Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về hậu quả của thái độ tự cao tự đại trong cuộc sống

Em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về hậu quả của thái độ tự cao tự đại trong cuộc sống

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
605
2
3
Tú Uyên
13/06/2021 12:59:43
+5đ tặng

“Con người có trăm tính tốt và muôn vàn thói xấu”. Tự phụ là một trong những thói xấu mà những con người ta thường dễ mắc phải. Tự phụ, hiểu nôm na là thói tự cao tự đại, tự đánh, tự đánh giá cao bản thân của mình, luôn cho bản thân là “cái rốn của vũ trụ”. “Tự phụ” là một “căn bệnh nan y” mà người “mắc bệnh” luôn trong trạng thái ảo tưởng về bản thân, luôn muốn thổi phồng sự thật, huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch. Cái họ nhận được chỉ là sự xanh lánh, cô lập hay thậm chí là thất bại. Thuở vừa nổi tiếng trên thi đàn “Thơ mới”, Xuân Diệu đã viết: “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất/Không có chi bè bạn nổi cùng ta”. Để rồi sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thi sĩ tự phê phán đó là nhận thức ấu trĩ, nông nổi của tuổi trẻ. Quả thực, tuổi trẻ thường hăng hái và xốc nổi, hay ngộ nhận về mình. Có chút tài năng nào đó đã vội cho mình là “trung tâm vũ trụ”. Bản thân tôi cũng đã từng tự phụ về năng lực của bản thân nhưng kết quả tôi nhận được chỉ là sự thất bại. Vậy, để khắc phục thói tự phụ, ta cần sống khiên nhường, hòa đồng, biết lắng nghe và chia sẻ, không ngừng học hỏi; dám phê bình và tự phê bình bản thân, không nên giấu dốt… Hãy học cách khiêm tốn, vì “khiêm tốn là một loại nhân đức tu chỉnh thói tự phụ”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
3
Nguyễn Huy Mạnh
13/06/2021 13:00:17
+4đ tặng

Trái ngược với tự ti là tự tin. Thế nhưng, nếu sự tự tin không đúng chừng mực thì lại biến bạn thành một con người tự phụ. Họ luôn đề cao tầm quan trọng và sự tồn tại của bản thân trong một nhóm, hay một cộng đồng xã hội. Những ý kiến chủ quan, suy nghĩ của họ luôn bị áp đặt là đúng, là không bao giờ sai. Nhiều người được xem là mắc bệnh ngôi sao khi mọi hành động, việc làm đều chỉ xoay quanh cuộc sống, lời nói của họ. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến căn bệnh tự phụ. Do được nhiều người xu nịnh, thích sống bằng những lời mật ngọt, nịnh hót. Đặc biệt, yếu tố xã hội cũng là một phần khiến con người trở nên tự phụ, khi họ bị sống trong những danh vọng ảo, bằng cấp giả, làm họ suy nghĩ rằng họ thực sự tài giỏi, được mọi người tôn sùng. Hiện tượng này dễ dẫn đến những tác hại nghiêm trọng trong cuộc sống và các mối quan hệ của họ. Bạn bè xa lánh, đồng nghiệp không muốn hợp tác vì cái tôi của họ quá lớn. Quan trọng nhất là họ không có tâm lý muốn nhận thất bại. Trong khi thất bại là mẹ thành công, thì đối với họ chỉ cần thất bại một chút hay nhận một lời chê bai sẽ khiến cho họ bị dằn vặt, khó chịu, dễ gây ra những hành động mất kiểm soát.
1
4
Nguyễn Nguyễn
13/06/2021 13:06:20
+3đ tặng

Bản thân mỗi người nếu không có thời gian tôi luyện, rèn giũa thì không thể nhanh chóng trở nên tài giỏi. Nếu bạn không dám lăn xả, tích cực thử sức, học tập những điều mới, môi trường mới thì cơ hội để bạn trở thành người thành công càng trở nên bé lại. Thế nhưng, tự ti như một tấm lá chắn làm cho ý chí của bạn bị thui chột, không dám đảm đương những vị trí quan trọng. Điều này làm họ mãi mãi quẩn quanh trong chiếc hộp an toàn của mình mà thiếu đi những bước đi đột phá. Những cơ hội và điều kiện để học tập và phát triển sẽ bị bỏ qua, thay thế bằng thời gian chỉ suốt ngày lo nghĩ: Tôi không có khả năng, tôi rất kém, tôi không học được. Ngay khi học một ngôn ngữ mới, nếu bạn tự ti, lo sợ mình nói sai, nói kém thì chẳng bao giờ bạn có thể học thật tốt, nói thật hay được. Sẵn sàng lắng nghe góp ý, sẵn sàng luyện tập, bỏ qua mặc cảm xấu hổ thì bạn mới có thể tiến bộ được.

