Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Biến đổi nhiệt năng theo hình thức tồn tại, phương thức tồn tại, diễn biến tồn tại - triết học mác - lênin

biến đổi nhiệt năng theo hình thức tồn tại, phương thức tồn tại, diễn biến tồn tại - triết học mác - lênin.

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
347
3
0
+5đ tặng

Theo Engels thì vận động phải được hiểu theo nghĩa chung nhất tức là một quá trình bao trùm từ sự thay đổi đơn giản đến thay đổi tư duy.

“Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”
— Engels[1][2]

Với tính chất là sự biến đổi nói chung, thì vận động "là thuộc tính cố hữu của vật chất" và "là phương thức tồn tại của vật chất"[3] có nghĩa là vật chất tồn tại bằng vận động (là phương thức của vật chất). Theo Ph.Ăng-ghen thì: Vật chất mà không vận động là điều không thể quan niệm được. Vận động là sự biến đổi nói chung không phụ thuộc vào tính chất, khuynh hướng hay kết quả của nó. Vật chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vật động và thông qua vận động mà biểu hiện, bộc lộ sự tồn tại của mình.[4]

Trong vận động và thông qua vận động mà các dạng vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình, khi con người nhận thức được những hình thức vận động của vật chất, qua đó nhận thức được bản thân vật chất. Vận động là sự tự thân vận động của vật chất, được tạo nên từ sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc vật chất (là thuộc tính cố hữu của vật chất). Theo Ăng-ghen, vận động của vật chất do tác động qua lại giữa các yếu tố, các bộ phận khác nhau của bản thân sự vật, "sự tác động qua lại đó chính là sự vận động".[5]

“Quan niệm về giới tự nhiên đã được hoàn thành trên những nét cơ bản: Tất cả những gì cố định đều biến thành mây khói, và tất cả những gì người ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì nay đã trở thành nhất thời, và người ta đã chứng minh rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một vòng tuần hoàn vĩnh cửu

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Hiển
25/06/2021 21:01:26
+4đ tặng
TCCS - Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã được thử thách trong thực tiễn, vượt qua những biến cố lịch sử và luôn phù hợp với những bước tiến của khoa học. Là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh cung cấp thế giới quan, phương pháp luận khoa học, để từ đó có sự vận dụng sáng tạo trong nhận thức xu hướng, quy luật phát triển của quan hệ quốc tế trong bối cảnh thế giới đang có những biến động nhanh chóng, khó lường, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ.


Tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà ngoại giao lỗi lạc được bạn bè khắp năm châu mến phục (Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm thiếu niên Bulgaria tại Cung Thiếu niên ở Thủ đô Sofia, ngày 16-8-1957)_Ảnh: TTXVN
Nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhận thức quan hệ quốc tế

Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học. Chủ nghĩa duy vật biện chứng của C. Mác đã tổng kết những tư tưởng đó, được chứng minh và phát triển dựa trên những thành tựu khoa học đương thời. Ngay từ khi chứng kiến sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, C. Mác đã có những dự báo về sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ. Kể từ đó đến nay, nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp: cách mạng cơ khí hóa, cách mạng điện khí hóa, cách mạng máy tính và tự động hóa và hiện nay là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), in-tơ-nét kết nối vạn vật (IoT), rô-bốt, dữ liệu lớn.

Phép biện chứng duy vật của C. Mác với sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan và phương pháp luận giúp chúng ta tìm ra tính quy luật, trật tự hợp lô-gíc và các quy luật lịch sử trong những diễn biến tưởng như hỗn loạn, ngẫu nhiên, bất ngờ đang diễn ra nhanh chóng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử với hệ thống các quan điểm duy vật biện chứng về xã hội cho thấy nguồn gốc, động lực và những quy luật chung của sự vận động, phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy, tình hình thế giới hiện nay với những biến động nhanh chóng, khó lường cũng như những thành tựu to lớn của Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng không nằm ngoài những quy luật đó. 

Trong lịch sử vận động của các phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng nhất với các công cụ lao động ngày càng hiện đại, trở thành động lực cho sự tiến bộ của xã hội loài người. Quan hệ sản xuất mới theo đó được hình thành, biến đổi và phát triển. Ngày nay, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc tìm hiểu và cải tạo thế giới. Vai trò của trí tuệ, tri thức khoa học không ngừng được nâng cao. Cạnh tranh trong phát triển giữa các quốc gia, dân tộc không còn dựa vào những tiền đề về vốn, đất đai như trước mà chủ yếu dựa vào trình độ tư duy, trình độ dân trí, khả năng trí tuệ. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã chứng minh việc hiện thực hóa tri thức, khoa học, trí tuệ thành sức mạnh vật chất. Khoa học đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất, có sức mạnh của vật chất chứ không còn là điều dự báo.

Trong việc tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một tấm gương sáng về tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo. Hệ thống quan điểm của Người được thể hiện qua các nội dung cơ bản: Quan niệm về quốc tế và quan hệ chính trị quốc tế; về mục tiêu đối ngoại; về tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế; về phương châm đối ngoại, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao... Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối đối ngoại và hoạt động ngoại giao Việt Nam phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Phương châm đối ngoại của Người là “dĩ bất biến ứng vạn biến”, trong đó, thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong giai đoạn hiện nay là cái “bất biến”. Cái “vạn biến” là phải linh hoạt, khôn khéo trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều biến động.

Trong quan hệ quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đối ngoại là một mặt trận, “muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải... thực hiện thêm bầu bạn, bớt kẻ thù”(1). Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Nước ta là một bộ phận của thế giới. Tình hình của nước ta có ảnh hưởng đến thế giới, mà tình hình thế giới cũng có quan hệ đến nước ta”(2), nhưng phải độc lập, tự chủ, phải khôn khéo, phải có những biện pháp của riêng mình, vì “muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”(3). Có chính sách đối ngoại rộng mở, hợp tác, hòa bình và quan hệ tốt; tránh đối đầu, không gây thù oán với một ai. Trong quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, cần tăng điểm tương đồng, hạn chế bất đồng, khai thác mọi khả năng có thể để phát huy sức mạnh của thời đại. Trong quan hệ với bên ngoài, cần “phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ”, tỉnh táo để có những đối sách khôn khéo trước mắt và lâu dài. Đây là những nội dung quan trọng giúp chúng ta vận dụng sáng tạo trong việc nhìn nhận và đánh giá cục diện quan hệ quốc tế, giải quyết những vấn đề cấp bách của thực tiễn thời đại và đất nước hiện nay.

Tình hình thế giới mang tính quy luật trong sự vận động phức tạp, khó lường

Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, dòng chảy chính và lợi ích chung của các nước. Tuy nhiên, thế giới vẫn phải đối mặt với những thách thức an ninh, những vấn đề phức tạp, trong đó có sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước, nhất là các nước lớn. Cạnh tranh diễn ra phức tạp với tầm mức toàn cầu và khu vực; mở rộng trên nhiều lĩnh vực, cả chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, công nghệ, tài nguyên, môi trường, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, không gian mạng; liên quan đến cả an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.

Lý giải về các diễn biến đó, nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin chỉ rõ phát triển là khuynh hướng chung của các sự vật, hiện tượng nhưng không diễn ra một chiều mà có thể quanh co, phức tạp, có những bước thụt lùi tương đối. Đó cũng là quá trình tự thân, kết quả giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật. Cái mới ra đời phủ định cái cũ, đồng thời kế thừa những giá trị của cái cũ, tạo ra khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc.

Theo khuynh hướng đó, trật tự thế giới đang thay đổi. Đó là sự phát triển và thay đổi nhanh chóng về tương quan lực lượng, sự khác biệt về lợi ích chiến lược giữa các nước lớn, những biến động trong công nghệ và kỹ thuật số, tình hình chính trị nội bộ các nước, cùng những tác động qua lại phức tạp giữa các yếu tố này. Cùng với đó là sự trỗi dậy đồng thời của chủ nghĩa dân túy, cánh hữu và cực đoan, hành xử nước lớn theo lối chính trị cường quyền, áp đặt, vị kỷ, bỏ qua lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nước khác, cũng như lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng. Cục diện thế giới tồn tại từ trước đến nay đang đứng trước nguy cơ bị phá vỡ.

Động lực của sự phát triển là do cách mạng khoa học, kỹ thuật làm thay đổi hình thái kinh tế - xã hội của loài người. Ngay từ thời kỳ sơ khai, những lực lượng nắm giữ công nghệ cũng đồng thời có khả năng chi phối sức mạnh vượt trội về tài chính, quân sự và chính trị. Mỗi khi thế giới trải qua một bước đột phá công nghệ lớn sẽ tạo ra cuộc cách mạng về phương tiện sản xuất, từ đó làm thay đổi cấu trúc chính trị, xã hội. Những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội tất yếu sẽ tác động tới quan hệ quốc tế và làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. 

Cuộc Cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới được C. Mác và Ph. Ăng-ghen đề cập bắt đầu ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX(4), biến nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất quy mô lớn, thay đổi xã hội nông nghiệp đã tồn tại từ 8.000 năm trước đó. Năng suất lao động không ngừng tăng cao khiến lực lượng, cơ cấu và phân bố lao động phân hóa rõ rệt. Thất nghiệp gia tăng do thay đổi phương thức sản xuất, dẫn đến các phản ứng chính trị và biến động cấu trúc quyền lực xã hội. “Giai cấp tư sản không thể tồn tại, nếu không luôn luôn cách mạng hóa công cụ sản xuất, do đó cách mạng hóa những quan hệ sản xuất, nghĩa là cách mạng hóa toàn bộ những quan hệ xã hội”(5). Những biến động kinh tế, chính trị, xã hội này đã dẫn tới quá trình xâm chiếm thuộc địa, vơ vét nguyên, nhiên liệu, khởi đầu cho quá trình toàn cầu hóa trên thế giới với thị trường ngày càng rộng lớn và thống nhất.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×