Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trùng sốt rét có đặc điểm cấu tạo dinh dưỡng như thế nào? Bản thân em có những biện phát nào để phòng bệnh sốt rét

- Câu 1 : Trùng sốt rét có đặc điểm cấu tạo dinh dưỡng như thế nào? Bản thân em có những biện phát nào để phòng bệnh sốt rét
- Câu 2 : Thủy tức có đặc điểm về dinh dưỡng như thế nào ?
- Câu 3 : Vẽ vòng đời của giun đũa. Vì sao ở VN tỉ lệ trẻ em mắc bệnh giun đũa cao ? Nêu biện pháp
- Câu 4 : Vì sao hệ tuần hoàn của châu chấu đơn giản khi hệ thống ống khí phát triển ?
- Câu 5 : So sánh hệ tiêu hóa của châu chấu và tôm
- Câu 6 : Tại sao mực bơi nhanh còn ốc sên bò chậm lại được xếp cùng một ngành với nhau ?
- Câu 7 : Ốc sên tự vệ bằng cách nào ?
- Câu 8 : Trong điều kiện đủ thức ăn, thủy tức sinh sản bằng cách nào ?
- Câu 9 : Kể tên động vật thuộc ngành giun dẹp sống kí sinh gây hại
- Câu 10 : Nêu ý thực tiễn của vỏ thân mềm
- Câu 11 : Nêu ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm
- Câu 12 : Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung
8 trả lời
Hỏi chi tiết
7.488
42
39
Huyền Thu
13/12/2017 13:01:18
1
Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là sinh vật dị dưỡng, tấn công cùng một loại tê bào là hồng cầu.
Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác nhau như sau:
- Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).
- Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác đế' lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
25
8
Huyền Thu
13/12/2017 13:01:48
2 tua miệng thủy tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi. Khi đói, thủy tức vươn dài đưa tua miệng quờ quạng khắp xung quanh. Tình cờ chạm phải mồi lập tức tế bào gai ở tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi.
sinh sản:
*mọc chồi
khi đầy đủ thức ăn, thủy tức thường sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. Chồi con khi tự kiếm được thức ăn, tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập
*sinh sản hữu tính
tế bào trứngđược tinh trùng của thủy tức khác đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cách nhiều lần, cuối cùng tạo thành thủy tức con. Sinh sản hữu tính thường xảy ra ở mùa lạnh, ít thức ăn
*tái sinh
thủy tức có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ 1 phần cơ thể cắt ra
11
10
Huyền Thu
13/12/2017 13:02:55
Câu 4:
hệ tuần hoàn không có vai trò vần chuyển khí giống các loài khác 
điều này cũng trả lời cho câu hỏi tại sao côn trùng hoạt đọng mạnh nhưng lại có hệ tuần hoàn hở
Câu 5:
* Hệ tuần hoàn 
+tôm: Hệ mạch hở, vận chuyển máu và oxi. 
+châu chấu: hệ mạch hở, vận chuyển máu. 

*Hệ tiêu hóa 
+tôm: Miệng -> hầu -> thực quản-> dạ dày -> ruột sau -> hậu môn. 
+châu chấu: Miệng -> hầu -> thực quản-> dạ dày -> ruột tịt -> ruột sau -> trực tràng -> hậu môn. 

*Hệ hô hấp: 
+tôm: thở bằng mang. 
+Châu chấu: thở nhờ hệ thống ống khí. 

*Hệ thần kinh: 
+Tôm: dạng chuỗi hạch 
+Châu chấu: dạng chuỗi hạch có hạch não phát triển.
7
11
Huyền Thu
13/12/2017 13:04:01
Câu 6:
Mực và ốc sên cùng một ngành thân mềm vì chúng có nhiều điểm giống nhau(bạn xem trong tập ha) nhưng mực bơi nhanh hơn ốc sên do lớp vỏ đá vôi của mực đã bị tiêu biến qua các con đường tiến hóa. (Vì trong quá trình sống chúng ko cần sử dụng lớp vỏ này nên nó sẽ tự thoái hóa do đó vì sao mực và bạch tuột bơi nhanh lí do là vỏ đá vôi của chúng bị thoái hóa). Nhưng thay vào đó mực và bạch tuột có " vũ khí" chiến đấu lợi hại của nó đó là những xúc tu dài hay là trò phun mực của mực ống sẽ giúp mực bắt mồi hiệu quả trong biển khơi
Hoặc có thể hiểu: Vì chúng có đặc điểm giống nhau:
- Thân mềm, cơ thế không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thố.
- Có hệ tiêu hóa phân hóa.
- Có khoang áo phát triển.
7
7
Huyền Thu
13/12/2017 13:05:47
- Câu 7 : Ốc sên tự vệ bằng cách nào ?
=> Tự vệ bằng cách co rụt cổ vào trong vỏ.
- Câu 8 : Trong điều kiện đủ thức ăn, thủy tức sinh sản bằng cách nào ?
=> Khi đầy đủ thức ăn. thuỷ tức thường sinh sản vô tính bằng cách mọc chổi hình. Chồi con khi tự kiếm được thức ăn. tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập.
- Câu 9 : Kể tên động vật thuộc ngành giun dẹp sống kí sinh gây hại
=> Giun dẹp : Sán lông, sán lá gan,sán bã trầu,sán lá máu,sán dây,sán dây lợn,sán dây bò
10
9
Huyền Thu
13/12/2017 13:06:22
- Câu 10 : Nêu ý thực tiễn của vỏ thân mềm
- Làm thực phẩm cho con người: trai, hến mực, ốc, ngao,...
- Làm thức ăn cho động vật khác: ốc ao, ốc sên,...
- Làm đồ trang sức: ốc gai, ngọc trai, ốc tai,...
- Làm vật trang trí: sò, vỏ trai, hến, ốc tù và,...
- Làm sạch môi trường nước: trai sông, ngao, sò, hến,...
- Có giá trị xuất khẩu: sò, mực, bạch tuộc, ốc nhồi,...
- Có giá trị về mặt địa chất: vỏ sò, vỏ ngao, vỏ ốc ở biển,oc anh vu
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc gạo, ốc mút,...
- Có hại cho cây trồng: ốc sên, ốc vàng,...
7
8
Huyền Thu
13/12/2017 13:07:18
- Câu 11 : Nêu ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm
=> Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ các cơ quan bẽn trong. Nhờ sắc tố cơ thể, tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù.

- Câu 12 : Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung
- Cơ thế có 3 phần (đầu, ngực, bụng);
- Đầu có 1 đôi râu;
- Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
7
7
Huyền Thu
13/12/2017 13:09:52
Câu 3 : Vẽ vòng đời của giun đũa. Vì sao ở VN tỉ lệ trẻ em mắc bệnh giun đũa cao ? Nêu biện pháp
* Ý 1: Ảnh
* Ý 2:
Vì trẻ em (nhất là 2-3 tuổi) thường có thói quen chơi dưới sàn nhà hoặc trong các môi trường thiếu vệ sinh, nằm dưới sàn nhà, ngậm các đồ vật,... vì vậy trẻ em rất thường hay bị nhiễm bệnh giun đũa.
* Ý 3: Biện pháp
  • - Ăn ở sạch sẽ, không ăn rau sống chưa qua tiệt trùng, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn.
  • - Thức ăn phải đế trong lồng bàn, vệ sinh sạch sò (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt ruồi nhặng, xây hô xí phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (hò xí tự hoại hoặc 2 ngăn,..).
  • - Phòng chông giun đũa kí sinh ở ruột người là vấn đề chung của xã hội, cộng đồng mà mỗi người phái quan tâm thực hiện.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo