Anh , chị hãy phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân . Sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào trong học tập và trong cuộc sống
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong công việc, mỗi người đều giữ một vị trí, vai trò nhất định ở cơ quan, đơn vị, tổ chức mà mình tham gia và là thành viên; do vậy, phải có trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức đó. Trách nhiệm chính là phần việc được giao, là điều phải làm, phải gánh vác hoặc nhận lấy về mình theo cương vị, chức trách. Nó được hình thành trên cơ sở những quy định của luật pháp, quy định, quy chế, thỏa thuận, điều lệ của tổ chức, đơn vị mà mình là thành viên.
Bên cạnh trách nhiệm với cơ quan, tổ chức, mỗi người đều là công dân của một quốc gia, dân tộc; do vậy, phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp, xây dựng, phát triển quê hương, đất nước. Đối với người cán bộ, đảng viên, yêu cầu, đòi hỏi về tinh thần trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ còn cao hơn nhiều. Cùng với trách nhiệm, nghĩa vụ với tư cách là công dân, người cán bộ, đảng viên còn phải tiên phong, gương mẫu đi đầu về tinh thần, thái độ, trách nhiệm với công việc, trong rèn luyện và thực hành đạo đức, lối sống, nêu gương, cũng như tuân thủ nghiêm Điều lệ Đảng, quy định về những điều đảng viên không được làm,…
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta - là một mẫu mực về tinh thần làm việc trách nhiệm, hết lòng, hết sức cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Người định nghĩa về tinh thần trách nhiệm bằng những từ ngữ rất giản dị, dễ hiểu: “Tinh thần trách nhiệm là: nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng, làm tròn nhiệm vụ”(1), là “khi Đảng, Chính phủ, hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công. Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy, v.v., là không có tinh thần trách nhiệm”(2). Người yêu cầu, nhắc nhở, bất kỳ ai, dù ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp hoàn cảnh nào, đều phải có tinh thần trách nhiệm; “đã phụ trách việc gì, thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm”(3).
Nhận thức sâu sắc trách nhiệm, bổn phận của mình trước dân tộc, nhân dân và trước Đảng, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng sôi nổi, đầy cam go, thử thách, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người đã tự mình đi khắp năm châu, bốn biển khảo sát, nghiên cứu, lao động, học tập để tìm đường cứu nước, cứu dân, giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Mục đích của Người là tranh đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và vì hạnh phúc của nhân dân. Người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Và cũng chính bởi mục đích, ham muốn tột bậc này, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ, có lúc bị hiểu lầm hoặc phải “ẩn nấp nơi núi non, ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo”.
Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, từ thực tiễn đội ngũ cán bộ, đảng viên; đồng thời, dự báo được chiều hướng phát triển của tình hình, Người rất chú ý đến việc giáo dục ý thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong nhiều bài viết gửi các cấp chính quyền, Người yêu cầu xây dựng các cơ quan từ Chính phủ cho đến các làng, xã phải là “công bộc” của dân, Chính phủ phục vụ nhân dân, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại đến dân thì phải hết sức tránh; phải đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết, phải chú ý giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống của nhân dân; đồng thời, nghiêm khắc phê phán, lên án những căn bệnh, như cậy thế, tư túng, óc bè phái, kiêu ngạo,… đang ngự trị trong đầu óc của không ít cán bộ, đảng viên lúc bấy giờ.
Khát vọng cháy bỏng về một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, nhân dân được ấm no, hạnh phúc đã thôi thúc, trở thành động lực để Chủ tịch Hồ Chí Minh dấn thân, hành động, làm việc một cách tự giác, tự nhiên, không vì danh lợi, thành tích hay sự ca ngợi nào. Được cống hiến, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân đối với Người là nguồn vui, niềm hạnh phúc vô bờ bến. Tinh thần trách nhiệm đó xuất phát từ lòng yêu nước sâu sắc, tâm trong sáng, tình thương yêu con người vô hạn. Trong Di chúc, Người viết: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”(4).
Trong công việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân, của Đảng lên trên hết, gương mẫu trong mọi việc. Phương châm xử lý, giải quyết công việc của Người là “chí công vô tư”, “dĩ công vi thượng”, không để cảm xúc, tình cảm cá nhân xen vào công việc. Muốn thực hiện được được điều này, theo Người, phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, vì chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân của mọi thói hư tật xấu, làm cho con người không giữ được mình, không vì lợi ích chung để giải quyết công việc, kém tinh thần trách nhiệm, chỉ nghĩ đến lợi ích của cá nhân, của gia đình, phe nhóm mình. Chủ nghĩa cá nhân là kẻ địch hung ác của đạo đức cách mạng. Muốn đánh thắng chủ nghĩa đế quốc, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, trước hết phải chiến đấu và chiến thắng kẻ thù bên trong của mỗi con người là chủ nghĩa cá nhân.
Tấm gương, tinh thần làm việc trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện ở việc thống nhất giữa lời nói và việc làm. Đó là nói gắn liền với làm, không nói nhiều làm ít, nói mà không làm, làm không như nói. Đây là một đặc điểm nổi bật trong phẩm chất con người Hồ Chí Minh. Quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên nhìn thấy ở Người phẩm chất, phong cách của một lãnh tụ hành động, một tấm gương có sức cảm hóa, thuyết phục đối với tất cả mọi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm đúng như những gì Người nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” và chính Người đã trở thành một tấm gương sống mẫu mực, sáng ngời về đạo đức, nhân cách, tài năng, kết tinh những giá trị, phẩm chất tốt đẹp nhất, tiêu biểu cho phẩm giá, lương tâm, trí tuệ của con người Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |