Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho biết tất cả thông tin về thủ đô Hà Nội Việt Nam

chko biết tất cả thông tin về thủ đo hà nội việt nam

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
310
5
0
Thời Phan Diễm Vi
24/06/2021 20:36:19
+5đ tặng

Hà Nội (chữ Hán: 河內) là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ.[5] Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương và là thành phố có diện tích lớn nhất cả nước từ khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ hai về dân số với hơn 8 triệu người (năm 2019). Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2019 là gần 10 triệu người. Mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km², mật độ giao thông là 105,2 xe/km² mặt đường. Hiện nay, Hà Nội là một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.

Năm 2019, Hà Nội là đơn vị hành chính Việt Nam xếp hạng 2 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 8 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 41 về tốc độ tăng trưởng GRDP. GRDP đạt 971.700 tỉ Đồng (tương ứng với 41,85 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 120,6 triệu đồng (tương ứng với 5200 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,62%.[6] Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 1.016 nghìn tỷ đồng (xếp thứ hai các tỉnh thành cả nước); GRDP bình quân đầu người đạt 122,7 triệu đồng (tương đương 5.285 USD, xếp hạng 7), GRDP theo giá so sánh năm 2010 ước tăng 3,94%, cao gấp khoảng 1,5 lần mức tăng của cả nước (xếp hạng 26) (báo cáo của địa phương, Tổng cục Thống kê sẽ công bố số liệu đánh giá lại)[7]. Thu nhập bình quân đầu người sơ bộ năm 2019 là 6,403 triệu đồng/tháng (xếp hạng 3).

Hà Nội nằm giữa[8] đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.

Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại, được mệnh danh là Tiểu Paris phương Đông thời bấy giờ. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Hà Nội là thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau khi thống nhất tiếp tục là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Đó là thủ đô của Đông Dương thuộc Pháp 1887–1946 và của miền Bắc Việt Nam 1954 – 1976 trước khi thống nhất miền Bắc và miền Nam Việt Nam.

Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế – xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" vào ngày 16 tháng 7 năm 1999.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hiển
24/06/2021 20:36:54
+4đ tặng
Hà Nội từ thuở còn là Kinh thành Thăng Long cho đến nay vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất của cả nước. Vùng đất này đã sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều câu chuyện truyền thuyết, nhiều câu ca dao, tục ngữ, nhiều lễ hội dân gian và cả những vị anh hùng được ca ngợi, các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận. Hà Nội – thủ đô nghìn năm văn hiến Một điều khi giới thiệu về Hà Nội – một Hà Nội rất đặc biệt khi mang nhiều nền văn hóa khác nhau, và không đâu nhiều làng văn hiến như nơi này. Cùng với đó là những ngôi làng với kiến trúc Phật giáo, dân gian, kiến trúc Pháp nằm rải rắp khắp nơi, hiến du khách không khỏi thích thú khi lạc bước trên một thành phố sầm uất, phát triển như Hà Nội vẫn tìm thấy những giá trị văn hóa ngàn năm trước đó. Hà Nội truyền thống ngàn năm văn hiến Truyền thống Hà Nội hiện hữu từ những điều nhỏ nhặt nhất, từ lời nói “cảm ơn”, “xin lỗi” đến cách chào hỏi, cách mời nhau. Tất cả đã được thống nhất trong chuẩn mực giáo dục sao cho mọi người yêu mến. Truyền thống ấy còn được thể hiện ở những làng nghề truyền thống, các con phố buôn bán các mặt hàng độc đáo như gốm Bát Tràng, phố hàng Mã, hàng Bạc,… Truyền thống thể hiện ở tay nghề Tôn giáo, tín ngưỡng đa dạng Tôn giáo, tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thân của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung. Vùng đất này có nhiều tôn giáo như: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Đạo Tin Lành, Đạo Hồi, Cao Đài,… để phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân. Nhà thờ lớn Hà Nội Cuộc sống và con người Hà Nội Mỗi lần giới thiệu về Hà Nội không thể không nhắc đến con người nơi đây, Hà Nội chất chính ở những con người chất phát, trong lời ăn tiếng nói và cách ứng xử văn minh, lễ độ. Nếu có một ngày bạn ghé thăm Thủ đô, bạn sẽ thấy ở đó luôn ấm tình người, mọi người ai nấy cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn tận tình về đường xá, xe cộ, nơi ăn chốn ở khi bạn là kẻ lữ khách phương xa. Những điều giản dị trên phố Hà Nội Và bên cạnh nét cổ kính ngàn năm, bên cạnh những góc phố cũ và nếp sống bình lặng. Du khách sẽ vẫn cảm nhận được không khí nhộn nhịp của một thành phố vốn là Thủ đô của đất nước này. Sáng ra, trên những con đường tấp nập người đi kẻ lại, nhất là vào những giờ cao điểm. Tối về, Hà Nội lại trở về với bầu không gian đó, yên bình, cổ kính, rực rỡ trong ánh đèn đêm.

Nguồn bài viết: https://dulichkhampha24.com/gioi-thieu-ve-ha-noi.html
1
0
Nguyễn Nguyễn
24/06/2021 20:37:17
+3đ tặng

Sau chiến tranh, Hà Nội tiếp tục giữ vai trò thủ đô của quốc gia Việt Nam thống nhất. Hà Nội đã được UNESCO trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" vào ngày 16 tháng 7 năm 1999.[37] Năm 2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã tặng thưởng thành phố Hà Nội danh hiệu "Thủ đô anh hùng" vào ngày 4 tháng 10. Với tuổi đời hơn 1000 năm, Hà Nội chính là thủ đô lâu đời nhất trong 11 thủ đô của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.[38]

Ngày 21 tháng 12 năm 1978, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình cùng hai huyện của tỉnh Vĩnh Phú là Mê Linh, Sóc Sơn. Dân số Hà Nội lên tới con số 2,5 triệu người.[39] Bên cạnh lượng dân cư các tỉnh tới định cư ở thành phố, trong khoảng thời gian từ 1977 tới 1984, Hà Nội cũng đưa 12.861 hộ, 21.587 nhân khẩu tới Lâm Đồng theo chính sách xây dựng kinh tế mới.[40] Ngày 12 tháng 8 năm 1991, ranh giới Hà Nội lại được điều chỉnh, chuyển lại 5 huyện và 1 thị xã đã lấy của Hà Sơn Bình năm 1978 cho Hà Tây và Mê Linh được nhập vào tỉnh Vĩnh Phúc.[41] Hà Nội còn lại 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên 924 km².

Ngày 28 tháng 10 năm 1995, Chính phủ ra Nghị định 69/CP thành lập quận Tây Hồ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 3 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ thuộc quận Ba Đình và 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng thuộc huyện Từ Liêm.[42] Ngày 26 tháng 11 năm 1996, Chính phủ ra Nghị định 74/CP thành lập quận Thanh Xuân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 5 phường: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt, 78,1ha diện tích và 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi, 98,4ha diện tích và 5.506 nhân khẩu của phường Khương Thượng thuộc quận Đống Đa, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Nhân Chính thuộc huyện Từ Liêm và xã Khương Đình thuộc huyện Thanh Trì; cũng trong Nghị định này quyết định thành lập quận Cầu Giấy trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm.[43]

Ngày 6 tháng 11 năm 2003, thành lập quận Long Biên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 10 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm, cũng trong Nghị định này quyết định thành lập quận Hoàng Mai trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 9 xã: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở và 55ha diện tích của xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 5 phường: Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hai Bà Trưng.[44]

Sau thời kỳ bao cấp, từ cuối thập niên 1990, sự phát triển về kinh tế dẫn đến các khu vực ngoại ô Hà Nội nhanh chóng được đô thị hóa. Những cao ốc mọc lên ở khu vực nội ô và các trung tâm công nghiệp cũng được xây dựng ở những huyện ngoại thành. Sự phát triển cũng kéo theo những hệ lụy. Do không được quy hoạch tốt, giao thông thành phố thường xuyên ùn tắc khi số lượng xe máy tăng cao. Nhiều khu phố phải chịu tình trạng ngập úng mỗi khi mưa lớn. Mật độ dân số quá cao khiến những dân cư nội ô phải sống trong tình trạng chật chội và thiếu tiện nghi. Vào năm 2003, 30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3 m² một người.[45] Mật độ cây xanh của thành phố chỉ khoảng 1–2 m²/người, thuộc hàng rất thấp so với các thành phố trên thế giới.


Hà Nội nhìn từ Đại lộ Thăng Long

Song việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm và giao thông nội ô thường xuyên ùn tắc. Nhiều di sản kiến trúc đang dần biến mất, thay vào đó là những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên các con phố. Hà Nội còn là một thành phố phát triển không đồng đều với giữa các khu vực như giữa các quận nội thành và huyện ngoại thành, nhiều nơi người dân vẫn chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu.[46] Ngoài ra, hiện[khi nào?] Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á, hàm lượng bụi ở đây cao gấp nhiều lần mức cho phép[47]


Với độ cao 336m, Keangnam Hanoi Landmark Tower, quận Nam Từ Liêm, là một trong những tòa nhà cao nhất Việt Nam.

Ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1 tháng 8 cùng năm. Theo nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km² và dân số 6.232.940 người, nằm trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới.[48] Ngày 8 tháng 5 năm 2009, địa giới các huyện Thạch Thất và Quốc Oai được điều chỉnh lại. Cũng trong cùng thời điểm, quận Hà Đông được thành lập từ thành phố Hà Đông trước đây và thành phố Sơn Tây được chuyển thành thị xã Sơn Tây như cũ. Năm 2010, Hà Nội đã tổ chức thành công Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội để lại dấu ấn trong lòng người dân và bạn bè quốc tế. Hoàng thành Thăng Long, văn bia tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Lễ hội Thánh Gióng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nhiều công trình quan trọng như cầu Vĩnh Tuy, bảo tàng Hà Nội, công viên Hòa Bình... đã được khánh thành. Năm 2010 Hà Nội cũng đạt được những kết quả khả quan trọng trong phát triển kinh tế. GDP tăng 11%, thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ đạt 2.000 Đô la Mỹ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn vượt 100.000 tỷ đồng.

Ngày 27 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ra Nghị quyết 132/NQ-CP chia huyện Từ Liêm thành 2 quận là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.[49] Kể từ đó, Hà Nội có 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.

Địa lý
Vị trí và lãnh thổ

Ảnh chụp vệ tinh khu vực Hà Nội
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bản đồ Hà Nội.

Thủ đô Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong phạm vi từ 20°34' đến 21°18' vĩ độ Bắc và từ 105°17' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.[50] Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, thành phố có diện tích 3358,6 km²[51][52], chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của cả nước, đứng hàng thứ 41 về diện tích trong 63 tỉnh, thành phố ở nước ta [52], và là 1 trong 17 thủ đô có diện tích trên 3000 km².[53]

Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là:

  • Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
  • Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
  • Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
  • Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×