Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thế nào là chuyển động đều? Nếu tăng vận tốc lên 3 lần thì thời gian giảm hay tăng? Cách đổi vận tốc từ km/h ra m/s?

1/ Thế nào là chuyển động đều?Nếu tăng vận tốc lên 3 lần thì thời gian giảm hay tăng?
2/ Cách đổi vận tốc từ km/h ra m/s?
Ví dụ: 36km/h=>?m/s
3/ Áp suất khí quyển là gì?Cho ví dụ?
4/ Viết công thức tính khối lượng riêng,trọng lượng riêng, lực đẩy ác-si-mét?
5/ Tại sao làm đường ô tô qua đèo phải là phải làm đường ngoằn nghoèo và dài?
6/ Người tra cán búa bằng cách nào?Dựa vào quy luật nào?
 
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
716
4
0
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
12/12/2017 18:25:41
1,
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
12/12/2017 18:26:45
2.
cách làm rất đơn giản:
m/s ---> km/m ta lấy m/s nhân 3,6
ngược lại thì ta chia cho 3,6
4
0
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
12/12/2017 18:28:02
3,
Ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển
Bơm nước
Uống sữa bằng ống hút
Ống nhỏ giọt
Bẻ một đầu ống tiêm, thuốc không chảy ra được, bẻ hai đầu ống tiêm thuốc chảy ra được
Tác dụng của lỗ nhỏ tên ấm trà.
Trên các bình xăng xe máy, xe ô tô thường có 1 lỗ nhỏ thông với không khí…
4
0
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
12/12/2017 18:29:55

4,

Trọng lượng riêng của vật được tính bằng trọng lượng chia cho thể tích:
d = P/ V
Trong đó:
d là trọng lượng riêng.
P là trọng lượng. (N)
V là thể tích.(m3)

Khối lượng riêng của vật thể là một đặc tính về mật độ của vật chất đó, là đại lượng đo bằng thương số giữa khối lượng m của một vật làm bằng chất ấy (nguyên chất) và thể tích V của vật.
Khi gọi khối lượng riêng là D, ta có: D = m/ V
D là khối lượng riêng. (kg/m3)
M là khối lượng (kg)
V là thể tích.(m3)
Trọng lượng: P = 10.m
P là trong lượng (N)
m là khối lượng (Kg)

4
0
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
12/12/2017 18:30:35
5,
Nếu bạn muốn dùng vật lý THCS để giải thích thì có thể giải thích như sau:
"Nếu độ nghiêng càng ít thì lực kéo vật càng nhỏ"(VL6) Do vậy, khi đi thẳng lên dốc, độ nghiêng sẽ lớn (Theo THPT thì góc giữa vectơ vận tốc và phương ngang lớn), lực kéo vật sẽ lớn hơn. Còn khi đi ngoằn ngoèo, độ nghiêng nhỏ (Vì nếu giả sử bạn đi ngang đường tức góc nghiêng = 0), vì thê lực kéo vật trên mpn nhỏ, vật sẽ dễ được kéo lên hơn. Do vậy, đường lên dốc cao như đèo, người ta sẽ làm ngoằn ngèo đến mức có thể, để giảm lực kéo của xe, giúp xe dễ dàng leo dốc. Chào bạn
4
0
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
12/12/2017 18:32:06
6,
- Cán búa bị lỏng, có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất vì khi ta gõ đuôi cán xuống đất thì cả cán và đầu búa đều chuyển động theo hướng xuống, nhưng khi cán búa chạm đất, đột ngột dừng lại thì theo quán tính đầu búa vẫn chuyển động xuống và sẽ khít vào cán búa.
- Khi gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất , cán búa và đầu búa đều chuyển động đi xuông . Khi cán búa chạm đất dừng lại đột ngột còn đầu búa tiếp tục chuyển động do có quán tính

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×