Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong thời kỳ đại dịch Covid - 19 đang bùng nổ như hiện nay, theo em việc ứng dụng nề tảng Thương mại điện tử đem lại mặt tích cực nào cho Xã hội?

Trong thời kỳ đại dịch Covid - 19 đang bùng nổ như hiện nay, theo em việc ứng dụng nề tảng Thương mại điện tử đem lại mặt tích cực nào cho Xã hội? 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
456
1
1
Chou
01/07/2021 21:19:20
+5đ tặng

*Khi nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi
Để đảm bảo an toàn trong bối cảnh đại dịch, các sự kiện tập trung hàng nghìn người, hàng trăm người đã bị cấm. Khi các thành phố bị phong toả, các hoạt động kinh doanh không thiết yếu đã buộc phải đóng cửa và người dân nhìn chung tránh đến các địa điểm công cộng.

Các nhà hàng, quán bar, rạp hát và phòng tập thể hình ở nhiều thành phố lớn đã đóng cửa. Trong khi đó, nhiều nhân viên văn phòng được làm việc từ xa hoàn toàn.
Trong giai đoạn giãn cách xã hội, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng đã có những thay đổi lớn, từ những gì họ mua, đến thời điểm mua và cách thức mua.

Khi dịch COVID-19 lan rộng và được Tổ chức Y tế Thế giới chính thức tuyên bố là đại dịch, phản ứng của người dân là mua tích trữ hàng hóa.

Họ mua các vật dụng y tế như nước rửa tay sát khuẩn và khẩu trang cũng như các mặt hàng gia dụng thiết yếu như giấy vệ sinh, bánh mỳ... Việc hạn chế mua sắm trừ các mặt hàng thiết yếu đang trở thành điều bình thường.
Khi người dân tuân thủ yêu cầu giãn cách xã hội như một cách để làm chậm tốc độ lây lan của dịch bệnh, một điều dễ hiểu là mua sắm tại các cửa hàng giảm đi, trong khi mua sắm trực tuyến tăng lên. Tuy nhiên, không phải mặt hàng nào cũng có doanh số bán trực tuyến tăng.

Các nhà bán lẻ hàng gia dụng và thực phẩm đã chứng kiến doanh số tăng mạnh. JD.com, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, có doanh thu từ hàng gia dụng tăng gấp bốn lần so với năm ngoái. Theo một khảo sát của Engine, chi cho mua hàng trực tuyến của các gia đình tăng trung bình 10-30%.
Lượng mua thực phẩm trực tuyến trong tuần thứ hai của tháng Ba tăng vọt khi người tiêu dùng chuyển sang mua trực tuyến những mặt hàng họ cần nhưng đã không còn ở các cửa hàng.

Người tiêu dùng cũng chọn mua trực tuyến với một loạt các sản phẩm khác. Các dịch vụ tiện ích cũng chứng kiến xu hướng gia tăng mạnh về doanh thu.
Trước sự thay đổi nhu cầu của khách hàng, cả các cửa hàng thực tế và trực tuyến đều phải thích ứng và linh hoạt để đáp ứng. Tập đoàn thương mại điện tử Amazon cho biết hoạt động trên web của tập đoàn tăng mạnh và đã phải thuê thêm 100.000 người làm công việc giao hàng và xếp kho.

Các nhà bán lẻ đã chuyển từ bán hàng tại cửa hàng theo cách truyền thống sang bán hàng trực tuyến. Điều này giúp khách hàng kiểm soát được thời gian mua hàng và mặt hàng nào sẽ mua cũng như cách thức giao hàng.
Trong bối cảnh nền kinh tế sa sút hay một cuộc khủng hoảng y tế, người dân vẫn tiếp tục sử dụng Internet để mua sắm. Internet mang đến cho họ đầy đủ thông tin về sản phẩm hay dịch vụ có thể không phải lúc nào cũng sẵn có ở các cửa hàng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Mai Thy
01/07/2021 21:19:55
+4đ tặng

