LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách con người. Từ vai trò của giáo dục, hãy rút ra kết luận sư phạm trong công tác giáo dục học sinh sau này

Phân tích vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách con người. Từ vai trò của giáo dục, hãy rút ra kết luận sư phạm trong công tác giáo dục học sinh sau này.

3 trả lời
Hỏi chi tiết
758
2
0
Snwn
11/06/2021 08:14:43
+5đ tặng
Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách thể hiện ở các nội dung sau đây:
 
Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân cách của cá nhân
 
– Xác định mục đích giáo dục cho cả hệ thống, cho từng bậc học, cấp học, trường học và từng hoạt động giáo dục cụ thể
 
– Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục đáp ứng mục đích giáo dục, phù hợp với nội dung và đối tượng, điều kiện giáo dục cụ thể.
 
– Tổ chức các hoạt động, giao lưu
 
– Đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức gíao dục…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nguyễn
11/06/2021 08:15:01
+4đ tặng
Giáo dục là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của ngời dạy và người học theo hướng tích cực. nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại.

Giáo dục được nhìn nhận dưới hai góc độ:

Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ sự tác động của gia đình, nhà trường, xã hội (bao gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác) đến con người.

Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xem như quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi con người (giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục lối sống, hành vi).


Vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách thể hiện ở các nội dung sau đây:

Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân cách của cá nhân

– Xác định mục đích giáo dục cho cả hệ thống, cho từng bậc học, cấp học, trường học và từng hoạt động giáo dục cụ thể

– Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục đáp ứng mục đích giáo dục, phù hợp với nội dung và đối tượng, điều kiện giáo dục cụ thể.

– Tổ chức các hoạt động, giao lưu

– Đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức gíao dục…

Sự định hướng của giáo dục không chỉ thích ứng  với những yêu cầu của xã hội hiện tại mà còn phải thích hợp với yêu cầu phát triển của tương lai để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Vì vậy, giáo dục phải đi trước, đón đầu sự phát triển. Muốn đi trước, đón đầu sự phát triển, giáo dục căn cứ trên những dự báo về gia tốc phát triển của xã hội, thiết kế nên mô hình nhân cách của con người thời đại với hệ thống định hướng giá trị tương ứng.

Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình phát triển nhân cách

Các yếu tố bẩm sinh – di truyền, môi trường và hoạt động các nhân đều có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên yếu tố giáo dục lại có thể tác động đến các yếu tố này để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển nhân cách.

–  Đối với di truyền

Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để những mầm mống của con người có trong chương trình được phát triển. Chẳng hạn, trẻ được di truyền cấu tạo cột sống, bàn tay và thanh quản … nhưng nếu không được giáo dục thì trẻ khó có thể đi thẳng đứng bằng hai chân, biết sử dụng công cụ hay phát triển ngôn ngữ…

Giáo dục rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận động cơ thể.

Giáo dục phát hiện những tư chất của cá nhân và tạo điều kiện để phát huy năng khiếu thành năng lực cụ thể.

Giáo dục tìm cách khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn chế những khó khăn của người khuyết tật trong sự phát triển nhân cách (phục hồi chức năng hoặc hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ).

Ngoài ra giáo dục còn góp phần tăng cường nhận thức trong xã hội về trách nhiệm của cộng đồng đối với người khuyết tật và tổ chức cho toàn xã hội chia sẻ, hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn và sự bất hạnh của mình.

– Đối với môi trường

Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường của con người, khắc phục được sự mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường tự nhiên trở nên trong lành, đẹp đẽ hơn.

Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức năng kinh tế – xã hội, chức năng chính trị – xã hội, chức năng tư tưởng – văn hóa của giáo dục.

Giáo dục còn làm thay đổi tính chất của môi trường xã hội nhỏ như gia đình, nhà trường và các nhóm bạn bè, khu phố…, để các môi trường nhỏ tạo nên những tác động lành mạnh. tích cực đến sự phát triển nhân cách con người.

Hiện nay công tác giáo dục xã hội đang chú tâm xây dựng gia đình là một mái ấm dân chủ, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc; nhà trường là một môi trường thân thiện đối với học sinh, cộng đồng dân cư là khu vực văn hóa của một xã hội văn minh tiến bộ.

– Đối với hoạt động cá nhân

Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnh nhằm phát huy những phẩm chất và năng lực cá nhân (sân chơi ở các nhà văn hóa cho mọi lứa tuổi, các câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc tại địa phương, …); xây dựng những động cơ đúng đắn của cá nhân khi tham gia hoạt động, giao tiếp đồng thời hướng dẫn  cá nhân lựa chọn các hoạt động và giao tiếp phù hợp với khả năng của bản thân.

Đặc biệt công tác giáo dục luôn xây dựng các mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa thầy trò, giữa bạn bè với nhau đồng thời tổ chức và định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi để thúc đẩy sự phát triển nhân cách.

Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân. Tự giáo dục thể hiện tính chủ thể của cá nhân khi con người đáp ứng hoặc tự vận động nhằm chuyển hóa các yêu cầu của giáo dục thành phẩm chất và năng lực của bản thân.

Nếu  cá nhân thiếu khả năng tự giáo dục thì các phẩm chất và năng lực của họ sẽ hình thành ở mức độ thấp hoặc thậm chí không thể hình thành. Trình độ, khả năng tự giáo dục của cá nhân phần lớn bắt nguồn từ sự định hướng của giáo dục.

Giáo dục đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp con người hình thành khả năng tự giáo dục, đề kháng trước những tác động tiêu cực của xã hội để phát triển nhân cách mạnh mẽ. “Chỉ có những người biết tự giáo dục mới là những người thực sự có giáo dục.”

Như vậy, giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần tự ý thức và có trách nhiệm trong việc giáo dục chính bản thân mình và con cái.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách để bạn đọc tham khảo.
1
0
Mai Thy
11/06/2021 08:24:25
+3đ tặng
  1.  Xác định mục đích giáo dục cho cả hệ thống, cho từng bậc học, cấp học, trường học và từng hoạt động giáo dục cụ thể
     
  2. – Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục đáp ứng mục đích giáo dục, phù hợp với nội dung và đối tượng, điều kiện giáo dục cụ thể.
     
  3. – Tổ chức các hoạt động, giao lưu
  4.  
    – Đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức gíao dục…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư