Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn 1 thông báo kêu gọi đăng ký tham gia hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại địa phương của anh/chị

Soạn một thông báo kêu gọi đăng ký tham gia hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại địa phương của anh/chị.

- Đơn vị ban hành: Phòng Y tế quận/ huyện thuộc tỉnh/ thành phố;

- Đối tượng nhận văn bản: mọi đối tượng tại địa phương có điều kiện tham gia;

- Nội dung văn bản: nêu các thông tin chi tiết về ý nghĩa, mục đích, địa điểm, thời gian tổ chức của việc hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại địa phương và vận động mọi đối tượng có điều kiện tham gia;

- Thời gian ban hành: 16/06/2021.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
624
4
4
Tâm Như
20/06/2021 16:57:39
+5đ tặng

Người đứng đầu Chính phủ đưa ra lời kêu gọi và yêu cầu này tại cuộc họp khẩn về công tác phòng, chống dịch COVID-19 sáng sớm Ngày Chiến thắng 30/4 - ngày có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với dân tộc Việt Nam, cũng là ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ kéo dài. Cuộc họp được Thủ tướng triệu tập khẩn cấp trong bối cảnh tình hình dịch bệnh trên thế giới cực kỳ phức tạp, nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài rất cao, luôn rình rập, Việt Nam chính thức ghi nhận đợt dịch mới từ một trường hợp nhập cảnh - sau hơn 1 tháng không ghi nhận các ca nhiễm cộng đồng.

Trước đó, ngày 27/42021, Thường trực Ban Bí thư đã có Điện gửi Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19; các Tỉnh ủy, Thành ủy; các Ban Đảng, Ban cán sự Đảng; Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các Đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương về tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Tại cuộc họp ngày 30/4/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới. Trong đó, Thủ tướng lưu ý, khâu tổ chức thực hiện các quy định, quy chế cần phải siết chặt hơn nữa, làm tốt, hiệu quả hơn nữa. Thủ tướng nhấn mạnh việc xem xét kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân lơ là, chủ quan, mất cảnh giác và thực hiện không đúng các quy định trong phòng chống dịch, để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Bởi, chỉ một người lơ là, cả xã hội vất vả.

Theo Thủ tướng, vừa qua có nơi, có lúc, người đứng đầu cũng chưa thực sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nên tình hình có những sơ hở, do đó, phải xem xét xử lý nghiêm minh trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra dịch theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước với tinh thần hết sức khách quan, công bằng, hợp lý.

Người đứng đầu Chính phủ kêu gọi toàn thể đồng bào và chiến sĩ cả nước chung tay với Chính phủ, nỗ lực cao nhất, gác lại việc chưa cần thiết, ngay lập tức thực hiện các quy định của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo quốc gia, các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng trong phòng chống dịch vì sức khỏe của mỗi cá nhân, vì sức khỏe của cộng đồng, vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

Kinh nghiệm một năm rưỡi kiên cường phòng, chống dịch của Việt Nam cho thấy càng về sau, các đợt dịch càng khó khăn, phức tạp hơn, thời gian khống chế lâu hơn, song chúng ta có đầy đủ cơ sở để tin rằng vẫn có thể xử lý tốt tình hình. Qua các đợt dịch, các giải pháp ngày càng được hoàn chỉnh, hoàn thiện, triển khai bài bản hơn trong thực tế. Có chiến lược đúng đắn, giải pháp phù hợp chưa đủ, một “bí quyết” của Việt Nam là triển khai quyết liệt, nhất quán, đồng bộ chiến lược, giải pháp đó khi xảy ra tình huống dịch.

Nhìn lại những chỉ đạo liên tiếp gần đây của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, có thể khẳng định, tình hình dịch bệnh hiện nay là tình huống đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự kiến, trong bối cảnh làn sóng COVID-9 đang hoành hành dữ dội ở nhiều nước láng giềng và trong khu vực. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sẵn sàng ở mức cao nhất để phòng, chống dịch theo tinh thần bất luận tình huống nào cũng sẵn sàng các kế hoạch để ứng phó.

Tại tất cả các cuộc họp với các bộ, cơ quan kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Phạm Minh Chính đều nhắc tới yêu cầu nâng cao cảnh giác, siết chặt đội ngũ, quyết liệt triển khai giải pháp phòng, chống dịch. Thủ tướng phân công Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trực tiếp kiểm tra công tác chống dịch tại các tỉnh biên giới Tây Nam và TPHCM – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia đã yêu cầu các bộ, cơ quan sẵn sàng đáp ứng tình huống dịch bùng phát, chuẩn bị cho tình huống có 30.000 người mắc bệnh…

Đến thời điểm này, chúng ta vẫn kiểm soát được tình hình và nhất định chúng ta sẽ tiếp tục kiểm soát được tình hình nếu cả nước thực hiện nghiêm túc các giải pháp mà Trung ương đã yêu cầu.

Tuy nhiên, qua một năm rưỡi chống dịch, nếu các chiến lược và giải pháp của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, quyết tâm ở cấp Trung ương càng được củng cố, thì ở chiều ngược lại, càng có nguy cơ xuất hiện tâm lý hoặc chủ quan, lơ là hoặc hoang mang, lo sợ trong ở một bộ phận người dân, các cơ quan, tổ chức và ngay cả trong các cấp, các ngành thuộc hệ thống chính quyền. Thời gian căng thẳng càng kéo dài, tâm lý con người càng dễ uể oải, chùng xuống, thậm chí buông xuôi, “xả hơi”. Các thành tích chống dịch ấn tượng đã đạt được cũng dễ tạo tâm lý chủ quan, thậm chí coi thường dịch bệnh. Đây có thể là điểm cần chú ý nhất, là khâu yếu cần được không ngừng gia cố trong thời gian tới.

Một ví dụ là ngay tại cuộc họp chiều 30/4/2021 của Ban Chỉ đạo chống dịch của TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo Chử Xuân Dũng đã nhắc nhở lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội phải tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, đã có tình trạng “lúc nước sôi lửa bỏng thế này mà gọi điện lãnh đạo CDC Hà Nội không được".

Đây là chỉ một ví dụ nhỏ, nhưng nếu tình trạng nói trên nếu không được chấn chỉnh sẽ gây ra những hậu quả chưa thể lường trước được, xô đổ mọi thành quả, thành tựu đáng ngưỡng mộ mà Việt Nam đã đạt được thời gian qua. Điều này nhất định phải được chấn chỉnh, mỗi người nhất định phải ý thức được trách nhiệm của mình, nếu không muốn có trên đất nước chúng ta những thảm cảnh mà Tổ chức Y tế Thế giới mô tả là “không thể đau lòng hơn” đang diễn ra tại nhiều nước trong khu vực.

Cuôc họp khẩn của Thủ tướng Chính phủ được tổ chức trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ dài ngày, lượng người đi lại và tập trung ở nhiều nơi rất lớn. Cùng với chiến lược vaccine đang được Chính phủ tích cực triển khai với quyết tâm cao nhất, mỗi người trong gần 100 triệu đồng bào cần gác lại những thói quen bình thường trong điều kiện cũ nhưng không còn phù hợp trong bối cảnh mới, mà trước hết là hạn chế tụ tập đông người, thực hiện nghiêm túc 5K…

Trước mắt chúng ta là rất nhiều việc quan trọng phải làm, trong đó, có cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp vào ngày 23/5 tới. Yêu cầu của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng, mục tiêu cao nhất của chúng ta là bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân, cho cộng đồng, vì lợi ích quốc gia, dân tộc và thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng, chống dịch có hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra, đưa đất nước tiếp tục tiến về phía trước./.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
3
dogfish ✔
20/06/2021 16:58:47
+4đ tặng

Ngày 27/5, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 theo hình thức trực tuyến trong toàn quốc nhằm vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước tiếp tục chung tay cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh.

Dự Lễ phát động tại điểm cầu Trung ương có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến.

Thay mặt Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã phát động “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch bệnh COVID-19"….

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, người nước ngoài đang làm việc, sinh sống ở Việt Nam nêu cao ý thức tự giác, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm với cộng đồng, chấp hành nghiêm quy định của Chính phủ, ngành y tế và của địa phương, đơn vị trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Toàn thể nhân dân đồng lòng, chung sức vì sức khỏe của mình và của cộng đồng, nỗ lực cao nhất để giữ được: khu dân cư an toàn, xã an toàn, huyện an toàn, tỉnh an toàn, cả nước an toàn.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nêu rõ: “Phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc, các tổ chức, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân, đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài… tiếp tục chung tay góp sức, ủng hộ vật chất và tinh thần để hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Các nguồn lực huy động được sẽ tập trung hỗ trợ kinh phí mua vắc - xin, máy thở và trang thiết bị y tế; hỗ trợ cho các khu cách ly, điều trị bệnh nhân nặng; động viên lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh”.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức, kiều bào ta ở nước ngoài... tham gia đóng góp ủng hộ để toàn dân, toàn quân ta sớm chiến thắng dịch bệnh COVID-19; đồng thời đề nghị các cấp, các ngành, kiều bào, nhân dân không được lơ là, chủ quan; nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh. Mỗi người luôn đề cao ý thức với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội và quán triệt tinh thần chống dịch như chống giặc để sớm dập dịch.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: “Cần đề cao chiến lược 5K+vaccine, thần tốc xét nghiệm, tiêm vaccine cho nhân dân, đảm bảo an toàn ở mức cao nhất cho  các cơ sở y tế, khu công nghiệp, khu dân cư. Triển khai nhanh, hiệu quả và an toàn chiến lược tiêm vaccine. Đây là kế hoạch có ý nghĩa chiến lược, quyết định rất lớn đến thành quả chống dịch, đưa xã hội trở lại nhịp sống bình thường; thực hiện thắng lợi mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Tại buổi lễ, theo tổng hợp ban đầu, Ban Tổ chức đã nhận được số kinh phí đăng ký ủng hộ về Trung ương là hơn 620 tỷ đồng, cùng các nhu yếu phẩm phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trị giá 70 tỷ đồng.

Việt Nam lên tiếng về hoạt động quân sự Mỹ - Trung ở Biển Đông


 Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng . 

Chiều 27/5, tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: "Duy trì hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng không và hàng hải, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ở Biển Đông là mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm và nguyện vọng chung của tất cả quốc gia và cộng đồng quốc tế".

Phát biểu được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra khi đề cập đến vụ tàu khu trục Mỹ USS Curtis Wilbur tuần tra tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cũng như cuộc diễn tập bắn đạn thật của lữ đoàn tiêm kích bom Trung Quốc trên Biển Đông gần đây.

“Mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền cũng như các quyền liên quan của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa là bất hợp pháp và vô giá trị” – bà Hằng nêu rõ, đồng thời yêu cầu các quốc gia khác hành xử có trách nhiệm.

"Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Hoạt động của các quốc gia trong và ngoài khu vực cần đóng góp tích cực cho duy trì môi trường hòa bình và ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Việt Nam mong rằng các bên nỗ lực đóng góp một cách có trách nhiệm vào vấn đề này", bà Hằng nói thêm.

Bộ trưởng Y tế kêu gọi trường Y, Dược góp nhân lực chống dịch


Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. 

Sáng 27/5, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long kêu gọi 125 trường đại học và cao đẳng Y, Dược trên toàn quốc hỗ trợ nhân lực cho Bắc Giang, Bắc Ninh.

"Tình hình COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi ngành y phải hết sức nỗ lực thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch nhanh và hiệu quả. Tôi đề nghị các trường tập huấn ngay cho cán bộ, sinh viên các nội dung: tiêm chủng và an toàn tiêm chủng; lấy mẫu và xét nghiệm; chăm sóc điều trị, phòng lây nhiễm chéo. Bộ Y tế sẽ điều động nhân lực từ các trường để hỗ trợ các địa phương chống dịch, trước mắt là Bắc Giang và Bắc Ninh", Bộ trưởng Long nhấn mạnh.

Thông điệp trên được chuyển tới Chủ tịch Hội đồng trường và Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng y trong cả nước. Lãnh đạo tất cả các đơn vị đã phúc đáp và bày tỏ tinh thần sẵn sàng tham gia chống dịch ở bất cứ địa phương nào theo sự điều phối và phân công của lãnh đạo Bộ Y tế.