Trái ngược với tự ti là tự tin. Thế nhưng, nếu sự tự tin không đúng chừng mực thì lại biến bạn thành một con người tự phụ. Họ luôn đề cao tầm quan trọng và sự tồn tại của bản thân trong một nhóm, hay một cộng đồng xã hội. Những ý kiến chủ quan, suy nghĩ của họ luôn bị áp đặt là đúng, là không bao giờ sai. Nhiều người được xem là mắc bệnh ngôi sao khi mọi hành động, việc làm đều chỉ xoay quanh cuộc sống, lời nói của họ. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến căn bệnh tự phụ. Do được nhiều người xu nịnh, thích sống bằng những lời mật ngọt, nịnh hót. Đặc biệt, yếu tố xã hội cũng là một phần khiến con người trở nên tự phụ, khi họ bị sống trong những danh vọng ảo, bằng cấp giả, làm họ suy nghĩ rằng họ thực sự tài giỏi, được mọi người tôn sùng. Hiện tượng này dễ dẫn đến những tác hại nghiêm trọng trong cuộc sống và các mối quan hệ của họ. Bạn bè xa lánh, đồng nghiệp không muốn hợp tác vì cái tôi của họ quá lớn. Quan trọng nhất là họ không có tâm lý muốn nhận thất bại. Trong khi thất bại là mẹ thành công, thì đối với họ chỉ cần thất bại một chút hay nhận một lời chê bai sẽ khiến cho họ bị dằn vặt, khó chịu, dễ gây ra những hành động mất kiểm soát.

Mỗi người cần phải tích cực rèn luyện những phẩm chất tốt và bài trừ những tệ nạn, đức tính xấu. Tự ti và tự phụ đều là hai trong số rất nhiều tính cách cần được loại bỏ, bởi nó sẽ như những tảng đá to ghìm giữ sự phát triển của mỗi người trong cuộc sống.

1
0
Nguyễn Thị Thu Hà
14/06/2021 11:44:03
+1đ tặng

Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. Tự phụ hoàn toàn trái ngược với tự ti. Nếu người tự ti cứ xem mình thấp hơn người khác thì người tự phụ lại luôn tự đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, trong mắt họ thế giới thật nhỏ bé.

Tự phụ cũng hoàn toàn khác với tự hào. Tự hào là niềm kiêu hãnh, hãnh diện về bản thân vì đã thành công, niềm vui sướng hạnh phúc khi giúp ích cho bản thân. Ngược lại kẻ tự phụ luôn tự đề cao quá mức bản thân nên rất dễ bị xa lánh, chủ quan và thường bị thất bại trong công việc kể cả học tập.

Người tự phụ luôn tự cho mình là đúng ở mọi việc thì họ không bao giờ nghe những ý kiến của người khác để khác phục thường hay bảo thủ. Khi làm được việc gì đó lớn lao thậm chí tỏ ra coi thường, lên mặt với người khác, tự cho mình là giỏi giang. Những tính xấu này thường có ảnh hướng rất lớn đến bản thân làm họ bị mọi người xa lánh tẩy chay, chủ quan nên dẫn đến thất bại, bảo thủ không nghe ý kiến người khác để khắc phục bản thân. Chia rẽ mất đoàn kết gây ảnh hướng xấu đến học tập và công việc.

Thật sự rất tai hại cho một người tự phụ sống trong tập thể. Bản chất chẳng xem ai ra gì rất dễ bị người khác ghét bỏ, không mến trọng. Do tự xem mình là tài giỏi nên chẳng quan tâm gì đến cách làm của người khác, sẽ không học hỏi được những bài học quý báu, dẫn đến tầm nhìn hạn hẹp, rất khó để có thể phát triển và vươn ra xa hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×