Không có lúc nào tốc độ lại là vấn đề sống còn như khi chúng ta đối mặt với một đại dịch. Những gì thế giới hiện đang chứng kiến giữa đại dịch COVID-19 chính là một minh chứng rõ nhất cho điều này. Chủng virus corona mới được phát hiện tại Trung Quốc hồi cuối tháng 12 vừa qua đã lan tới 209 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Tính tới thời điểm bài này, tổng số ca lây nhiễm đã lên tới hơn 1,9 triệu người, trong đó hơn 120.000 người đã mất đi sinh mạng.

Việt Nam đã nhanh chóng triển khai hàng loạt các biện pháp quyết liệt và là một trong số ít những quốc gia đang kiểm soát dịch bệnh khá hiệu quả.  Đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào liên quan tới COVID-19, số ca nhiễm bệnh tính tới hết ngày 14/4/2020 là 266 ca, mặc dù Việt Nam là một quốc gia mạnh về thương mại và du lịch trong khu vực.

Rất nhiều biện pháp y tế cộng đồng đã nhanh chóng được triển khai hiệu quả nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.  Việt Nam đã tận dụng hiệu quả ưu thế về mức độ người dân sử dụng điện thoại di động (150%) và mạng Internet (70%). Các thông tin và cảnh báo từ nhà chức trách về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch thường xuyên được nhắn cho người dân và cập nhật trên các trang web và mạng xã hội. Một số ứng dụng trên điện thoại để khai báo y tế và theo dõi tình hình dịch bệnh cũng được sử dụng.

Những phương thức tiếp cận người dân kịp thời và liên tục chỉ là một trong rất nhiều ích lợi mà công nghệ thông tin có thể mang lại trong bối cảnh dịch bệnh. Khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm, biện pháp “giãn cách xã hội” - hay cụ thể là nỗ lực hạn chế tiếp xúc trong cộng đồng để làm chậm và hy vọng dừng hẳn việc dịch bệnh lây nhiễm - được cho là một trong những phương thức hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan của virus. Đó là lý do tại sao nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện đóng cửa biên giới, hủy bỏ các hội nghị quan trọng, đóng cửa trường học và yêu cầu người dân ở trong nhà. Những biện pháp này sẽ làm gián đoạn cuộc sống thường nhật của tất cả mọi người nhưng sự trợ giúp của công nghệ thông tin đem lại một cách thức mới để thích ứng dễ hơn với tình trạng “bình thường mới” này.

Công nghệ thông tin là nền tảng hỗ trợ làm việc tại nhà, học trực tuyến và giao hàng tận nơi, đây là những hoạt động rất cần thiết trong tình hình dịch bệnh.  Người dân Việt Nam có thể thực hiện nhiều giao dịch trên mạng và họ tận dụng dịch vụ này triệt để hơn kể từ khi dịch bệnh nổ ra vào cuối tháng Một. Lượng truy cập vào Cổng Dịch vụ công Quốc gia, cổng thông tin tiếp nhận và xử lý các dịch vụ công cơ bản của người dân, tăng đột biến trong thời gian gần đây. Theo số liệu của chính phủ, số lượt truy cập nhảy vọt từ 11 triệu lượt vào cuối tháng Một lên 28 triệu lượt vào cuối tháng Ba. Trong tháng Ba, số lượng các giao dịch trực tuyến được thực hiện thông qua Cổng Dịch vụ cũng tăng gấp đôi, lên hơn 23.000 giao dịch.

Theo tạp chí điện tử Zing.vn, các trang thương mại điện tử phổ biến cũng ghi nhận xu hướng tương tự. Kể từ khi Việt Nam công bố ca nhiễm đầu tiên, số lượng đơn đặt hàng trên trang thương mại trực tuyến Tiki đã bùng nổ, doanh thu bán hàng trực tuyến của các nhà bán lẻ lớn cũng tăng vọt. Ví dụ như Saigon Co.op ghi nhận doanh thu trực tuyến tăng gấp năm lần trong tuần tiếp theo sau khi ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào ngày 23/1.