Từ đầu đợt dịch thứ tư đến nay, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trong toàn quốc chuẩn bị và sẵn sàng huy động cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ phòng, chống COVID-19.

Ngày 27/5, Bộ Y tế đã điều động các cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh với số lượng là 375 người. Cụ thể: Đại học Y Hà Nội 120 người; Đại học Y Dược Thái Nguyên 104 người; Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam 36; Đại học Y Dược Hải Phòng 65 và Đại học Điều dưỡng Nam Định 50. Các đoàn đều có mặt tại Bắc Giang trong ngày 27/5, riêng đoàn Đại học Điều dưỡng Nam Định sẽ có mặt trong ngày mai.

TP Hồ Chí Minh tính toán giãn cách xã hội ở nơi nguy cơ cao


 Người dân khu vực Thanh Đa, quận Bình Thạnh được lấy mẫu xét nghiệm, do có ca nghi nhiễm liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục hưng tại quận Gò Vấp, sáng 27/5. (Ảnh: vnexpress.net)

Tình hình dịch đang được kiểm soát nhưng ở nơi nguy cơ dịch bệnh cao, thành phố sẽ tính toán giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 hoặc chỉ thị 16. Thông tin này được Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Đức nói tại cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 với TP Hồ Chí Minh, ngày 27/5.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Đức cho biết tính đến 10h hôm nay, thành phố ghi nhận thêm một số trường hợp dương tính lần một liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng (29 người sinh hoạt tại tại phường 3, quận Gò Vấp), nâng tổng số ca dương tính lên tới 25 ca. Thống kê, 16 quận, huyện (TP Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Nhà Bè, Bình Tân, Bình Chánh, các quận 1, 3, 4, 5, 10, 12) có người liên quan tổ chức tôn giáo này.

Hiện, lực lượng y tế TP Hồ Chí Minh đã lấy mẫu xét nghiệm 70 F1 và 336 F2. Trong ngày 27/5, ngành y tế tiếp tục tầm soát những người tiếp xúc gần với F2 (F3) và xét nghiệm tầm soát rộng ở khu vực phong tỏa. Trước mắt, thành phố ngừng một số hoạt động, giảm quy mô tập trung xuống dưới 10 người, dừng tất cả các hoạt động liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng; tạm ngừng các cuộc họp không cần thiết.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định việc giãn cách xã hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh theo quy mô, mức độ nào, thuộc thẩm quyền của lãnh đạo thành phố. Việc giãn cách xã hội, phong toả và cách ly cần phù hợp, đảm bảo mục tiêu kép, vừa an toàn, vừa phát triển kinh tế.

Vấn đề giãn cách xã hội ở TP Hồ Chí Minh cũng được Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nêu ra trong buổi làm việc của Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 thành phố sáng nay. Sở Y tế được lãnh đạo chính quyền TP Hồ Chí Minh giao tham mưu quyết định phạm vi và thời gian thực hiện giãn cách ở những khu vực nguy cơ cao như nơi ở, làm việc của các ca F0.

Theo ông Phong, khả năng đợt dịch này kéo dài hơn các đợt trước. Không loại trừ F0 còn ở cộng đồng vì chuỗi lây nhiễm ở hẻm 257 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 và ở điểm sinh hoạt của Hội thánh truyền giáo phục hưng vẫn chưa tìm được nguồn lây. "Ngành y tế thành phố cố gắng sớm tìm ra nguồn lây của điểm sinh hoạt tôn giáo này", ông Phong nói.

Tại buổi làm việc này, Bí thư Thành uỷ TP Hồ CHí Minh Nguyễn Văn Nên nêu quan điểm thành phố phát hiện tới đâu giãn cách tới đó. Tuy nhiên ở chuỗi lây nhiễm này chưa nắm được nguồn lây nên việc giãn cách ban đầu cần tính toán rộng phạm vi rồi thu hẹp dần. Việc giãn cách cần hạn chế tối đa thiệt hại, ảnh hưởng người dân.

Trước đó, sáng 27/5, trên địa bàn Thành phố ghi nhận thêm 13 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Các trường hợp này liên quan đến một nhóm tín đồ sinh hoạt chung tại Giáo phái truyền giáo Phục Hưng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Tiếng Việt Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư