Chuẩn mực xã hội hay còn được hiểu là chuẩn mực đạo đức là sự tổng hợp tất cả các quy tắc, các yêu cầu các chuẩn phạm được sinh ra nhằm mục đích bảo đảm sự ổn định,để giữ gìn trật tự xã hội , kỉ cương của xã hội. Để đảm bảo thực hiện được mục đích mà chuẩn mực đạo đức hay chuẩn mực xã hội vạch ra thì tất cả các phần tử trong xã hội bao gồm các cá nhân hay nhóm xã hội, một người hay nhiều người cùng nghiêm chỉnh tuân thủ và chấp hành
Việc nghiêm chỉnh chấp hành thông qua các phương thức xác định trên các tiêu chí như ít hay nhiều, mức độ nghiêm trọng, ít nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng, trên sự xác định những việc được phép và không được phép, giữa cái có thể và cái không thể, trên cái bắt buộc phải thực hiện và không được phép thực hiện để đạt được sự ổn định,để giữ gìn trật tự xã hội , kỉ cương của xã hội.
Thứ hai, các hình thức của chuẩn mực xã hộiChuẩn mực xã hội hay còn gọi là chuẩn mực đạo đức được hình thành không chỉ dựa trên các nguyên tắc được đưa ra trên giấy tờ, văn bản mà nó còn hình thành dựa trên các quan hệ xã hội, các quy phạm trong chính đời sống xã hội do vậy hình thức của chuẩn mực xã hội cũng được thể hiện qua nhiều hình thức tương ứng với những nguồn gốc hình thành
Cụ thể, chuẩn mực xã hội được hình thành dưới các hình thức như sau:
Chuẩn mực xã hội thường được biểu hiện dưới hai hình thức: chuẩn mực xã hội thành văn và chuẩn mực xã hội bất thành văn
+ Chuẩn mực xã hội thành văn được là loại chuẩn mực xã hội mà các nguyên tắc, quy định của nó thường được ghi chép lại thành văn bản dưới những hình thức khác nhau.
Trong chuẩn mực xã hội thành văn có ba loại cụ thể là chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực chính trị và chuẩn mực tôn giáo.
+ Chuẩn mực xã hội bất thành văn được hiểu là những loại chuẩn mực xã hội mà trong đó các quy tắc, các yêu cầu của nó thường không được ghi chép lại thành các văn bản. Ví dụ Ví dụ như các chuẩn mực phong tục, tập quán ở từng địa phương, từng vùng miền, từng khu vực khác nhau nên cũng có những chuẩn mực khác nhau hay như chuẩn mực thẩm mỹ cũng vậy ở mỗi vùng miền, nơi sinh sống khác nhau cũng sẽ có những chuẩn mực về thẩm mỹ dùng để đánh giá là khác nhau.
Xem thêm: Một số biện pháp đấu tranh phòng chống các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội
Cũng chính vì đặc điểm là không được ghi chép lại thành các văn bản nên chúng chủ yếu tồn tại và phát huy vai trò của mình là bảo đảm sự ổn định,để giữ gìn trật tự xã hội , kỉ cương của xã hội.
Hiệu lực của chuẩn mực xã hội bất thành văn của mình bằng con đường giáo dục truyền miệng và được củng cố, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính vì lý do này nên chuẩn mực xã hội bất thành văn thường được thể hình dưới ba loại chuẩn mực xã hội bất thành văn cụ thể là chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục, tập quán và chuẩn mực thẩm mĩ.
Thứ ba, khái niệm về sai lệch chuẩn mực xã hộiDựa vào khái niệm về chuẩn mực xã hội hay chuẩn mực đạo đức thì ta có thể hiểu khái niệm về sai lệch chuẩn mực xã hội như sau:
+ Hành vi sai lệch được hiểu là hành vi làm ngược lại, trái lại với những nguyên tắc, những quy định đã đặt ra từ trước đó của những cá nhân hay tập thể trong xã hội
+ Các trường hợp sai lệch với chuẩn mực được hiện rõ trên những tình huống trong cuộc sống, những sự kiện đã diễn ra trong những mối quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, hay giữa tập thể với tập thể.
Ví dụ: Những hành vi, hiện tượng sai lệch trong xã hội xuất hiện trong xã hội ngày nay như nghiện ngập, hút chích, ăn trộm, ăn cướp, đánh chửi vợ con, hiện tượng say rượu…..
Thứ tư, phân loại các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hộiCăn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực xã hội bị xâm hại, hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội được chia thành hành vi sai lệch tích cực và hành vi sai lệch tiêu cực.
– Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi (có thể là cố ý hoặc vô ý ) vi phạm phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế xã hội hoặc không còn được nhà nước và xã hội thừa nhận.
Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy – trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân.
Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này.