Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Vũ Nương

1.nêu nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Vũ Nương 
2 nêu vẻ đẹp số phận của Vũ Nương trong tác phẩm chuyện người con gái nam xương 

4 trả lời
Hỏi chi tiết
469
1
0
+5đ tặng
Nguyên nhân cái chết
- Người đọc có thể thấy được cái chết của nàng Vũ Nương đến từ nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân gián tiếp và nguyên nhân trực tiếp. Nguyên nhân trực tiếp đó là chồng của Vũ Nương: Trương Sinh là kẻ hay ghen tuông, lại còn ít học. Chỉ vì một lời nói vô cùng mờ ám của đứa con mà trở về nhà, nhất định nghi cho vợ là thất tiết. Hơn nữa,Trương Sinh cũng chẳng thèm nghe nàng giải thích, cũng chẳng nói với nàng là tin đồn ấy ở đâu ra mà chỉ một mực mắng nhiếc và đuổi nàng đi. Trong xã hội xưa, việc người phụ nữ bị nghi ngờ là thất tiết chính là điều đáng sỉ nhục nhất thế gian vì họ bị trói buộc bởi Tam Tòng, Tứ Đức. Chính vì vậy, lời thề nguyền bên bến Hoàng Giang và hành động gieo mình tự vẫn chính là cách mà nàng có thể làm duy nhất khi người chồng ghen tuông của mình đuổi nàng đi.
 
- Mặt khác, nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết oan uổng thương tâm của nàng đó chính là việc chiến tranh phi nghĩa nổ ra khiến cho vợ chồng nàng xa cách, dẫn đến hiểu lầm. Nếu như Trương Sinh không đi lính thì nàng đã không phải chỉ bóng mình trên vách bảo con là cha Đản. Lời nói mờ ám hết sức của Đản (đó là mẹ Đản đi cũng đi, ngồi cũng ngồi cho thấy sự thân thiết, gắn bó và việc không bao giờ bế Đản cho thấy sự khác máu tanh lòng) đã châm ngòi lửa ghen tuông trong lòng Trương Sinh cùng với bao năm xa cách khiến cho nàng chẳng thể giãi bày,

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
22/06/2021 18:28:53
+4đ tặng

1. Nguyên nhân

Vũ Nương trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương Văn 9 đã chọn cái chết để thanh minh cho sự trong sạch của mình, có nhiều nguyên nhân đẩy Vũ Nương đến cái chết đầy oan nghiệt.

Cái chết đó tố cáo xã hội phong kiến bất nhân, mũi dao nhọn chĩa vào những người đàn ông, người chồng nhu nhược, nóng nảy như Trương Sinh. Đành rằng hắn là người đa nghi, đành rằng là người đàn ông nắm quyền trong gia đình theo đúng quan niệm của xã hội phong kiến, nhưng nếu hắn thực sự yêu thương vợ thì đã không có cảnh Vũ Nương phải khóc lóc bên bến Hoàng Giang rồi gieo mình tự vẫn trong tủi nhục.

Trương Sinh đáng lẽ lắng nghe nàng giải thích, phân biệt đúng sai. Ngược lại, Trương Sinh đã một mực đánh đuổi vợ, xúc phạm người vợ. Trong xã hội hiện nay cũng không ít những gia đình xảy ra cảnh bạo hành mang lại đau thương cho người phụ nữ.

=> Nguyên nhân dễ thấy nhất chính là người chồng Trường Sinh đa nghi, nóng nẩy không hiểu trước sau. Nguyên nhân sâu xa hơn chính là xã hội bất công ,tàn bạo bóp nghẹt quyền sống để họ phải tìm đến lối thoát duy nhất là cái chết để thanh minh.

 

2. Ý nghĩa cái chết thương tâm của Vũ Nương

Vũ Nương tìm đến cái chết thanh minh cho tâm hồn thanh cao và tấm lòng chung thủy. Chết để không phải sống trong cảnh đa nghi, chồng sỉ nhục. Không có nỗi đau nào bằng nỗi đau bị chính người mà mình thương yêu hết lòng dồn đến bước đường cùng, đẩy nàng vào bế tắc. Suy nghĩ kĩ hơn Trương Sinh chính là sản phẩm của chế độ nam quyền trong xã hội phong kiến cũ, xã hội người phụ nữ luôn luôn bị đàn áp, dường như họ chỉ như một thứ đồ dùng trong tay người đàn ông và không hề có quyền hành gì.

Qua cái chết Vũ Nương chúng ta sẽ thấu hiểu hơn sự bất công trong xã hội cũ, đồng cảm xót thương cho những con người phụ nữ chịu cảnh áp bức, đến ngay cả quyền sống và những khát khao hạnh phúc cũng có thể bị dập tắt. Cái chết như minh chứng con người có thể chết chứ không thể bị oan ức.

Vũ Nương và những người phụ nữ xưa đều là nạn nhân lễ giáo phong kiến, bị oan khuất và vùi dập về cả thể xác lẫn tinh thần nhưng ở họ sẽ mãi mang vẻ đẹp về phẩm chất được người đời khâm phục, trân trọng.

0
0
Hùng
22/06/2021 18:29:21
+3đ tặng
1.

Nguyên nhân cái chết Vũ Nương

Xung quanh cái chết của Vũ Nương có rất nhiều cách lí giải khác nhau. Có hai ý kiến, một khẳng định do Trương Sinh cả ghen, một cho rằng do chiến tranh phong kiến là đều có cơ sở. Tuy nhiên, mỗi ý kiến mới chỉ đúng ở một khía cạnh.

- Trương Sinh cả ghen là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Vũ Nương: nếu Trương Sinh biết kìm chế nóng giận, sáng suốt suy xét, tin ở vợ chứ không tin vào sự ngây thơ của con trẻ... kết cục sẽ khác.

- Chiến tranh phong kiến là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương: Có người nói, Vũ Nương chết khi Trương Sinh đã trở về, như vậy không thể nói là Vũ Nương chết do chiến tranh được. Hiểu như vậy là tách rời cái chết của Vũ Nương ra khỏi toàn bộ diễn biến câu chuyện. Chính Trương Sinh phải đi lính xa nhà nên mới xảy ra sự hiểu lầm đáng tiếc.

- Ngoài ra, do con thơ vô tình hại mẹ, do Vũ Nương yếu đuối, do lễ giáo phong kiến khắt khe... cũng góp phần đẩy Vũ Nương đến cái chết. Song, bao trùm vào sâu xa hơn cả, đó là do chế độ xã hội phong kiến đã không bảo đảm được quyền sống, quyền hạnh phúc cho người phụ nữ. Số phận họ mỏng manh: tai họa, oan khiên có thể giáng lên đầu họ bất cứ lúc nào vì những lí do không đâu mà không được bất kì sự bảo vệ nào. Chi tiết “cái bóng” rất ngẫu nhiên, phi lí nhưng chính cái ngẫu nhiên phi lí đó lại để quyết định số phận một con người. Như vậy, bi kịch của Vũ Nương đã vượt ra khỏi giới hạn bị kịch một gia đình. Đó là bi kịch số phận của một lớp người trong xã hội. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện cũng vì thế mà có tầm khái quát cao hơn.

1
0
Hiển
22/06/2021 20:13:55
+2đ tặng
Ý nghĩa
Cái chết của Vũ Nương cũng có nhiều ý nghĩa. Đầu tiên, cái chết ấy phản ánh hiện thực khổ đau của những người phụ nữ thời xã hội phong kiến. Họ bị bó buộc bởi tam tòng tứ đức, phải sống phụ thuộc, hy sinh hạnh phúc của mình cho chồng cho con. - Khi chết rồi thì họ mới được hạnh phúc. Thứ hai, cái chết ấy cũng thể hiện sự tàn nhẫn của xã hội xưa, định kiến xã hội luôn dồn ép người phụ nữ đến đường cùng. Cái chết ấy cũng như để thanh minh cho nàng vì sau khi chết thì Vũ Nương hóa thành tiên nữ. Nguyễn Dữ đã hướng ngòi bút của mình đến những số phận khổ đau trong xã hội xưa bằng tất cả tấm lòng nhân đạo của ông.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư