét bỏ, sống cô lập. Là một học sinh chúng ta cần phải nêu cao truyền thống tốt đẹp này của dân tộc, biết ơn trước hết là với cha mẹ - người đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn trưởng thành bằng cách học tập tốt, nghe lời cha mẹ.

Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, phản ánh con người Việt Nam là những người ân tình, thủy chung, luôn biết ghi nhớ công ơn và báo đáp với thế hệ đi trước. Truyền thống này cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa, nhất là trong thời điểm hiện nay để không bị vòng xoáy cuộc sống xô bồ làm cho phai nhạt những nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc

1
0
LUÂN NGUYỄN
30/03/2023 20:29:29
  Một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta thì không thể không nhắc tới đó là ” Uống nước nhớ nguồn ” . Thế hệ ngày nay vẫn luôn biết ơn, khắc sâu trong lòng về công ơn của Bác Hồ. Bác chính là người ra đi tìm đường cứu nước khi mà dân tộc ta đang bị ách đô hộ. Bác đã hi sinh nhưng để lại cho nhân dân Việt Nam một niềm biết ơn vô tận. Nhưng Bác vẫn sống trong lòng nhân dân ta. Trong khi làm việc thì bác đổ biết bao nhiêu mồ hôi, công sức của Bác. Bến Cản Nhà Rồng – nơi mà Bác ra đi tìm đường cứu nước và Bác là người phụ bếp trên một tàu biển. Tuy công việc khó khăn vất vả sớm tối, lương thì rẻ mạt nhưng Bác không hề nản lòng ” Uống nước nhớ nguồn ” răn dạy chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta, những người đã đem lại hòa bình cho dân tộc. Phải nhớ đến những người nuôi dạy ta, cho ta lớn khôn thành người. Giờ đây lời dạy các sâu sắc hơn, được truyền từ đời này qua đời khác chính vì vậy mà người dân Việt Nam luôn ghi nhớ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư