LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sau khi hô khẩu lệnh cho tập hợp hàng ngang, người chỉ huy cần đứng và làm thao tác như thế nào? Câu 2. Khi tập hợp hàng dọc, khoảng cách giữa các hàng là bao nhiêu? Câu 3. Khi tập hợp hàng ngang, khoảng cách giữa các hàng là bao nhiêu?

Câu 1. Sau khi hô khẩu lệnh cho tập hợp hàng ngang, người chỉ huy cần đứng và làm thao tác như thế nào?

Câu 2. Khi tập hợp hàng dọc, khoảng cách giữa các hàng là bao nhiêu?

Câu 3. Khi tập hợp hàng ngang, khoảng cách giữa các hàng là bao nhiêu?

Câu 4. Khi thực hiện động tác vươn thở bài TD với cờ những nhịp nào hít vào?

Câu 5. Khi thực hiện động tác vươn thở bài TD với cờ những nhịp nào thở ra?

Câu 6. Chạy nhanh gồm có mấy giai đoạn?

Câu 7. Trình bày thứ tự  các giai đoạn trong kĩ thuật  chạy nhanh.

Câu 8. Nguyên nhân cơ bản để xảy ra chấn thương trong tập luyện TDTT là gì ?

Câu 9. Cần phân phối sức khi chạy bền như thế nào?

Câu 10. Để tiến hành tập luyện TDTT cho tốt, trước khi tập các em nên ăn uống như thế nào?

Câu 11.Trong quá trình tập luyện hoặc kiểm tra thành tích. Nếu thấy sức khoẻ không bình thường thì các em cần phải làm gì?

Câu 12. Em hãy cho biết thực hiện động tác tâng cầu bằng má trong bàn chân thì vị trí nào của bàn chân tiếp xúc với cầu?

Câu 13. Động tác nào bổ trợ cho tâng cầu bằng đùi?

Câu 14. Em hãy cho biết thực hiện động tác tâng cầu bằng má ngoài bàn chân thì vị trí nào của bàn chân tiếp xúc với cầu?

Câu 15. Em hãy cho biết thực hiện động tác tâng cầu bằng mu bàn chân thì vị trí nào của bàn chân tiếp xúc với cầu?

Câu 16. Em hãy cho biết thực hiện động tác tâng cầu bằng đùi thì vị trí nào tiếp xúc với cầu?

Câu 17. Động tác nào bổ trợ chính cho kĩ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân?

Câu 18. Động tác nào bổ trợ chính cho kĩ thuật tâng cầu bằng má ngoài bàn chân?

Câu 19.Động tác nào bổ trợ chính cho kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân?

Câu 20.Tập đá cầu thường xuyên giúp cho cơ thể phát triển tố chất nào?

Câu 21. Đánh giá mức độ thực hiện động tác yang cầu căn cứ vào yếu tố nào?

Câu 22. Động tác tâng cầu trở lại cho người đối diện là động tác nào?

Câu 23. Muốn tâng cầu được nhiều trong thời gian quy định, người tập cần phải tâng cầu như thế nào?

Câu 24. Tâng cầu bằng má trong bàn chân được thực hiện như thế nào?

Câu 25. Tâng cầu bằng má ngoài bàn chân được thực hiện như thế nào?

Câu 26. Tâng cầu bằng mu bàn chân được thực hiện như thế nào?

Câu 27. Tâng cầu bằng đùi được thực hiện như thế nào?

Câu 28. Làm thế nào để chuyền cầu về hướng đối diện bằng mu bàn chân?

Câu 29. Chiều dài của sân cầu (Cầu đá) là bao nhiêu?

Câu 30. Chiều rộng  của sân cầu (Cầu đá) là bao nhiêu?

Câu 31. Chiều cao của lưới sân cầu (Cầu đá) là bao nhiêu?

Câu 32. Trong bật nhảy, chân giậm nhảy được xác định là chân nào?

Câu 33. Bật xa tại chỗ thì thực hiện bật bằng một chân hay hai chân?

Câu 34. Chiều dài của sân cầu lông là bao nhiêu?

Câu 35. Chiều rộng  của sân cầu lông là bao nhiêu?

Câu 36. Chiều cao của lưới sân cầu lông là bao nhiêu?

Câu 37. Có bao nhiêu giai đoạn trong kĩ thuật nhảy xa?

Câu 38. Nêu thứ tự từng giai đoạn trong kĩ thuật nhảy xa?

Câu 39. Trong khi kiểm tra nhảy xa, mỗi HS được thực hiện tối đa bao nhiêu lần nhảy?

Câu 40. Làm thế nào để hạn chế chấn thương trong quá trình tập luyện và hoạt động TDTT?

 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
4.246
15
6
+5đ tặng

Câu 1. Sau khi hô khẩu lệnh cho tập hợp hàng ngang, người chỉ huy cần đứng và làm thao tác như thế nào?
Người chỉ huy cần đứng theo tư thế đứng nghiêm, một tay giơ lên cao, tay còn lại dang ngang tạo một góc 90° với tay kia

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
2
Nguyễn Nguyễn
19/06/2021 17:09:49
+4đ tặng
6-Có 4 giai đoạn
  • Câu 7-     1. Giai đoạn khởi động.
  •                 2. Giai đoạn xuất phát.
  •                 3. Giai đoạn tăng tốc.
  •                 4. Về đích.
8-
Nguyên nhân nào gây ra các chấn thương thể thao?
  1. Nhận thức chưa đầy đủ về chấn thương thể thao

Nhiều người cho rằng chấn thương là không thể tránh khỏi khi luyện tập, thi đấu, hoặc một vài chấn thương nhỏ không gây ảnh hưởng gì đáng kể. Vì vậy, họ đã không chú ý tới việc phòng tránh; khi xảy ra chấn thương không phân tích tìm nguyên nhân, đúc rút kinh nghiệm, khiến chấn thương liên tục xảy ra, các chấn thương nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy cần nhận thức đúng về chấn thương để phòng tránh các nguyên nhân gây chấn thương trong thể thao.

Vì sao bạn dễ gặp chấn thương trong thể thao

  1. Do không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vật chất, kỹ thuật trong tập luyện

Các ca chấn thương do chất lượng của trang thiết bị, dụng cụ thi đấu và trang phục cá nhân kém; việc chuẩn bị sân bãi, dụng cụ, phòng tập không đầy đủ và hợp lý; không tuân thủ những yêu cầu và nguyên tắc sử dụng đối với các trang bị và dụng cụ thi đấu.

Trên thực tế không ít các trường hợp nguyên nhân gây ra chấn thương chỉ là do mặt sân lồi lõm, không bằng phẳng, nền đường chạy quá cứng, sân trơn, thảm thể dục chất lượng thấp, các dụng cụ thể dục không được chằng giữ cẩn thận, vòng treo bị nút...vị trí bố trí sắp đặt dụng cụ tập luyện không phù hợp với tuổi, giới tính, trình độ tập luyện…

  1. Khởi động không thích hợp

Khởi động giúp hưng phấn toàn bộ hệ thần kinh, nâng cao khả năng thích nghi của các cơ quan (từ hệ vận động tới nội tạng), là cơ sở để bước vào các hoạt động chính thức. Không khởi động, khởi động không kỹ, nội dung bài tập không thích hợp với động tác khởi động, khởi động quá sớm… đều có thể dẫn tới chấn thương cho cầu thủ khi luyện tập hay thi đấu.

  1. Trạng thái tâm, sinh lý không tốt

Có thể do mệt mỏi, buồn ngủ, nghỉ ngơi không đủ, chưa hoàn toàn hồi phục sau chấn thương. Những yếu tố này khiến vận động viên không tập trung, phản xạ chậm chạp, thiếu chuẩn xác rất dễ xảy ra chấn thương.  – Lượng vận động không thích hợp, luyện tập quá sức, động tác, kỹ thuật chưa hoàn chỉnh (nhất là những động tác phải xoay vặn khớp gối, khớp cổ chân, đá hụt bóng).

  1. Do không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện khí hậu và điều kiện vệ sinh

Các ca chấn thương do dụng cụ thi đấu không được vệ sinh sạch sẽ, ánh sáng không đảm bảo, độ thông giá kém, nhiệt độ của phòng tập hay nước ở bể bơi không đáp ứng đúng yêu cầu, độ ẩm quá cao, gió mạnh và góc chiếu của tia nắng mặt trời quá lớn...là một trong những nguyên nhân gây chấn thương trong thể thao.

  1. Do không tuân thủ những yêu cầu về y tế

Không tuân thủ thời gian nghỉ ngơi hồi phục sau chấn thương, bệnh tật hoặc không thực hiện đúng các chỉ dẫn của bác sỹ về các vấn đề có liên quan đến trạng thái sức khoẻ của vận động viên hay việc áp dụng các phương pháp hồi phục.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Giáo dục thể chất Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục thể chất Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư