Nội dung gồm: – Nhiệm vụ của tổ; – Mục tiêu phải đánh chiếm (phải xem xét mục tiêu mình được giao là loại mục tiêu gì? Tính chất của từng loại mục tiêu); – Cách đánh: thứ tự, phương pháp tiêu diệt mục tiêu; – Kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu, thông tin liên lạc báo cáo; – Bạn có liên quan: Bạn ở bên phải, bên trái là ai? Làm nhiệm vụ gì…? – Sau khi đánh chiếm mục tiêu xong thì phải làm gì? – Thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị. Trên đây là toàn bộ nội dung cơ bản và quan trọng nhất đòi hỏi người chiến sĩ phải nắm vững và hiểu sâu sắc. Đó là cơ sở xây dựng quyết tâm chiến đấu, hiệp đồng với đồng đội và có tính chất quyết định cho mỗi trận đánh. 2. Chuẩn bị chiến đấu Công tác chuẩn bị chiến đấu của từng người phải được tiến hành thường xuyên. Khi chiến đấu phải căn cứ vào nhiệm vụ, phân công của người chỉ huy, thời gian để làm công tác chuẩn bị đảm bảo nhanh chóng, chính xác. Cụ thể: Xác định tư tưởng, ý chí quyết tâm chiến đấu. Kiểm tra lại súng, đạn, lựu đạn, pháo tay, thuốc nổ, các trang bị cần thiết cho chiến đấu và cách đeo mang cho gọn gàng. Nếu hành quân tác chiến, phải chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, thu