Giữa giai đoạn khủng hoảng, Việt Nam có thể giảm thiểu tác động đối với nền kinh tế hiệu quả hơn nữa nếu hạ tầng kỹ thuật số được phát triển ở quy mô đầy đủ.  Trong quốc gia số Việt Nam này:

  • phần lớn dịch vụ công được xử lý trực tuyến, thay vì số ít dịch vụ như hiện nay;
  • hệ thống căn cước số đáng tin cậy để hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ tài chính điện tử và các nền tảng khu vực tư nhân khác;
  • nền tảng học trực tuyến cho học sinh ở tất cả các bậc học, bao gồm các trường công với nguồn lực hạn chế, để tạo điều kiện cho học sinh được học tập trong trường hợp gián đoạn năm học trong thời gian dài do trường học đóng cửa;
  • có khả năng phân tích dữ liệu lớn (big data) để hỗ trợ theo dõi và dự báo y tế;
  • rút gọn và thực hiện hiệu quả các thủ tục hành chính để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công và ODA, đây là các nguồn lực quan trọng để ngăn chặn sự sụp đổ kinh tế trong bối cảnh nhiều rủi ro;
  • phát triển chương trình bảo trợ xã hội trên nền tảng công nghệ thông tin nhằm tiếp cận các đối tượng dễ tổn thương và các doanh nghiệp ở các vùng sâu vùng xa thông qua chuyển tiền điện tử. Một dự án thí điểm do Ngân hàng Thế giới tài trợ đã cho thấy tính hiệu quả của phương thức này. Hơn 2.600 đồng bào dân tộc thiểu số ở Cao Bằng đã nhận được tiền trợ cấp hàng tháng thông qua dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Và còn nhiều điều nữa. Nhưng những lợi ích của chuyển đổi số sẽ không thể đến ngay qua một đêm, và còn nhiều rủi ro đi kèm phải giải quyết, nổi cộm nhất là bảo mật thông tin. Do đó cần đầu tư có mục tiêu và thống nhất và một khung pháp lý và quy định cách thức vận hành và quản lý dữ liệu trong không gian số.

 

Chính phủ Việt Nam đã và đang thể hiện quyết tâm đối với tiến trình chuyển đổi số. Nỗ lực xây dựng nhiều hệ thống Chính phủ điện tử như Cổng Dịch vụ công Quốc gia hay Trục liên thông văn bản quốc gia, cùng nhiều sáng kiến khác đang được thực hiện để đẩy mạnh việc sử dụng các hệ thống trên giữa bối cảnh đại dịch là rất đáng ghi nhận. Việt Nam cũng đang xem xét các phương thức nhằm phát huy tiềm năng của công nghệ thanh toán điện tử trong Chiến lược Tài chính Toàn diện Quốc gia mới được phê duyệt vào tháng Một vừa qua.

 

 

 

Một người dùng sử dụng dịch vụ tại Cổng Dịch vụ Công Quốc gia

COVID-19 là một bài kiểm tra đối với tất cả các hệ thống, từ cấp quốc gia cho tới cá nhân, cho thấy cả ưu điểm và khuyết điểm. Đây là lời nhắc nhở rằng Việt Nam có thể tận dụng nhiều cơ hội hơn nữa từ các dịch vụ số và phải đẩy nhanh và mạnh hơn nữa tiến trình số hóa. Công nghệ thông tin không chỉ thúc đẩy tăng trưởng bao trùm mà còn nâng cao năng lực đối phó giữa bối cảnh khủng hoảng – giúp chúng ta giảm thiểu tác động tiêu cực của gián đoạn xã hội, giúp chúng ta kết nối, làm việc hiệu quả và quan trọng là vẫn có đồ để ăn!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư